Căn nguyên bệnh tật và tai nạn của nhân loại theo Pháp sư Tịnh Không (2)
Phần 2 cuộc phỏng vấn được thực hiện tháng 4/2012 tại Hiệp hội Giáo dục Phật đà Hồng Công do nhà báo Đinh Gia Lệ (A) và Lão Pháp sư Tịnh Không (B).
Bài 1: Phỏng vấn Pháp sư Tịnh Không để hiểu căn nguyên của tai nạn và bệnh tật của nhân loại
A: Thưa Pháp sư, chúng ta tiếp tục buổi phỏng vấn. Ở miền Đông Bắc, quê hương của chúng con có xảy ra một việc như thế này. Có ba người, trong đó có hai người bắt một con rắn, sau đó thì hầm ăn. Trong lúc họ đang ăn thì người thứ ba đến, họ nhất định mời anh ta ăn thịt rắn này, nhưng anh ta không ăn. Anh ta nói: “Vậy thì tôi uống chút canh thôi”, anh ta chỉ uống hai ngụm canh. Kết quả người đến sau đó, là người uống canh, anh ta tự bị lửa thiêu chết, con trai anh ta cũng bị điên luôn. Sau này khi con anh ta bị điên, chính miệng con trai anh ta nói, cậu ta nói là mình bị con rắn đó nhập. Sau đó cậu ta nói, hai người kia cũng chết rồi, chết như thế nào? Cả hai đều bị tai nạn giao thông mà chết, do chệch tai lái; còn một nguyên nhân khác nữa, là do con rắn che mắt anh ta lại khiến hai người xảy ra tai nạn. Con có một thắc mắc, thưa Pháp Sư, chúng con nghĩ rằng người bắt rắn ăn thịt, cả hai người họ bị báo ứng như vậy thì con có thể hiểu được. Nhưng người còn lại chỉ uống có hai ngụm canh, con trai anh ta cũng bị báo ứng, bản thân anh ta cũng bị báo ứng thê thảm như thế, điều này thì con không hiểu tại sao lại như vậy, thưa Pháp sư?
B: Rơi vào hoàn cảnh này, chắc chắn người này và con rắn trước đây có oán thù, nếu không thì làm sao nó có thể nhập vào cậu ta được, làm sao nó lại tìm cậu ta gây rắc rối được chứ? Cho nên nói “oan có đầu, nợ có chủ”, nó tìm hai người giết nó thì không có gì để nói cả. Người này chỉ uống chút canh, hơn nữa anh ta không muốn nhưng lại bị ép ăn, điều này chắc chắn là trong quá khứ đã có oán thù với nhau, vì chúng ta phàm phu nên không biết được. Có quả sẽ có nhân, có nhân ắt có quả, nhân quả không tách rời nhau, từ quả chúng ta biết được nhân, từ nhân chúng ta thấy được quả.
A: Thưa Pháp sư, có một người đồng nghiệp hỏi con một vấn đề, anh ta nói: “Cô nói không sát sanh, vậy tôi hỏi cô một câu, nếu có một con vật đang muốn ăn thịt con của cô, hoặc cắn con của cô, cô có giết nó không? Một bên là con của cô, một bên là con vật.” Gặp phải tình hình như vậy thì cần phải làm sao, thưa Pháp sư?
B: Đương nhiên phải cứu con của mình trước, nhưng quan trọng nhất là đuổi chúng đi, đừng giết hại chúng.
A: Làm thế nào đuổi nó đi thưa Pháp sư?
B: Có thể đuổi nó đi được, bạn có khả năng giết nó thì bạn sẽ có khả năng đuổi nó đi, đúng vậy, giết là cách cuối cùng.
A: Bất đắc dĩ đúng không ạ?
B: Bất đắc dĩ, không sai, đúng vậy.
A: Con nghe người ta nói ăn động vật nào thì tính tình giống như vậy, ăn thịt bò thì có tính bò, ăn thịt lừa thì có tính lừa, cách nói này có lý không thưa Pháp sư?
B: Có lý, Đạo Hồi coi trọng điều này, cho nên Đạo Hồi hễ động vật nào có tính tình không tốt họ đều không ăn.
A: Động vật có tính tình không tốt.
B: Đúng thế, họ chọn lựa, tôi học được một số kinh nghiệm của họ. Sau này khi tôi học Phật, tôi cảm thấy nhà Phật là viên mãn nhất, người bình thường hiểu được vệ sinh, nhưng con người có tính tình, việc ăn uống có ảnh hưởng đối với tính tình của con người. Ví dụ như ngũ tân trong Phật pháp là hành, tỏi, hẹ, kiệu, củ hành tây, đây chính là ngũ tân mà Phật pháp chúng ta nhắc đến. Ngũ tân, chữ tân có bộ thảo trên đầu, là rau cải, không phải là thịt. Năm loại thức ăn này tính khí không tốt, ăn sống dễ nổi nóng, ăn chín dễ dẫn đến kích thích hoocmon, dẫn đến tính bốc đồng nông nổi. Vì thế nhà Phật liệt chúng vào ngũ giới trong Giới Kinh. “Huân tinh” “tinh” là thịt, “huân” không phải là thịt. Tức là trong thực vật, cái nào tính tình không tốt cũng đều sàng lọc ra, điều này là có đạo lý.
A: Có đạo lý.
B: Vì thế trong thức ăn thịt, đạo Hồi chọn lựa rất cẩn thận, những động vật có tính tình không tốt, những động vật kỳ lạ, họ đều không ăn. Cho nên tôi biết đạo Hồi hiểu được đảm bảo vệ sinh, hiểu được bảo vệ tính tình. Phật Pháp lại thêm…
A: Đảm bảo vệ sinh? Pháp Sư nói điều thứ nhất là?
B: Tính tình.
A: Bảo vệ tính tình?
B: Tính tình.
A: Tính tình, bảo vệ tính tình.
B: Đúng vậy, bảo vệ tính tình, tính tình lương thiện, tính tình xấu ác, điều này khác nhau. Phật giáo không chỉ hiểu được đảm bảo vệ sinh, bảo vệ tính tình, còn hiểu được bảo vệ tâm từ bi, vì thế điều này rất trọn vẹn đầy đủ, họ chọn thức ăn chay. Trong thức ăn chay, loại nào có tính tình không tốt đều được loại bỏ, hiểu được bảo vệ tâm, đây là viên mãn nhất, đảm bảo vệ sinh, bảo vệ tính tình, bảo vệ tâm.
A: Thưa Pháp Sư, con có một câu chuyện. Năm đó có một người cứu một con cáo, rất nhiều năm về sau, bỗng nhiên con cáo đến vào lúc nửa đêm, nó gõ cửa không ngừng. Sau khi mở cửa, vừa thấy con cáo thì ông ấy nói: “Có phải mày không tìm được thức ăn nên đói rồi phải không?” Nói rồi thì ông ấy thấy con cáo này chạy loạn xạ trong nhà. Ông ấy nói: “Được rồi, tao sẽ tìm thức ăn cho mày”. Bỗng con cáo cắn chặt chân của ông lôi ra ngoài, nó cứ một mực kéo ông ấy ra ngoài. Lúc đó ông ấy có suy nghĩ: “Sắp có chuyện gì xảy ra sao? Vì sao nó cứ lôi mình như thế?” Ông ấy liền chạy theo nó ra ngoài. Kết quả khi ông ấy vừa ra khỏi nhà thì xảy ra một trận địa chấn lớn mà mọi người đều biết ở Đường Sơn, chỗ ở của ông bỗng nhiên đổ ào xuống. Mãi cho đến hôm nay, ông cụ này vẫn không quên con cáo đã cứu mạng ông. Pháp sư xem trước đây nhiều năm ông ấy cứu con cáo này, sau này con cáo lại cứu ông ấy. Thưa Pháp sư, trước khi tai nạn đó đến, con người tại sao lại không có cảm ứng gì cả, cũng không biết gì, thế mà tại sao động vật chúng lại biết tai nạn này sắp đến? Chúng có khả năng biết trước được, hay là chúng có gì hơn con người, thưa Pháp sư?
B: Đúng, tâm của chúng rất đơn thuần.
A: Tâm rất đơn giản.
B: Tâm của con người rất phức tạp, nếu tâm con người đơn giản thì con người sẽ biết được. Vì thế khi tâm bạn thanh tịnh thì bạn có thể cảm nhận được, biết trước được rất nhiều việc. Động vật chúng chỉ biết tìm thức ăn, bụng đói rồi thì mới ăn những động vật nhỏ, sau khi no rồi thì chúng tuyệt đối không ức hiếp các động vật nhỏ, bạn quan sát tỉ mỉ động vật thì bạn sẽ thấy, vì thế nên động vật lương thiện hơn con người.
A: Chúng có thể.
B: Không sai, chỉ cần tâm có định thì có thể biết được, định sanh ra trí tuệ.
A: Tâm của chúng định hơn so với chúng ta phải không ạ?
B: Đúng, chúng rất đơn giản, cuộc sống của chúng chỉ là biết tìm thức ăn, ngoài điều này ra chúng không nghĩ tưởng lung tung gì cả. Con người thì không như vậy, ngoài việc tìm thức ăn, những thứ họ nghĩ ngợi thì quá nhiều, quá phức tạp, nếu không như vậy thì con người sẽ nhạy cảm hơn chúng rất nhiều. Cho nên vì sao người tu tập họ lại có thể cảm nhận được, biết trước được, tâm càng thanh tịnh, họ tu thiền định, trong định, cảnh giới nào họ cũng thấy được. Nhưng bây giờ họ thấy được thường không nói ra, tại sao lại không nói ra? Thiên cơ bất khả lộ. Bạn phải chịu quả báo ra sao, bạn không có cách nào để trốn được cả, trốn được lần này nhưng lần sau trốn không thoát.
