Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ sáu, 03/03/2017, 10:05 AM

Cần củng cố niềm tin

Ngày 16/02/2017, anh Vũ Đình Công sinh năm 1988, giảng viên khoa Sư phạm Đại học Tây Nguyên đến Công an phường Tân Lợi (thành phố Buôn Ma Thuột) trình bày rằng anh bị một giảng viên khác cùng trường đánh gây thương tích trong một quán nhậu. Hiện anh Công đang điều trị tại một bệnh viện tai Tp.HCM. Vì sao đến vậy. Giảng viên đại học sao lại hành xử như thế?

Ngày 21/02/2017, UBND quận Cầu Giấy, Hà Nội đã công bố quyết định cách chức đối với bà Tạ Thị Bích Ngọc, Hiệu trưởng trường Tiểu học Nam Trung Yên và Hiệu phó Nguyễn Thị Hương. Nguyên nhân là cả hai nhà giáo trên thiếu trung thực, không gương mẫu, báo cáo gian dối, quanh co trước vụ việc đi xe taxi vào sân trường gây tai nạn cho một học sinh. Lãnh đạo ngành giáo dục sao lại thế ?

Trước đó dư luận rất xôn xao trước vụ việc một giáo viên chủ nhiệm và một học sinh nữ một trường phổ thông trung học huyện Châu Thành A (tỉnh Hậu Giang) đánh nhau ngay trong lớp học tạo hình ảnh không đẹp về thiên chức làm thầy, gây “sốc” cộng đồng đối với hành vi học sinh quá ngổ ngược của một bộ phận học sinh cá biệt.

Xa hơn một chút là các vụ bạo hành trẻ em tại các điểm giữ trẻ với nhiều hành vi không thể chấp nhận được đối với những cô giáo, bảo mẫu vốn được xem là “Cô giáo như mẹ hiền”…

Còn nhiều, khá nhiều các vụ việc đáng buồn và lo lắng cho những ai thực sự quan tâm đến đạo đức của nhà giáo lẫn học sinh trong giai đoạn hiện nay. Có rất nhiều nguyên nhân chủ quan lẫn khách quan không thể nêu hết trong bài viết này ở nhiều góc độ khác nhau. Ở đây chỉ xin nêu những nhận xét mang tính cá nhân để cùng tham khảo với mọi người để tìm giải pháp tốt nhất ngăn chận tình trạng vừa nêu.

Đầu tiên là người giáo viên cần tỏ rõ tư cách chuẩn mực của mình về đạo đức, tác phong, phát ngôn, các mối quan hệ cùng đồng nghiệp và cần giữ một khoảng cách cần thiết giữa mối quan hệ thầy - trò để luôn tạo ấn tượng đẹp, sự cả nể, tôn trọng đối với học sinh trong và ngoài trường học.

Cạnh đó, mỗi giáo viên cần nêu cao tính tự giác trong rèn luyện đạo đức, chuyên môn, luôn tạo mối đoàn kết tương trợ lẫn nhau trên nhiều lĩnh vực để cùng hoàn thành nhiệm vụ, tránh tình trạng bè phái, chia rẽ nội bộ, nói xấu, công kích nhau trên các phương tiện truyền thông.

Song song đó, các ngành quản lý cần tăng cường kiểm tra theo chức trách, quyền hạn, nhiệm vụ của mình bởi qua một số vụ việc bị phát hiện, đã có trường hợp cá nhân vi phạm kỷ luật lại được cất nhắc lên vị trí cao hơn hay chuyển công tác ở vị trí tương đương, việc làm nầy không mang tính răn đe hiệu quả. Cạnh đó nhiều cơ sở giáo dục không phép hay chưa đạt chuẩn lại hoạt động rất công khai để đến khi sự việc xấu xảy đến, các ngành quản lý mới vỡ lẽ thì tất cả đã muộn màng. Vậy là điệp khúc quen thuộc lại xảy đến “…nghiêm túc nhận trách nhiệm và rút kinh nghiệm một cách sâu sắc…” nhưng sau đó mọi việc lại rơi vào im lặng.

