Cận cảnh bộ 'lưỡng long chầu nhật' ở chùa Keo
Bộ cánh cửa gỗ chạm khắc hình tượng rồng, một kiệt tác nghệ thuật của người xưa có niên đại thế kỷ 17, đặt ở cửa chính tam quan nội chùa Keo (tỉnh Thái Bình), được công nhận là bảo vật quốc gia năm 2017.
Chùa Keo (có tên chữ là Thần Quang tự, xã Duy Nhất, H.Vũ Thư, tỉnh Thái Bình) là một trong những ngôi chùa cổ ở Việt Nam. Đến nay, chùa Keo (Thái Bình) có tuổi đời gần 400 năm, trải qua nhiều lần tu bổ, tôn tạo nhưng vẫn giữ nguyên bản sắc kiến trúc độc đáo có từ thời Lê Trung Hưng, thế kỷ 17. Năm 2012, chùa Keo được Chính phủ công nhận là Di tích quốc gia đặc biệt.
Trong nội tự chùa có một bộ cánh cửa được lắp ở Tam quan cũng là bảo vật quốc gia mang nhiều giá trị lịch sử lâu đời.
Theo tư liệu, bộ cánh cửa cao 2 m, rộng 2,6 m. Hai cánh cửa được ghép từ 8 phiến gỗ lim, chia đều cho hai cánh. Tất cả đều ghép thủ công, sử dụng kỹ thuật ghép mộng gỗ.
Mỗi cánh chạm một hình rồng lớn, một hình rồng nhỏ và một hình nghê. Đôi rồng lớn trong thế vươn mình hướng lên chầu vào giữa.
Hình tượng rồng ở đây được thể hiện qua bố cục đăng đối "lưỡng long chầu nhật" khi hai cánh cửa hợp lại. Thế uốn cong của đôi rồng kết hợp tạo thành hình lá đề, cùng với kỹ thuật chạm lộng điêu luyện, tạo thành nhiều lớp không gian có chiều sâu.
Thế uốn cong thân của đôi rồng lớn, đôi rồng nhỏ có thân rồng tròn lẳn với nhịp điệu thoăn thoắt, dẻo dai ẩn sau những đao, mác to và dài tua tủa trên xuống theo chiều thẳng đứng, vừa hòa quyện, đan xen, vừa mạch lạc, rõ ràng. Bộ cánh cửa phiên bản không phun sơn, không đánh bóng, được để mộc. Đây được xem là kiệt tác chạm khắc ở thế kỷ 17.
Hiện tại, cánh cửa ở Tam quan nội chùa Keo chỉ mở khi chùa có sự kiện lớn; những ngày thường cửa được khóa chặt để du khách đến tham quan được chiêm ngưỡng vẻ đẹp huyền bí trong bộ cánh cửa này.
Theo trụ trì chùa keo, bộ cánh cửa đang được lắp ở Tam quan nội chùa Keo là phiên bản, được các nghệ nhân phục dựng lại đúng như nguyên bản.
Bộ cánh cửa chạm khắc rồng của chùa Keo (bản gốc) đang được trưng bày tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam. Năm 2017, bộ cửa được công nhận là bảo vật quốc gia.
Nguồn: Báo Thanh Niên
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Huyền tích Phù Sơn tự
Chùa Việt 11:16 04/11/2024Giữa cánh đồng mênh mông bát ngát, từ xa đã nhìn thấy tượng Phật Quan Âm và Phật Di Đà cao chừng 30 m, uy nghi sừng sững. Đó là Phù Sơn tự (còn gọi là Núi Nổi), tọa lạc tại giồng Trà Dên, thuộc xã Tân Thạnh, TX.Tân Châu, An Giang.
Ngôi chùa nằm giữa lưng chừng trời
Chùa Việt 20:34 03/11/2024Ngôi chùa Khmer mang tên Phnom Ta Pa nổi danh bởi vẻ đẹp độc đáo và tọa lạc trên ngọn núi Tà Pạ (xã Núi Tô, H.Tri Tôn, An Giang), với độ cao 45 m so với mặt đất.
Ngôi chùa nghìn năm tuổi ở Hà Nam, nơi lưu giữ nhiều hiện vật quý giá
Chùa Việt 09:15 03/11/2024Chùa Bầu tên chữ là Thiên Bảo Tự, tọa lạc tại đường Nguyễn Văn Trỗi, phường Hai Bà Trưng, TP Phủ Lý, tỉnh Hà Nam có tuổi đời hơn 1.000 năm tuổi còn lưu giữ nhiều hiện vật quý giá từ triều Vĩnh Thịnh năm thứ 6.
Chùa Côn Sơn: Một trong ba trung tâm Thiền phái Trúc Lâm
Chùa Việt 14:07 01/11/2024Chùa Côn Sơn gắn với Thiền phái Trúc Lâm, cả ba vị Tổ của thiền phái đã từng tu hành và thuyết pháp ở đây. Cùng với chùa Yên Tử và chùa Quỳnh Lâm, chùa Côn Sơn là một trong ba trung tâm của Thiền phải Trúc Lâm.
Xem thêm