A: Tạo ra cái nhân này thì nhất định phải nhận lấy quả báo như vậy.
B: Không sai, thường là họ khuyên mọi người đoạn ác tu thiện, trong lời nói có ẩn ý, chính mình phải tự lãnh ngộ, phải tự tìm hiểu. Con người phát tâm chân thành sám hối, nhận sai, cải tà quy chánh thì nạn tai có thể hóa giải được.
A: Thưa Pháp Sư, ngài từng nói con cái với cha mẹ có bốn loại nhân duyên, đó là báo ơn, báo oán, trả nợ, đòi nợ. Vậy giữa động vật và chúng ta có nhân duyên như thế nào?
B: Cũng như vậy.
A: Cũng như vậy à?
B: Đúng, cũng như vậy, trước đây bạn có nhân duyên này, bây giờ chúng trở thành động vật, động vật có duyên với bạn. Mèo con, chó con đến nhà bạn, đây đều có nhân duyên cả.
A: Đều có duyên cả.
B: Đúng vậy, có duyên. Không có duyên không thể ở cùng một chỗ, duyên cạn thì thời gian ngắn, duyên sâu thì thời gian dài.
A: Bây giờ có rất nhiều gia đình đều nuôi thú cưng, có người yêu thương thú cưng hơn cả những người thân của họ. Con có một người bạn thân, có một hôm, con chó của cậu ta đã rất già rồi bị bệnh, cha của cậu ta lại đang cấp cứu ở bệnh viện, cậu ta bỏ con chó ở nhà đi đến bệnh viện. Kết quả là khi cậu ta trở về thì con chó đó đã chết. Từ đó về sau cậu ta không về nhà của mình nữa, cậu ta không nhận cha của mình luôn, cậu ta rất đau khổ. Cậu ta nói với con: “Tôi rất hận cha tôi, bệnh lúc nào không bệnh lại bệnh ngay lúc con chó của tôi bị bệnh, tôi hận ông ta, tôi quả thật là tức chết đi được, hôm đó không vì ông ta thì con chó của tôi sẽ không chết”. Con thật sự không hiểu nổi việc này, thưa Pháp Sư! Ngài nói loại tình cảm của cậu ta đối với con chó là như thế nào? Còn thái độ của cậu ta đối với người cha ruột của mình thì sao? Con thấy khắp nơi rất nhiều người nuôi thú cưng, dường như đã trở thành phong trào, con không biết hiện tượng này là như thế nào nữa?
B: Đây là người tự tư tự lợi, chấp trước rất sâu nặng, từ nhỏ đã không được giáo dục tốt. Nếu từ nhỏ cậu ta được giáo dục tốt thì sẽ không như thế, tại sao? Vì quan hệ giữa người với người, giữa người với động vật đã bị cậu ta làm đảo lộn rồi.
Điên đảo rồi, trong tất cả mối quan hệ, quan hệ giữa cha mẹ và con cái là thân thiết nhất, đây là mối quan hệ đầu tiên, làm sao bạn có thể để mối quan hệ với thú cưng vượt qua mối quan hệ với cha mẹ, đạo lý này ở đâu ra ? Đây là đại bất hiếu.
A: Đây là đại bất hiếu.
B: Đúng thế, nhưng tại sao lại như vậy? Vì không có người dạy cậu ta, cậu ta không có được sự dạy dỗ này, thực tế mà nói, cũng không thể trách cậu ta. Kinh Vô Lượng Thọ nói rất đúng, “Đời trước ngu muội, không biết đạo đức, không ai chỉ bảo, đâu có lạ gì”, nên bạn đừng trách tội cậu ta. Trung Quốc chúng ta vứt bỏ đi văn hóa truyền thống, tôi thấy tổng cộng khoảng bảy, tám đời rồi, hai trăm năm rồi đều không có ai chỉ bảo cả, vậy thì làm sao cậu ta hiểu được. Cả đời cậu ta không thấy qua, cậu ta cũng chưa từng nghe qua, cậu ta chỉ biết mình thích điều gì thì đem điều đó đặt lên trên hết. Bây giờ có bao nhiêu người có thể đặt cha mẹ ở vị trí đầu tiên chứ? Thời xưa nhất định phải đặt cha mẹ ở vị trí đầu tiên, bạn đặt cha mẹ ở vị trí thứ hai thì người trong xã hội sẽ xem thường bạn. Tại sao thế? Người ta nói bạn không bằng cả loài súc sanh, bạn làm sao có tư cách làm người? Nhà Phật cũng đặt cha mẹ ở vị trí đầu tiên.
A: Nhà Phật cũng đặt cha mẹ ở vị trí đầu tiên, hiếu thảo.
B: Bạn xem xem câu đầu tiên của Tịnh nghiệp Tam phước là “Hiếu dưỡng cha mẹ”, câu thứ hai mới là “Phụng sự sư trưởng”. Phật là Thầy giáo, Phật còn đặt ở vị trí thứ hai, cha mẹ đặt ở vị trí thứ nhất, đây là do Đức Phật Thích Ca Mâu Ni dạy, không phải đặt Phật ở vị trí đầu tiên.
A: Trước tiên phải yêu thương cha mẹ của mình.
B: Đúng thế, bạn mới có thể yêu thương Thầy cô, ngay cả cha mẹ bạn còn không yêu thương thì bạn yêu thương người khác là giả dối, không phải là thật.
A: Đúng vậy, con người bây giờ đều điên đảo cả rồi.
B: Bây giờ không còn cách nào nữa.
A: Hiện nay khi đi trên đường, rất nhiều người đan áo len cho thú cưng. Một người hàng xóm của con đan rất đẹp. Sau này con hỏi cô ta: “Sao cô không đan một chiếc áo len cho mẹ cô?” Cô ta trả lời: “Tôi làm gì có thời gian chứ?”
B: Đúng thế.
A: Thưa Pháp Sư, có người đặc biệt sợ hãi đối với một loài động vật nào đó, thậm chí ngay cả hình ảnh của loài động vật này cũng không dám xem, đây là do nguyên nhân gì vậy ạ?
B: Đây là do quá khứ đã từng bị loài động vật này làm hại, trong tâm họ vẫn còn sợ hãi, việc này khi thôi miên có thể tìm ra được nguyên nhân của nó. Chắc chắn là ở một kiếp nào đó đã từng bị loại động vật này làm hại, cho nên họ sợ hãi.
A: Một người diễn viên của chúng con, hễ anh ta thấy con gà, khi chúng con quay phim thấy con gà là anh ta run cầm cập, sợ đến không thể tả được. Thưa Pháp Sư, có phải kiếp trước anh ta là con sâu không?
B: Rất có thể, nó bị con gà này ăn thịt.
A: Cho nên khi thấy gà thì run cầm cập đúng không ạ?
B: Đúng vậy, không sai.
A: Thưa Pháp Sư, đạo Phật nói lục đạo luân hồi, rất nhiều người trong xã hội không hiểu thế nào gọi là lục đạo, cũng không biết cái gì gọi là luân hồi? Cũng không biết rõ quỷ thần, hồn trẻ con và hồn động vật ra làm sao? Quan hệ của họ với chúng ta như thế nào? Xin ngài nói rõ cho chúng con hiểu, vì có rất nhiều người không hiểu rõ những điều này.
B: Muốn nói rõ điều này phải cần rất nhiều thời gian, thường xuyên nghe giảng Kinh thì sẽ hiểu những vấn đề này.
A: Nghe giảng Kinh là sẽ hiểu được, đều ở trong Kinh ngài đã giảng đúng không ạ?
B: Đúng vậy, không sai.
A: Vậy nếu họ muốn biết…, vì trước khi con đến đây có rất nhiều người…, có một anh diễn viên muốn hỏi vấn đề này. Vậy con sẽ mang đĩa giảng của Pháp Sư, Đại Kinh Giảng và Khoa Chú cho anh ta xem, tất cả vấn đề đều ở trong đó đúng không ạ?
B: Không sai.
A: Vì vấn đề này ý nghĩa rất rộng, chỉ trong một thời gian ngắn thì không thể giải thích hết được. Thưa Pháp Sư, vậy con sẽ mang đĩa giảng của Ngài tặng cho anh ta.
B: Trước tiên phải biết con người có ba đời, có kiếp quá khứ, có kiếp tương lai, con người không phải chết rồi là hết, nếu vậy thì dễ dàng quá rồi. Trên thực tế, sau khi chết, bạn sẽ phải đi đầu thai, khi đầu thai có tổng cộng là sáu đường, đó gọi là lục đạo. Phía trên là cõi trời, đạo đầu tiên của lục đạo, cõi A-tu-la cũng là cõi trời, và cõi người, đây gọi là tam thiện đạo. Ba đường phía dưới gọi là tam ác đạo, gồm có súc sanh, ngạ quỷ, địa ngục. Sau khi chết bạn đi đến đâu, đây là vấn đề rất quan trọng. Trong lục đạo, tuổi thọ ở cõi người ngắn, tuổi thọ ở cõi trời dài, tuổi thọ ở cõi quỷ dài, tuổi thọ ở cõi địa ngục dài. Vì thế con người khi chết rồi đừng sợ, bạn phải biết mình đi về đâu. Ai làm chủ lục đạo? Chính bản thân mình làm chủ, tập khí làm chủ. Ví dụ như là sở thích, nếu bạn thích ca hát thì chắc chắn bạn sẽ tụ tập với những người bạn ca hát, bạn thích bài bạc thì chắc chắn bạn thường tụ tập với những người bài bạc, đó chính là sở thích của bạn. Cho nên bạn thích điều gì thì bạn sẽ đi vào con đường đó, hễ bạn thích thì bạn sẽ bị dẫn dụ, bản thân không làm chủ được, thì sẽ tùy nghiệp lực lôi đi. Chúng ta lúc bình thường hiểu rõ đạo lý này, phải trau dồi sở thích của mình, phải là những sở thích tốt, không có những sở thích xấu.