Về phía học sinh phải nói rằng hiện nay đã và đang hình thành một số ít em thuộc diện cá biệt, thường xuyên vi phạm kỷ luật nhà trường, kể cả vi phạm pháp luật của Nhà nước như: đánh bạn gây thương tích, tung lên mạng xã hội những đoạn băng xúc phạm đến danh dự, nhân phẩm người khác; có cả trường hợp hành hung giáo viên, xử dụng các chất gây nghiện…Vì vậy cần lắm những giải pháp đồng bộ từ nhà trường, gia đình, các lực lượng chức năng để theo dõi giáo dục, ngăn chặn những suy nghĩ và hành động sai lệch, phạm pháp.

Hơn lúc nào hết, dư luận xã hội đang rất lo lắng về chuẩn mực đạo đức của người thầy giáo lẫn học sinh như bây giờ. Những quyết định kỷ luật, điều chuyển, cho thôi việc, thôi học, đóng cửa cơ sở giáo dục là cần thiết và thỏa đáng nhưng điều mà dư luận mong đợi không phải là những điều ấy mà tất cả đều đang chờ đợi một sự chuyển biến thực sự, hiệu quả, căn cơ, bền vững về một nền tảng đạo đức tốt đẹp của nền giáo dục nước nhà.

Không cá nhân nào có thể làm được điều đó và chỉ có sự chung tay cộng đồng trách nhiều của tất cả mọi người, mọi nhà, mọi ngành thì điều đó mới trở thành hiện thực.

Tam Anh
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

TIN LIÊN QUAN

Quảng Ninh "quản lý hòm công đức" và một góc nhìn!

Ý kiến – Diễn đàn 13:37 09/11/2018

Vậy thì, trước khi ban hành Công văn số 489/UB-VX1, UBND tỉnh Quảng Ninh đã được chủ sở hữu tài sản “ủy quyền” định đoạt hoặc ủy quyền được tham gia định đoạt tài sản chưa? Đã có trong tay quy định nào từ văn bản luật làm căn cứ pháp lý ban hành chưa? Nếu “chưa” thì rõ ràng là không ổn rồi!

Âm mưu phá hoại Phật giáo của Pháp Luân Công

Ý kiến – Diễn đàn 15:30 07/11/2018

Pháp Luân Công, một tổ chức ngụy trang Phật giáo, đã bóp méo giáo lý của Phật giáo. Cộng đồng Phật giáo phản đối việc đăng ký của Pháp Luân Công cũng là để làm sáng tỏ và bảo vệ Phật giáo chính thống thì lại bị buộc tội không coi trọng nhân quyền. Ai là kẻ vi phạm nhân quyền, phá hoại tôn giáo khác và ai mới là người bảo vệ tôn giáo chính thống?

Suy nghĩ đôi điều về sự cầu siêu và cúng thí thực

Ý kiến – Diễn đàn 15:10 11/10/2018

Cầu siêu là cầu mong siêu thoát, nghĩa là dùng phương pháp nào đó để giúp vong linh của người đã chết vượt qua khỏi cảnh khổ đau. Ý nghĩa thì như vậy, nhưng có siêu thoát được hay không, đây là vấn đề thuộc phương pháp siêu độ hay nói đúng hơn là Pháp thuật vi diệu nào đó mới siêu độ nổi vong linh người quá cố.

Nhà Phật có cấm đánh ghen không?

Ý kiến – Diễn đàn 05:15 09/10/2018

“Tinh tinh”... tiếng chuông tin nhắn vang lên. “Nhà Phật có cấm đánh ghen không mày?”, đọc tin cô bạn thân gửi mà tôi vừa thấy buồn cười lại vừa lo lắng. Tôi vội nhấc điện thoại hẹn gặp bạn ngay để hỏi thăm tình hình, phòng trường hợp bạn “giận quá mất khôn”.

Xem thêm