A: Phải tập cho bản thân những sở thích tốt.
B: Phải là mặt tốt, không có những mặt xấu, làm xấu tạo tội chắc chắn là đi vào đường ác. Cho nên người niệm Phật chắc chắn là sẽ ở cùng với những người bạn niệm Phật, đây là điều thiện trong những điều thiện, nhưng bây giờ học Phật cũng rất khó khăn, tại sao? Vì người giảng Kinh quá ít. Khi Phật Thích Ca còn tại thế, Ngài giảng Kinh dạy học bốn mươi chín năm, không có làm gì khác, Phật pháp chính là dạy học. Những Phật sự tụng Kinh, bái sám, siêu độ sau này mới có, thời của Phật không có, cho nên Phật pháp chánh tông là dạy học. Mọi người cùng cộng tu; tham thiền, niệm Phật đều thuộc về cộng tu, đây đều là việc tốt.
A: Rất nhiều người nói với con, họ nói chúng ta ăn thịt cũng có thể chính là ăn thịt cha mẹ của chúng ta.
B: Có thể.
A: Đúng vậy sao Thầy?
B: Có thể, cha mẹ đầu thai vào đường súc sanh, thật sự là có chứ không phải là không có, thực sự là có việc này, họ đầu thai vào trong nhà của bạn, họ có duyên với bạn, họ không nỡ rời khỏi nhà. Trong lục hợp viện mà hiện giờ tôi đang ở có một con mèo, con mèo này chắc chắn là chủ nhà trước đây, nó rất thích nơi đó. Nó nhận biết được chỗ ở, không nhận biết người, trong nhà nó ngồi ở chỗ đó, chắc chắn là chỗ ngồi của chủ nhà. Nó ngồi lên chỗ của chủ nhà, nhảy lên trên đó nằm ngủ, nó không đến những nơi khác. Vì thế bạn quan sát thế nào cũng biết nó là chủ của ngôi nhà này.
A: Nó chấp ngôi nhà này, nó không nỡ rời khỏi ngôi nhà này.
B: Đúng thế, nó không chịu rời khỏi. Con mèo này cũng rất ngoan, nó không rời khỏi chỗ đó, nó chỉ đi lại trong vườn, nó không đi quá xa, đây là tham luyến. Tôi ở đó, tôi là đời chủ thứ năm, tôi nghĩ nó có thể là đời chủ thứ nhất, thứ hai.
A: Thưa Pháp Sư, con người chúng ta thật sự khi cầm miếng thịt trên tay, phải nghĩ kỹ xem có thể là cha mẹ kiếp trước của mình không, có phải là cha mẹ, thầy giáo, đời đời kiếp kiếp của mình không?
B: Không sai, cho nên bạn hiểu rõ chân tướng sự thật này, bạn sẽ không dám làm, vả lại ăn chay thật sự là rất tốt cho việc nuôi dưỡng cơ thể. Bạn nói ăn chay không khỏe mạnh sao, tôi đã ăn sáu mươi mốt năm rồi, không phải vẫn rất tốt đó sao? Từ trước đến nay chưa từng bị bệnh, chưa bao giờ nhập viện.
A: Thưa Pháp sư, con cũng ăn được mười bốn, mười lăm năm rồi, con cảm thấy lợi ích lớn nhất là tính tình của con thay đổi. Trước kia khi con ăn thịt, con thường hay nổi nóng, người nhà con đều nói con là một quả bom hẹn giờ, hễ châm lửa là nổ tung, chính là cảm thấy được điều này là rõ rệt nhất. Hơn nữa rất nhiều người nói: “Từ sau khi cô ăn chay, ánh mắt của cô cũng thay đổi”, trước kia ánh mắt của con rất dữ tợn. Thưa Pháp sư, họ nói…
B: Sát khí.
A: Sát khí, điều này có liên quan đến việc ăn thịt của con không?
B: Có liên quan.
A: Sau đó các con của con đều nói: “Mẹ à, mẹ đã rất ít nổi giận”. Ngài nói điều này thật sự có liên quan đến việc ăn thịt sao?
B: Đúng, có liên quan. Cho nên ăn chay là đảm bảo vệ sinh, bảo vệ tính tình, nổi nóng là tính tình không tốt, còn phải bảo vệ cái tâm, tâm từ bi.
A: Thưa Pháp Sư, trước đây con ăn thịt, vì đường ruột của con không được tốt, con thường bị hôi miệng, mùi hôi rất khó chịu, mẹ con vì vậy mà thường hay mắng con. Về sau lúc con không dám ăn thịt nữa, con cảm thấy đường ruột của con sạch sẽ hơn.
B: Không sai.
A: Hơn nữa con thật sự cảm thấy bản thân không còn cảm giác hôn trầm nữa.
B: Đúng thế.
A: Thật sự là rất tốt.
B: Cho nên ăn chay rất lợi ích…
A: Rất nhiều.
B: Người biết được rất ít, lợi ích rất nhiều so với thức ăn thịt, thật sự khiến bạn khỏe mạnh sống lâu.
A: Thưa Pháp sư, trước đây con có bị mắc bệnh “tam cao”, vì con phải nuôi dưỡng cha mẹ, người nhà của con, em gái con, em trai con, hơn ba mươi tuổi đều uống thuốc hạ huyết áp. Trước đây, khi con chưa ăn chay, con cũng bị huyết áp cao, mỡ trong máu cao, gan nhiễm mỡ, cái gì cũng đều bị cả. Sau này, từ khi con ăn chay, con sợ mẹ con lo lắng, nửa năm thì con đến bệnh viện kiểm tra sức khỏe, bác sĩ mang máu của con cho những người khác xem, ông ấy nói: “Anh xem máu của người này rất sạch”. Con cảm thấy quả thật là rất tốt, mọi người nên thật sự vì sức khỏe của bản thân mình mà ăn chay.
B: Đúng thế, không sai.
A: Thưa Pháp sư, con cảm thấy…, con có một cảm giác rất đặc biệt, chính là diễn viên chúng con ai cũng muốn làm đẹp. Khi lần đầu tiên con gặp Pháp Sư, thật sự là con nhìn mãi khuôn mặt của ngài, con nói: “Pháp Sư ngài thoa mỹ phẩm cao cấp gì, sắc mặt của ngài thật tốt”, luôn muốn hỏi thăm. Sau đó con liền hỏi người bên cạnh: “Pháp Sư thoa mỹ phẩm cao cấp gì vậy?” Thế là người bên cạnh liền trả lời: “Pháp Sư từ trước đến giờ không lừa gạt ai cả, từ trước đến giờ không thoa mỹ phẩm gì cả, cái gì cũng không dùng, chỉ là do ăn chay, sau đó là do tâm của ngài thanh tịnh”. Cho nên sau đó con nói với mọi người: “Diễn viên các bạn thường kể với nhau mỹ phẩm gì đó mấy ngàn, mấy chục ngàn”. Con lại nói: “Các bạn ăn hay thoa cái gì cũng không bằng Thầy của chúng tôi, da mặt rất sạch sẽ là do ăn chay và tâm thanh tịnh”. Pháp Sư nói chính là hai điều này đúng không ạ?
B: Đúng vậy.
A: Thật vậy ạ? Tại đây con cũng muốn nói với những người bạn đồng nghiệp của mình, thật như vậy đó, ăn chay, bạn hãy thử xem. Và sau khi bạn siêng năng niệm Phật, tụng Kinh, tức là bản thân mình có tâm từ bi, nuôi dưỡng tâm từ bi của bạn, sau đó tự tâm của bạn sẽ thanh tịnh, đó chính là mỹ phẩm tốt nhất, lại tiết kiệm tiền, đừng nên tiếp tục ăn thịt nữa. Ăn chay, đậu phụ v.v… rất tốt. Thưa Pháp Sư, con đang nghĩ, bây giờ ngài Thủ tướng kêu gọi mọi người bỏ ăn thịt, đổi sang ăn đậu phụ, Pháp Sư cho rằng đậu phụ bây giờ có an toàn không?
B: Tôi nghe nói bây giờ đậu nành bị người nước ngoài biến đổi gen, có nhiều vấn đề bất ổn. Cho nên việc này khiến chúng tôi nghĩ đến năm 1970, tiến sĩ người Anh Toynbee, ông ấy khi đó đã nói rằng ông phản đối dùng thuốc trừ sâu, phân bón hóa học. Chủ trương của ông ấy là canh tác nông nghiệp của con người phải quay về thời quá khứ, toàn bộ dùng sức lao động của con người để trồng trọt, ông ấy nói như vậy mới là khỏe mạnh nhất. Lời nói này rất có đạo lý.
A: Vậy tức là nói khi trồng đậu nành không nên phun thuốc trừ sâu.
B: Tốt nhất là đừng nên dùng thuốc trừ sâu, đừng dùng phân bón hóa học. Đương nhiên hạt giống đậu nành bây giờ của Mỹ xuất khẩu đều là biến đổi gen, việc này là không bình thường. Con người tuyệt đối phải nhớ rằng, phải quay về với tự nhiên, tự nhiên là khỏe mạnh nhất, bạn thay đổi tự nhiên thì vấn đề chắc chắn sẽ nảy sinh, không thể thay đổi tự nhiên. Cách phối giống của nhà khoa học là dùng gen để phối giống, đây chính là thay đổi tự nhiên, những vật bị thay đổi tự nhiên rất nhiều. Ví dụ như các loại trái cây, bạn xem cây ăn quả bây giờ vừa to vừa đẹp nhưng ăn vào không có mùi vị gì cả. Tôi ở Đài Loan, họ cho tôi xem quả xoài, quả xoài lớn thế này, trước giờ tôi chưa từng nhìn thấy. Xoài nhỏ trước đây chỉ lớn như vậy thôi, mùi vị của xoài rất thơm ngon, loại xoài lớn bây giờ không có mùi vị gì cả.
A: Thưa Thầy, xoài trước kia nhỏ như vậy sao?
B: Đúng, xoài nhỏ nhỏ như thế.
A: Bây giờ xoài đều to như vậy cả.
B: Đúng, đó đều có vấn đề.
A: Đó là do biến đổi gene đúng không ạ?
B: Biến đổi gen, đẹp nhưng không có mùi vị, giá trị dinh dưỡng kém xa giống sinh trưởng tự nhiên, vì thế điều này không thể không chú ý. Bạn hãy xem việc nuôi gà, chúng tôi ở Úc vẫn còn thấy nông dân nuôi gà thả rông bên ngoài để tự nó đi tìm thức ăn, đó là tự nhiên. Trại nuôi gà toàn dùng chất hóa học, khi nuôi bằng những thứ này, đó là không tự nhiên. Tự nhiên là khỏe mạnh nhất!
A: Khi mẹ con ở bệnh viện, ở khoa tiêu hóa. Con nghe được một loại bệnh có liên quan đến biến đổi gen, đó là bệnh Crohn. Thưa Thầy, toàn là những đứa trẻ còn rất nhỏ, gia đình vì bệnh này mà phá sản, tại sao lại bị mắc bệnh Crohn này? Chính là ăn những thức ăn bị biến đổi gen, ví dụ như thịt, còn có những thức ăn như là trái cây chẳng hạn. Sau đó những đứa trẻ này bị thối rữa đường ruột, ngày nào cũng không ngừng bài tiết, thối rữa đường ruột thì làm phẫu thuật lấy ruột già ra trước, qua vài ngày lại lấy ruột non ra, cuối cùng là đại tràng cũng lấy ra luôn. Kết quả là mỗi ngày đi đâu cũng mang theo túi phân, đau đớn vô cùng, tuổi thọ cũng không dài, đó đều là do biến đổi gen tạo thành.
B: Đúng vậy, không sai, phải đặc biệt chú ý điều này, nếu ăn phải những thức ăn này thì sẽ mất mạng.
A: Nguy hiểm chết người.
B: Vả lại còn rất đau khổ.
A: Thưa Thầy, Thầy nói ăn thức ăn như thế nào là khỏe mạnh nhất?
B: Tốt nhất là tự mình trồng.
A: Tự mình trồng ư?
B: Đúng thế. Chúng ta bây giờ bị ép buộc không còn cách nào khác. Tôi ở Úc là làm nghề nông, chúng tôi mua rất nhiều đất, bằng khoảng hơn mười ngàn mẫu Trung Quốc. Chúng tôi không tự mình trồng được, chúng tôi nhờ nông dân canh tác giúp chúng tôi, chúng tôi trả tiền công cho họ, một ngày bao nhiêu tiền, mỗi ngày tám tiếng đồng hồ, họ trồng giúp chúng tôi. Khi thu hoạch thì tất cả đều là của chúng tôi, chúng tôi tự dùng, phần còn dư thì đem bán, sau khi bán xong, số tiền này trả tiền công vẫn còn có lời. Cho nên tôi nghĩ là đợi khi kinh tế của đạo tràng ổn định, có thể không cần nhờ vả tín đồ nữa, không dựa vào tín đồ, dựa vào tín đồ cúng dường, tâm không an ổn. Tôi có thu nhập, cho nên tôi mua đất canh tác, cách làm này đã thành công rồi. Đầu năm ngoái, chính là lần thu hoạch đầu tiên của chúng tôi, lô gạo đầu tiên, chúng tôi thu hoạch được mười ba ngàn kilôgam. Chúng tôi đem ra chợ bán, mọi người rất nhiệt tình ủng hộ, tại sao thế? Đây không chỉ là cơ hội mua gạo không có thuốc trừ sâu, không dùng phân bón hóa học, mà ruộng của chúng tôi đều được tưới bằng câu Phật hiệu, đều để cho những cây lương thực này lớn lên trong câu Phật hiệu, phát triển rất tốt. Một số nông dân đến chỗ chúng tôi tham quan, đều hỏi chúng tôi trồng như thế nào mà được như thế. Chúng tôi liền đem những phương pháp này nói cho họ nghe, mong rằng sau này họ đều hướng về sự thuần túy của tự nhiên.
A: Cuộc sống thuần túy của tự nhiên.
B: Đúng thế, phân bón chúng tôi dùng là phân gộp.
A: Phân gộp ạ, thưa Thầy?
B: Đúng vậy, tức là đào một cái hố lớn, gom lá cây, lá rau rụng cho vào cái hố này, sau đó dùng cỏ đắp lên, tự nó phân hủy, phân bón này cũng là tự nhiên.
A: Không dùng phân động vật?
B: Không dùng.
A: Con về cũng làm thử xem.
B: Tóm lại bạn cũng nên dùng phân bón của tự nhiên là tốt nhất.
A: Phân bón của tự nhiên là tốt nhất. Thưa Pháp sư, động vật sau khi bị giết, thần thức của chúng sẽ biết rõ hoàn cảnh đời đời kiếp kiếp của chúng đúng không?
B: Đúng thế.
A: Chắc chắn chúng cũng biết rõ nguyên nhân mình bị giết, vậy tại sao chúng vẫn muốn báo thù con người?
B: Ai muốn bị người khác giết chứ? Chúng ta bị người khác giết hại, chúng ta có thể tha thứ cho họ không?
A: Không thể.
B: Đúng vậy, chính là đạo lý này, thực sự khi bị giết hại mà có thể tha thứ cho họ, đó là người có đạo hạnh, có công phu tu tập. Không có công phu này thì không thể được, mấy ai có thể được như Nhẫn nhục tiên nhân? Bị sát hại nhưng không có tâm oán hận, còn nói với người sát hại: “Sau này tôi thành Phật, người đầu tiên tôi độ là ông.” Vậy người giết người này có tội không? Có tội, nhưng không kết tội với người bị giết. Bản thân người giết là có tội, tội của ông ta là từ đây mà kết thành, tức là không có báo thù. Nhưng người bình thường ai mà không báo thù? Tất cả động vật đều báo thù.
A: Rất nhiều những gia đình giết chó, giết mèo, giết heo, giết gà; trong gia đình họ thường xảy ra rất nhiều chuyện, sau đó thì tình trạng sức khỏe bị thế này thế nọ. Xin hỏi Pháp sư, việc này là như thế nào ạ?
B: Đây là oan oan tương báo. Bạn thường ăn, thường giết, khi phước báo của bạn không còn được bao nhiêu thì những oan gia trái chủ này liền xuất hiện. Bạn ngày nào cũng ăn chúng, nếu bạn bình yên vô sự là do phước báo của bạn lớn, chúng không dám làm gì bạn, nhưng chúng vẫn ở đó chờ cơ hội. Có người có thể đợi mấy chục năm, rất đáng sợ, giống như chuyện của Quốc sư Ngộ Đạt trong nhà Phật kể lại.
A: Quốc sư Ngộ Đạt ạ?
B: Oan gia trái chủ của Ngài đợi Ngài mười kiếp, kiếp nào cũng đi theo Ngài, nhưng Ngài đều xuất gia, lại tu hành rất tốt, có thần Hộ Pháp bảo vệ, nó không có cách nào để báo thù. Đến kiếp thứ mười, kiếp này Ngài trở thành Quốc sư, tu hành tốt, là thầy giáo của vua. Vua cúng dường cho Ngài một chiếc ghế ngồi bằng trầm hương, ghế ngồi của Quốc sư làm bằng trầm hương, vinh dự biết bao! Sau khi Ngài nhận thì tâm ngạo mạn khởi lên, cảm thấy rất đắc chí, nhà vua cúng dường, người xuất gia trong thiên hạ không ai bằng Ngài cả. Tâm động niệm vừa khởi lên thì thần Hộ Pháp lập tức rời khỏi ngay, oan gia trái chủ liền vào người của Ngài, tạo thành một cục ghẻ hình mặt người, suýt tí nữa là mất mạng. Một vị A La Hán đã cứu Ngài, đây chính là nguồn gốc của Từ Bi Tam Muội Thủy Sám. Mười kiếp tu hành, cuối cùng còn khởi niệm như vậy, tâm niệm vừa động thì công phu tu hành liền không còn nữa, cho nên tâm ngạo mạn rất đáng sợ. Bạn xem trong Luận ngữ, Khổng Tử nói, nếu một người có tài như Chu Công, nhưng người này có tâm ngạo mạn, có tâm keo kiệt. Khổng Tử nói: “thì những phẩm chất khác của người đó không cần quan sát làm chi”, những cái khác của họ đều là giả không phải là thật.
A: Ngạo mạn thật đáng sợ ạ.
B: Lời của người xưa nói rất hay: “Học vấn thâm thời ý khí bình”, người càng thực sự có học vấn, thật sự có đạo đức thì tâm tính hòa nhã, khiêm tốn, cung kính. Bạn xem Khổng Tử, cả đời ngài đối xử với người rất khiêm hạ kính trọng, Phật Thích Ca Mâu Ni không dám xem thường bất cứ ai. Ngạo mạn là phiền não, đó là phiền não rất nghiêm trọng, sau tham sân si chính là mạn, ngạo mạn, rất khó tránh khỏi, khi người đang đắc chí thì không biết, bất giác lộ ra. Khi nghèo khó thì rất khiêm tốn, khi đắc chí thì không như vậy nữa, đây là điều thường tình của con người thế gian, đây là phiền não của người bình thường, bạn không thể khắc phục được thì sẽ không thể thành tựu.
A: Thưa Pháp sư, giống như con vậy, thùng rỗng kêu to, cái gì cũng đều không hiểu, cái gì cũng không biết, nhưng lại rất kiêu ngạo, cho nên con phải khắc phục tập khí này của mình, thật là xấu hổ quá!
B: Khiêm hạ, lạy Phật chính là tập khiêm hạ.
A: Lạy Phật chính là tập khiêm hạ.
B: Cái đầu tôn quý nhất của chúng ta lạy chân của Phật, đây là tập khiêm hạ, tôn kính đối với Phật. Sau đó lại mang tấm lòng tôn kính đó chuyển sang tất cả chúng sanh, đều phải tôn kính như thế.
A: Chúng ta thường nghe nói sát sanh sẽ đoản mạng, xã hội hiện nay phát hiện rất nhiều những doanh nhân tài giỏi chết rất sớm, khiến cho mọi người rất kinh sợ. Đưa ra hai ví dụ sau, ngày 10/4/2004 Chủ Tịch Hội Đồng Quản Trị của công ty Mc Donald – Mỹ, dây chuyền nhà hàng thức ăn nhanh lớn nhất thế giới, chết do bệnh tim bộc phát. Người tiếp nhận thứ hai cũng chết do ung thư ruột. Ngày 21/12/2004, ông Tổng của công ty được gọi là Trung Hoa Đệ Nhất Thố, vào ngày tiếp nhận biểu dương của chính quyền huyện, xác chết của ông được một người lao công phát hiện ở bên bờ sông. Xin hỏi Thầy cái chết của họ có liên quan đến sự nghiệp của họ không?
B: Có liên quan. Nếu nghề này không có lợi ích thiết thực đối với xã hội, đối với mọi người thì đều phải chịu nhân quả rất nghiêm trọng. Cho nên người làm ăn bây giờ chỉ biết kiếm tiền, không có quan niệm đạo đức, những thứ đồ này của họ đều có độc, đều là hại người, nhưng họ vẫn tiếp tục làm. Bây giờ họ kiếm được một ít tiền nhưng rất có hạn, khi họ chết thì sẽ chết rất thê thảm, và sau khi chết nhất định đọa địa ngục, nếu họ biết như vậy thì chắc chắn sẽ không dám làm. Người làm ăn thời xưa, người làm ăn có đạo đức thì họ có quan niệm đạo đức của họ, lợi nhuận có thể kiếm bao nhiêu? Không được vượt quá ba phần, vượt quá ba phần là có tội, là quá đáng rồi, thật sự là quá đáng lắm rồi. Còn người bây giờ không chỉ dừng lại ở ba phần; bây giờ là lời gấp đôi, gấp ba, gấp bốn lần, bỏ ra một đồng thì muốn kiếm đến trăm đồng, đây gọi là làm sai đạo trời.
A: Làm sai đạo trời.
B: Đúng thế, trước đây mười đồng vốn kiếm ba đồng lời, vậy là nhiều lắm rồi. Người làm ăn có đạo đức mười vốn một lời, mười đồng tôi chỉ kiếm lời một đồng thôi.
A: Thưa Pháp sư, khi khuyên người làm nghề sát sanh đổi nghề thì họ nói: “Tôi không làm nghề này thì làm gì? Cả nhà tôi già trẻ lớn bé không phải sẽ chết đói hết hay sao? Người đói chết không phải cũng sát sanh sao? Con người cần phải ăn thịt, cần phải có người làm nghề này! Vậy tôi không phải phục vụ cho mọi người sao?”. Xin hỏi Pháp sư nói như vậy có đúng không?
B: Nghe có vẻ là đúng nhưng thật ra là sai. Việc làm lợi ích cho mọi người rất nhiều, ngành nghề rất nhiều, nghề nào cũng có thể chọn lựa, tại sao lại chọn nghề này chứ? Đã là ơn trên sinh ra bạn, sinh bạn ra tuổi thọ bao nhiêu, cuộc đời này có bao nhiêu phước báo, cũng đều đã định cả rồi, bạn không có cách nào vượt qua cả. Bạn thọ một trăm tuổi, có phước báo của một trăm tuổi, bạn ra sức hưởng thụ, năm mươi năm thì hưởng hết rồi, năm mươi năm thì đã chết rồi, bạn phải dùng tính mạng để đánh đổi. Người hiểu được điều này thì họ sẽ không làm như vậy, cho nên việc gì cũng nhất định không nên quá đáng. Quá đáng làm sao có quả báo tốt, làm sao có đạo lý này? Chúng ta thấy quả báo chỉ là thấy trước mắt, nhà Phật gọi là hoa báo, giống như thực vật nở hoa rồi kết quả, quả ở kiếp sau, kiếp sau là quả báo, so với cái này nghiêm trọng hơn nhiều. Hoa báo bạn chỉ chịu một chút đau khổ, quả báo là ở ngạ quỷ, ở địa ngục. Vì thế bà nhà Nho-Thích-Đạo đều tin vào việc giáo dục nhân quả, con người bây giờ không tin, không phải nói việc này tin thì có, không tin thì sẽ không có, không phải như thế, không tin vẫn có, đến khi quả báo xuất hiện thì bạn có hối hận cũng không kịp nữa rồi, tuyệt đối không phải là trò đùa.
A: Tuyệt đối không phải trò đùa. Pháp sư giảng Kinh đã nhiều lần nhắc đến, không nên làm nghề sát sanh. Có nhiều nghề sát sanh làm ăn rất khấm khá, giống như gà quay, gà hầm gì gì đó, nào là thịt nhúng v.v… Tại sao họ đều có danh tiếng hơn trăm năm, còn truyền lại cho thế hệ sau? Đến bây giờ vẫn chưa thấy quả báo xấu? Xin hỏi Pháp sư, đối với hiện tượng này chúng ta phải có cách nhìn như thế nào?
B: Hiện tượng này chính là sự tích đức của tổ tiên họ, sự tích đức của họ trong đời quá khứ. Làm nghề giết mổ này là tổn phước đức, nhưng vì phước báo của họ lớn. Ví dụ như gia đình họ có phước báo năm trăm năm, bây giờ làm ba trăm năm vẫn chưa thấy suy vong, nhưng cũng sắp suy rồi, đang bị khấu trừ đó. Phước báo của năm trăm năm mà bạn chỉ mới hưởng có ba trăm năm thì đã hưởng hết rồi, sau khi hưởng hết thì nạn tai sẽ đến, không phải hưởng đời đời kiếp kiếp. Đời đời kiếp kiếp là gì? Đời đời kiếp kiếp tích đức, vậy thì phước báo của bạn sẽ hưởng không hết. Ngày nay chỉ hưởng phước, vẫn cứ tạo nghiệp bất thiện, họ chính là được bảo vệ bởi phước báo đã tạo trong quá khứ.
A: Họ chính là đang hưởng phước báo của tổ tiên họ?
B: Không sai, hưởng của tổ tiên, cũng là hưởng phước báo của chính bản thân họ tu trong quá khứ, sẽ hưởng hết chứ không phải hưởng hoài không hết.
A: Hiện nay còn có những ông chủ của một số cửa tiệm nổi tiếng, họ lấy tên tuổi của tổ tiên mà kiếm tiền, ví dụ như kinh doanh nghành nghề gì gì đó “Bí quyết này là do tổ tiên của tôi truyền lại”, sau đó dùng tên tuổi của tổ tiên họ, việc làm này của họ có ảnh hưởng như thế nào đến tổ tiên của họ thưa Pháp sư?
B: Đây là bất hiếu.
A: Đây là bất hiếu sao?
B: Đúng, cái mà tổ tiên để lại là tốt, là dạy bạn phải đi cứu người, vì thế không được quá đáng. Cả đời này của mình có thể đủ ăn đủ mặc, ấm no, có một căn nhà đủ để che nắng che mưa là được rồi, phải biết đủ. Phần còn dư lại phải giúp đỡ xã hội, giúp mọi người, vậy thì bạn mới có thể tích lũy phước báo, bạn càng hưởng càng nhiều, mà còn hưởng hoài không hết. Nếu bạn cho rằng ra sức kiếm tiền, mà còn bán thuốc giả để lừa gạt mọi người, phước báo của bạn sẽ hết rất nhanh. Phước báo của bạn đại khái không đủ để bạn hưởng hết đời này, vậy thì cuối đời của bạn sẽ vô cùng thê thảm, quả báo sẽ hiện ra trước mắt, hiện ra rất nhanh.
A: Hiện ra rất nhanh.
B: Rất nhanh, kiếp nạn do vậy mà đến, rất nhiều người đều đang tạo nghiệp tội nghiêm trọng này, tạo ra tai kiếp của cả thế giới. Nhân quả là có thật, không mảy may sai sót, nếu bạn tỉ mỉ quan sát thì sẽ thấy việc này đang diễn ra trước mắt, bạn đều có thể nhìn thấy. Tai nạn nghiêm trọng, nhà khoa học nói cho chúng ta biết, 50-60 ngàn năm về trước, Atlantis chính là Đại Tây Dương bây giờ. Nơi đó có đất đai, một đất nước vào thời gian đó là đất nước có nền khoa học kỹ thuật phát triển nhất trên thế giới, nhân dân ngày ngày hưởng thụ, vui chơi hết mình, điều gì cũng không tin, cuối cùng vùng đất này bị chìm xuống biển. Nhà khoa học nước ngoài có dự báo là Atlantis có thể nổi trở lên. Họ nói rằng nếu vùng đất này nổi trở lên thì Châu Âu và Châu Mỹ sẽ không còn nữa, sẽ chìm xuống, vùng đất này sẽ xuất hiện. Cho nên người nước ngoài nói họ cũng rất muốn thấy vùng đất này thật sự có thể nổi lên nhưng lại sợ mình sẽ bị chìm xuống.
A: Thưa Pháp sư, đây cũng được xem là luân hồi đúng không ạ?
B: Là luân hồi.
A: Cũng là luân hồi.
B: Cho nên đây là gì? Đây là cộng nghiệp, mọi người cùng tạo nghiệp bất thiện, đây là cộng nghiệp bất thiện tạo thành kiếp nạn lớn này.
A: Thưa Pháp sư, hàng xóm của chúng con sau khi giết chết một con rắn, thì con gái bị điên. Đây là tại sao ạ? Nếu anh ta giết con rắn thì rắn phải tìm anh ta chứ, tại sao lại tìm con gái anh ta, thưa Pháp sư?
B: Có lẽ con cái có liên quan đến anh ta, nếu không liên quan thì không thể ở cùng một nhà. Có một số oan gia, chúng không tìm bạn mà sẽ tìm người bạn thương yêu nhất, khiến bạn càng đau khổ hơn, càng đau lòng hơn.
A: Đúng thế, trong nhà họ thì con gái của anh ta được cả nhà rất yêu thương.
B: Đúng vậy, không sai.
A: Cho nên nó lấy đi đứa con mà anh ta yêu thương nhất.
B: Không sai.
A: Vì động vật chúng cũng rất thông minh.
B: Đúng thế, đương nhiên rồi.
A: Chúng biết bạn yêu thương ai đúng không ạ?
B: Đúng, không sai, chúng biết được.
A: Thật là không thể tưởng tượng được, đây chính là nhân quả. Thưa Thầy, khi con nghe được câu chuyện này, con cảm thấy quy luật nhân quả hơi bất công, nó tại sao lại…
B: Đúng thế, nhưng khi bạn suy nghĩ kỹ thì sẽ thấy rất có lý.
A: Nếu tổ tiên, cha mẹ ăn chay giữ giới không sát sanh, vậy sẽ tích âm đức cho con cháu đúng không ạ?
B: Đúng thế.
A: Vậy nếu con cháu đời sau ăn chay giữ giới không sát sanh, thì tổ tiên cũng sẽ được phước đúng không ạ?
B: Sẽ được phước.
A: Cũng sẽ được phước ạ?
B:Vì thế trong tu hành thường nói: “Một người con tu hành thành Phật thì tổ tiên chín đời sẽ được sanh lên cõi trời”, tổ tiên của chín đời đều được sanh lên cõi trời vì gia đình đã sinh ra được một người tốt đến như thế.
A: Vậy con là con cháu, thưa Pháp sư, nếu con ăn chay giữ giới không sát sanh, rồi sau đó chăm chỉ tu hành niệm Phật, tổ tiên của con nhất định sẽ hưởng được lợi ích.
B: Sẽ có được lợi ích, chắc chắn có được lợi ích, không sai.
A: Vậy con nhất định phải làm người con hiếu thảo.
B: Không sai.
A: Vì là con người nên con cảm thấy hiếu thảo là cội gốc của luân lý làm người. Thưa Pháp Sư, con người không bao giờ nhớ là lúc khó khăn thì động vật Bồ Tát đến giúp chúng ta vượt qua gian khổ. Con có một câu chuyện, thưa Pháp sư, có một đứa trẻ tên là Phó Vũ Hồng, nhà ở nông thôn nội Mông Cổ, ra đời được bốn mươi tám ngày thì mẹ bị bệnh chết. Sau đó ba bị tổn thương não nên cũng cần người chăm sóc. Trong nhà chỉ còn có ông nội tám mươi tuổi, không có tiền mua sữa nên ông bỏ ra ba trăm sáu mươi đồng nhân dân tệ mua về một con dê, rồi để đứa trẻ trực tiếp bú sữa của con dê này, bây giờ đứa trẻ này đã được hai tuổi rồi. Thầy xem bức ảnh này, người ký giả đã chụp một bức ảnh, bức ảnh này có tên là “Một gia đình ba người”. Điều kỳ lạ đặc biệt của câu chuyện này là mỗi khi đứa trẻ này khóc thì con dê liền tự động chạy vào trong phòng. Thưa Pháp Sư, hiện tượng rất kỳ lạ, dê là phải đứng, nhưng nó vì để cho đứa trẻ này bú nên nó nằm ở trên giường đất để cho đứa trẻ bú. Và đứa trẻ này sau khi thấy dê mẹ vào thì nó không khóc nữa. Ngài xem nó đang bú này, đứa trẻ ngủ rồi. Hơn nữa bài văn này viết rất ngộ nghĩnh, anh ta viết là đứa trẻ hai tuổi sau này lớn lên thì rất nghịch ngợm, nó thường nắm râu của dê mẹ nhưng dê mẹ cũng không phiền, cứ để cho nó nắm. Sau đó họ ở nông thôn nên đứa trẻ phải cùng ông nội đi cày bừa trồng trọt. Khi đứa trẻ mệt thì dê mẹ rất nhân từ, liền đi chầm chậm để đứa trẻ vịn vào nó. Câu chuyện này làm con vô cùng xúc động. Thưa Pháp sư, con nghĩ thế này, con cũng là mẹ, con nghĩ nếu có một con chó con mất mẹ, con là loài người, con cũng không thể mang sữa của con cho nó bú, con sẽ để cho con của mình bú. Ngài cho rằng tính của con dê này là, con thực sự cảm thấy…
B: Con dê này mang ơn người trong nhà của họ nên nó đến để trả ơn.
A: Con dê này đến để trả ơn cho nhà họ sao.
B: Đúng vậy, là đến trả ơn, gia đình họ kiếp trước chắc chắn là có quan hệ rất mật thiết, không phải con dê nào cũng như vậy đâu.
A: Không phải con dê nào cũng như vậy à?
B: Không phải.
A: Đây đều có nhân quả thưa Pháp sư.
B: Có nhân quả.
A: Vậy sao ạ?
B: Con người và con vật đều có nhân quả kiếp trước, nhân duyên nhiều đời nhiều kiếp.
A: Không phải con dê nào cũng vậy.
B: Không phải.
A: Con hiểu rồi thưa Pháp sư.
B: Con người với con người cũng là có duyên nợ từ kiếp trước, khi không có duyên nợ thì cho dù ngày nào cũng gặp mặt nhưng cũng sẽ không có cảm xúc.
A: Pháp sư nói điều này con hiểu rõ rồi, vậy bây giờ con dê có duyên nợ lớn như thế với gia đình của họ, nếu sau này con dê già rồi, đem nó đi giết chết ăn thịt, vậy thì tạo tội nặng rồi, có thể họ đã giết tổ tiên của mình đúng không ạ?
B: Không sai, phải tri ân, báo ân.
A: Thưa Pháp sư, chúng con định sẽ quay bộ phim với nội dung như thế. Con đã từng xem một quyển sách nói Tào Tháo sau khi chết luân hồi làm heo, trên người con heo đó viết tên của ông ta. Xin hỏi Pháp Sư, nghiệp duyên như thế nào khiến ông ta bị đọa làm heo, ông ta cũng là anh hùng một thời mà.
B: Anh hùng cũng vậy thôi, ông ta tạo nghiệp quá nặng, bị đọa làm heo, điều này đã bị phát hiện, trên người con heo viết tên của ông ta, khi giết cạo sạch lông xem thấy hình như là Tào Tháo kiếp thứ bảy.
A: Kiếp thứ bảy?
B: Không chỉ làm heo mà ông ta nhất định đã bị đọa địa ngục, là từ trong địa ngục ra rồi lại bị đọa làm heo để người ta giết, quá khứ giết người ta, bây giờ bị người ta giết lại, một mạng đền một mạng.
A: Phải đền mạng?
B: Đúng, không sai.
A: Là như vậy, quả báo của việc sát sanh, sau đó ông ta cũng bị như vậy.
B: Đúng, quả báo của sát sanh là khổ nhất.
A: Quả báo của sát sanh là khổ nhất.
B: Khổ nhất, sát sanh phần lớn đều là tạo tội địa ngục.
A: Sát sanh là tạo tội địa ngục ạ?
B: Đúng vậy, đọa địa ngục, vì giết là sân hận, sân hận đọa địa ngục. Không thể khi giết người mà tâm vui vẻ, không thể như thế đúng không nào? Đều là tâm sân hận mà giết người.
A: Vì thế cái tâm sát này không nên có ạ.
B: Không nên có, đúng như thế.
A: Con người bây giờ cái gì cũng dám ăn cả, con có mang theo một số bức ảnh, Pháp Sư xem nhé. Những bức ảnh này đều khiến người xem kinh hãi, nào là con bò cạp, con rết, con rắn ngâm rượu, nhện chiên giòn, nước ép côn trùng, chuột rán, còn có hải mã và sao biển nướng… Con người vì tham ăn mà sát sanh nhiều như thế. Rất nhiều người nói rằng con người ngoài cái bàn bốn chân ra thì cái gì họ cũng dám ăn. Thưa Pháp Sư, giống như những con vật con giết trong đời này bám theo con, những con vật con giết con ăn trong quá khứ chúng cũng bám theo con. Ví dụ như con đã phá thai bốn lần thì chúng có theo con không? Trước đây con rất thích ăn trứng cá, thưa Pháp Sư, con thích ăn trứng cá lắm, cảm thấy rất thơm ngon! Vậy ngài nghĩ xem những linh hồn Bồ Tát bé nhỏ này, còn có những Bồ Tát động vật, họ có thể sẽ liên kết lại đến báo thù chúng con không?
B: Có thể.
A: Vậy thì nguy rồi.
B: Hôm nay không chỉ là liên kết lại để báo thù bạn, mà còn liên kết lại để báo thù toàn nhân loại. Tại sao bây giờ tai kiếp lại nhiều như thế? Bạn đừng cho rằng linh hồn thai nhi một mình nó không làm được gì, phá thai giết người bình quân mỗi ngày vượt qua con số 150.000. Mỗi ngày dồn lại, một năm hơn 50.000.000, mười năm thì 500.000.000. Tôi cho rằng không chỉ dừng lại ở mười năm đúng không? Điều này không thể tưởng tượng được, hai mươi năm con số lên đến 1 tỷ, tôi nghĩ rằng chắc chắn số lượng vượt qua 1 tỷ. Động vật thì càng nhiều hơn nữa, mỗi năm số động vật bị giết, tôi nghe báo cáo của Liên hiệp quốc gia thế giới, mỗi năm bị giết là hơn 330 tỷ. Những linh hồn này làm ra mây đen chướng khí trên trái đất của chúng ta. Bạn xem chúng ta ngồi máy bay, từ trên cao nhìn thấy phía dưới sương mù lất phất, đó là gì vậy? Oán khí, thật đáng sợ, chính oán khí này mang lại tai nạn cho chúng ta. Họ làm cho khí hậu của chúng ta bất thường, tạo ra rất nhiều tai nạn, chúng ta hờ hững không cảm nhận được, cứ cho rằng đây là tai họa tự nhiên, không phải như vậy đâu. Họ liên kết lại thì lực lượng này sẽ rất lớn.
A: Họ liên kết lại thì lực lượng này rất lớn, vậy đây là rắc rối lớn rồi.
B: Đúng, chính thế.
A: Vậy chúng ta phải làm sao đây?
B: Cho nên chúng ta bây giờ thật sự phải sám hối với họ, xin lỗi họ, làm Phật sự siêu độ cho họ. Có rất nhiều người họ có thể tiếp nhận; oán thù sâu nặng thì họ không đồng ý tiếp nhận, họ kiên trì nhất định phải trả thù, vậy thì sẽ rất rắc rối. Cho nên giảng Kinh cũng là cách hóa giải, bây giờ ngày nào cũng khuyên họ, chúng tôi hiện nay giảng Kinh dùng mạng Internet, dùng truyền hình vệ tinh, trong hư không này đối với họ đều có sự ảnh hưởng, đều mang đến lợi ích.
A: Đều mang đến lợi ích, họ cũng đang nghe.
B: Đúng, họ đang nghe, người nghe rất nhiều.
A: Thưa Pháp sư, bây giờ động vật sau khi bị giết một thời gian rất dài, tức là nói sau khi bị giết một khoảng thời gian dài thì thần thức sẽ rời khỏi xác của chúng. Vậy sau khi chúng rời khỏi xác, chúng ta mới ăn thịt của chúng, chiên xào nấu nướng chúng còn đau không ạ?
B: Vẫn còn đau.
A: Vẫn còn đúng không ạ? Tại sao vậy ạ?
B: Chúng vẫn chưa rời khỏi, động vật cũng giống như con người, linh tánh cao thì chúng rời khỏi tương đối sớm, linh tánh thấp thì rời khỏi trễ hơn. Bạn xem trong Kinh Phật có kể một câu chuyện, khi Phật Thích Ca Mâu Ni còn tại thế, có một công trình xây dựng ở vườn Kỳ Đà Cấp Cô Độc. Phật thấy có một tổ kiến, liền cho gọi các vị đệ tử đến xem, gọi mọi người đến xem tổ kiến này, Phật nói bảy vị Phật đã ra đời trong quá khứ, chúng vẫn còn làm thân con kiến. Thọ mạng của kiến không dài đến như thế, nhưng nó chết rồi lại đầu thai vào lại cái tổ kiến này, chúng không rời khỏi tổ của chúng.
A: Chúng không rời khỏi tổ của chúng.
B: Đúng thế, chúng tham luyến, không nỡ rời khỏi cái thân này, vì thế nên chúng làm kiến chết đi lại đầu thai làm thân con kiến, luân hồi ở trong cái tổ đó, đây là nguyên nhân tại sao? Do chấp trước quá kiên cố.
A: Quá cố chấp.
B: Đúng, bất kể chúng sanh trong đường nào, chỉ cần lòng chấp trước kiên cố thì khi họ chết đi tương đối khó khăn, thần thức họ rời khỏi tương đối trễ. Nếu họ không chấp trước, giống như người sau khi học Phật, biết được cái thân này không phải là mình, vậy thì họ sẽ rời khỏi rất nhanh. Thân này là giả tạm, thân này không phải là ta, linh tánh là ta, linh hồn là ta, vậy thì họ ra đi rất tự tại, ra đi rất nhanh. Bạn nghĩ xem, ai mà không yêu cái thân này chứ, ai mà không chấp cái thân này, vậy thì rắc rối lớn rồi. Vì vậy Phật nói cho chúng ta biết, sau khi con người đứt hơi, trong vòng tám tiếng đồng hồ không được chạm vào người của họ, tại sao như thế? Vì họ vẫn chưa đi, thường là tám tiếng đồng hồ, an toàn hơn thì tốt nhất là mười hai tiếng, mười bốn tiếng, khi đó thì phần lớn họ đều đã rời khỏi.
A: Chạm vào người thì họ sẽ như thế nào ạ?
B: Họ sẽ rất đau đớn.
A: Họ đau đớn.
B: Họ không thể nói ra, nhưng họ rất đau đớn, khi đau thì họ sanh lòng oán hận, chính lòng oán hận này khiến họ đọa vào địa ngục.
A: Đồng nghĩa là chính người thân đẩy họ vào địa ngục rồi.
B: Đúng, đúng thế, vì thế nếu Phật không nói thì làm sao chúng ta biết được.
A: Nhưng thế gian bây giờ rất nhiều người, người thân trong nhà vừa mất thì lập tức thay quần áo, khiêng người lên mặc quần áo. Làm như vậy là không được, đúng không ạ?
B: Không được, làm như vậy là có lỗi với họ.
A: Có lỗi với họ.
B: Đó là mang đến sự đau khổ cho họ, họ đau khổ thì sẽ sanh lòng oán hận. Oán hận này sẽ đọa địa ngục. Nếu không thì rơi vào đường súc sanh, thì sẽ đọa làm rắn độc hiểm ác, họ có độc vì họ mang theo hận, hận sẽ biến thành độc.
A: Thưa Pháp sư, tại đây con muốn nói với ngài, vì mẹ con trước đây rất thường hay lấy nước sôi đổ chết kiến, nhà con có kiến, chúng ăn những vật dụng bằng gỗ trong nhà, sau đó thì gặm đến thế này.
B: Đó là mối.
A: Đúng thế, sau đó mẹ con liền lấy nước sôi đổ vào chúng, còn luộc chết gián, sau đó còn luộc cả chuột nữa. Thưa Pháp Sư, sau này mẹ con bị bệnh, khoảng thời gian cuối cùng lúc sắp ra đi, mẹ con chỉ nói mãi một câu: “nước sôi, nước sôi”. Thưa Pháp Sư có phải là có liên quan đến việc luộc chết động vật của mẹ con không ạ?
B: Không sai, có liên quan.
A: Sau đó biểu hiện của mẹ rất kỳ lạ, giống con vật vậy đó, ngài nói đúng không ạ? Khi đó con không biết, bây giờ con mới nhớ lại, Thầy nói có liên quan không?
B: Có liên quan.
A: Vậy có rất nhiều người, rất nhiều người bây giờ đều giết kiến như thế thưa Pháp Sư.
B: Vậy thì đều phải chịu quả báo, bạn đã giết bao nhiêu mạng, đã hại chết bao nhiêu mạng rồi? Chúng ta có thể thương lượng với chúng được mà, có thể, mối ăn cái nhà, thà để cái nhà bị hư mục cũng không giết chết chúng, vậy thì chúng sẽ cảm ơn, chúng sẽ cảm động mà tự rời khỏi.
A: Thưa Pháp Sư, một khoảng thời gian trước đây có một thông tin nói rằng, có một cái hồ chứa nước hình như bị kiến đào rỗng hết. Vậy ngài nói chúng ta cũng không thể giết chúng sao?
B: Không thể giết chúng.
A: Phải thương lượng với chúng.
B: Đúng vậy. Chúng đến phá hoại đồ đạc của bạn đều là có oán thù, oán thù phải hóa giải, không nên dùng cách báo thù. Bạn báo thù nó thì sau này nó lại báo thù bạn, báo tới báo lui, không lúc nào ngừng nghỉ, cả hai bên đều đau khổ, tại sao không hóa giải nó?
A: Tức là khi kiến đến nhà mình, chúng đều có nhân duyên cả đúng không ạ?
B: Đương nhiên là có nhân duyên, tại sao nó lại không đến nhà người khác?
A: Vậy chúng ta khai thị cho nó, nó có thể hiểu được không?
B: Có thể hiểu được.
A: Có thể hiểu được.
B: Đúng thế, chính là tâm chân thành, tâm chân thành cung kính, chúng sẽ rất cảm ơn.
A: Thưa Pháp Sư, trong xã hội tỷ lệ ly hôn rất cao, con cái cũng không nghe lời, ngỗ nghịch với cha mẹ, bây giờ còn có rất nhiều đứa con cầm dao chém cha mẹ của mình, Pháp Sư nói có liên quan đến ăn thịt sát sanh không thưa ạ?
B: Có liên quan, đứa con này đến báo oán.
A: Là báo oán.
B: Có thể kiếp trước bạn ăn thịt của nó, kiếp này nó đến báo thù, báo thù đầu thai vào nhà của bạn, như vậy thì bạn không còn cách nào trốn tránh nữa, cho nên oan oan tương báo. Bạn xem Từ Hy Thái Hậu đời nhà Thanh chính là đến báo thù. Khi nhà Thanh vừa mới hưng thịnh, còn ở Đông Bắc chưa đến Trung Quốc, bộ tộc Diệp Hách Na Lạp là một tộc nhỏ, nhà Thanh tiêu diệt toàn bộ tộc của họ. Tất cả đều bị giết hết, Dậu Trưởng khi bị giết đã thề với trời: “bộ tộc của chúng tôi còn sót lại một người nữ cũng phải báo thù”, Từ Hy Thái Hậu chính là con cháu của họ. Vì thế sau khi nhà Thanh vào Trung Quốc, trong cung có điều lệ như thế này, đó là nhất định không cho phép người của bộ tộc Diệp Hách Na Lạp vào cung. Cho đến hai trăm năm sau, hai trăm năm trôi qua không có gì xảy ra cả nên Hoàng đế Hàm Phong cho phép Từ Hy vào cung dù biết bà là con cháu của bộ tộc Diệp Hách Na Lạp. Ông cho rằng đã hai trăm năm đâu có việc gì xảy ra, không ngờ rằng chính bà làm cho nhà Thanh sụp đổ.
A: Nhân duyên đã chín muồi.
B: Đúng là như thế! Bạn xem họ có cách có thể đợi hai trăm năm, lại đầu thai, đến nhà bạn để tiêu diệt bạn.
A: Cũng là lời thề của họ.
B: Đúng, đúng thế. Cho nên một bộ hai mươi lăm sử chính là một bộ sách ghi chép về nhân quả.
A: Hai mươi lăm sử là gì vậy ạ?
B: Hai mươi lăm triều đại của lịch sử Trung Quốc.
A: Thì ra là vậy.
B: Đúng vậy, những ghi chép trong đó, nếu bạn quan sát tỉ mỉ thì chính là những ghi chép về nhân quả báo ứng.
A: Chính là những ghi chép về nhân quả báo ứng.
B: Đúng thế.
A: Thưa Pháp Sư, có một số người nói không được mua gà sống rồi mang đi giết làm thịt, nhưng nếu họ ra chợ mua thịt đông lạnh, một con vật được phân ra rất nhiều miếng, nhà này ăn nhà kia ăn, thần thức của con vật sẽ bám theo tất cả những người ăn thịt của chúng sao?
B: Đúng thế, con vật này nó có linh tánh, thấy nhà nào vận suy rồi thì tìm nhà đó trước, khi đang còn vận tốt thì chúng tạm thời tránh đi, đợi đến khi vận suy thì quay lại, chúng cũng biết chọn lựa đấy.
A: Vậy nghĩa là loại thịt này cũng không thể ăn?
B: Tốt nhất là đừng ăn.
A: Tốt nhất là đừng nên ăn.
B: Đúng vậy.
A: Thưa Pháp Sư, cách thức chúng ta giết hại động vật ngày càng tàn nhẫn, có một món ăn, miền Nam gọi là món “Thử tam khiếu”. Sau này con hỏi “Thử tam khiếu” là gì? Vì con có một người bạn đã ăn qua món này, anh ta nói với con, tức là chuột mới sinh ra, lông còn chưa mọc dài, khi dùng đũa gắp nó lên, vì nó vẫn còn sống nên kêu lên một tiếng. Sau đó nhúng nó vào gia vị, con nghĩ gia vị đó chắc chắn là canh, nó lại kêu lên một tiếng. Rồi cho nó vào miệng nó lại kêu lên một tiếng nữa, chính là ba tiếng kêu, đây là một món ăn. Con còn có một bức ảnh, đây là món ăn nổi tiếng của Trung Hoa. Thưa Thầy, Thầy xem con bò này vẫn còn sống, đem nó cột vào khung thép, sau đó lột da sống. Người mua đứng bên cạnh: “Tôi muốn mua miếng thịt ở bên sườn”. Thầy xem con bò này tuy bị lột da nhưng mắt của nó vẫn đang mở to, thế là con người không ngừng giày vò nó. Tiệm ăn như vậy nổi như cồn, vì rất mắc tiền, chính vì giết bò sống. Sau đó thì họ lóc thịt nó từng miếng từng miếng: “Tôi muốn miếng này, tôi muốn miếng phía sau…”. Con người chính vì thỏa mãn sự tham ăn của mình đã ăn từng miếng thịt của nó khi nó vẫn còn sống. Thưa Thầy, bây giờ họ làm ông chủ hoặc người lóc thịt bò, con nghĩ, nếu họ có kiếp sau thì sẽ phải thọ lãnh quả báo càng thê thảm khốc liệt hơn con bò này.
B: Không sai, đúng vậy, sự tàn khốc này làm họ nhất định đọa địa ngục. Địa ngục gì vậy? Thọ báo ở địa ngục chính là quả báo giết bò của họ hiện giờ. Khi đến địa ngục, quỷ sứ sẽ bắt họ cột lại, cũng là từng dao từng dao mà cắt thịt của họ.
A: Đó là lăng trì.
B: Đúng, không sai. Bạn tạo ngiệp như thế nào thì sau này lãnh quả như thế đó, nghiệp nhân quả báo tơ hào không sai, nhất định là chính mình phải chịu trách nhiệm. Ở đây không có ai trừng phạt bạn cả, vậy cảnh giới này là gì? Là do nghiệp lực của chính bạn biến hiện ra.
A: Thưa Pháp Sư, vậy ngài nói khi họ phải bị tội lăng trì ở địa ngục, thì họ sẽ biết là do nhân quả gì: “Là vì tôi đã từng giày vò con bò như thế này”.
B: Họ biết, không sai. Họ đối xử với người khác, đối xử với chúng sanh như thế nào thì sau này bản thân phải chịu quả báo y như vậy.
A: Thưa Pháp Sư, có phải sau khi họ chịu tội ở địa ngục xong thì vẫn phải đầu thai trở lại làm con bò không?
B: Không sai, đó là trả nợ.
A: Thật là đáng sợ.
B: Đúng, đúng như thế. Ở địa ngục chịu quả báo, sau khi thọ báo xong thì đọa vào súc sanh để trả nợ, tức là bạn ăn nó nửa cân thì phải trả nó tám lạng. Hiểu được đạo lý này bạn còn dám ăn nữa không? Không phải là ăn thịt chúng mà là ăn thịt của chính mình, tự mình phải trả. Những lời nói này người bây giờ không tin, họ không thể chấp nhận, đợi khi tướng địa ngục của họ xuất hiện thì khi đó có hối hận cũng không kịp nữa. Thời xưa, đừng nói là quá lâu, sáu mươi năm trước, thời kỳ kháng chiến, xã hội đó giản dị mộc mạc, tâm con người lương thiện, đối xử với những con vật vẫn còn có chút tâm từ bi, không nhẫn tâm để chúng chịu khổ. Tức là khi ăn thịt chúng cũng yêu cầu phải làm sao để cho chúng bớt chịu tội, bớt đau khổ. Vì thế khi giết chúng nhất định phải một dao là mất mạng, bạn đâm nó càng nhiều dao bao nhiêu thì nó càng đau đớn bấy nhiêu. Bạn xem, Hồi giáo họ ăn thịt bò thịt dê, họ không ra bên ngoài mua, vì sao? Thịt bò thịt dê bên ngoài khi giết chúng rất tàn nhẫn, họ không nhẫn tâm. Vì thế họ nhất định phải là A Bặc, A Bặc anh ta biết cách giết như thế nào để con vật bớt đau khổ, đây đều là tâm từ bi. Cách giết con bò trong hình này giống y như xử tội lăng trì, như vậy thật là quá nhẫn tâm.
A: Xử tội lăng trì chính là lóc hết thịt của chúng từng miếng từng miếng.
B: Tức là cắt từng miếng một, đúng vậy đó, đây là việc làm vô cùng tàn nhẫn, làm sao có thể làm điều này chứ? Bạn xem con bò đó vẫn đang mở to mắt để nhìn đó.
A: Ngài xem, đây thật sự rất là đáng sợ.
B: Vẫn đang mở to mắt nhìn, thấy rất rõ ràng, họ chính là kẻ thù của nó, sau này nó sẽ đến báo thù.
A: Thưa Pháp Sư, ngài xem con bò này mở to mắt như thế, nó mang những người này đều ghi nhớ vào trong A-lại-da thức đúng không ạ?
B: Đúng, đương nhiên rồi, đương nhiên rồi, hận thấu xương.
A: Hận thấu xương.
B: Đương nhiên là hận thấu xương rồi, đến khi nó đến báo thù thì họ sẽ hối hận không kịp nữa.
A: Không kịp nữa rồi. Thưa Pháp Sư, con muốn nói về bệnh bò điên của vài năm về trước. Khi chuẩn bị tài liệu, con mới biết tại sao lại có bệnh bò điên. Bò và dê đều là động vật ăn cỏ, con người vì để nâng cao hiệu suất kinh tế nên ra sức nghĩ cách. Họ mang xương của bò dê đã chết mài nhuyễn thành bột, rồi dùng bột xương này để cho chúng ăn thay cỏ. Họ muốn nâng cao hiệu suất kinh tế, đáng tiếc rằng sự việc không ngờ đến đã xảy ra. Sau khi bò ăn xương của đồng loại chúng thì bị điên, hiện tượng bị điên này là toàn thân co giật, rồi sau đó não giống như tương hồ vậy. Con người ăn thịt của loại bò điên này, người cũng bị bệnh bò điên luôn. Nhà khoa học nói rằng mắc phải bệnh bò điên thì tỉ lệ tử vong là 100%, thật đáng sợ. Cho nên trong khoảng thời gian đó, khi bệnh bò điên hoành hành, rất nhiều người nói đến màu của bò bị thay đổi, đó là những điều rất đặc biệt. Quả thật là thời gian đó những gì liên quan đến thịt bò thì đều không đụng đến. Bây giờ con nêu ra một vấn đề của xã hội, thưa Pháp Sư, con muốn cho ngài xem một bức ảnh, không biết ngài đã xem chưa? Con người đã ăn thịt đồng loại rồi. Bức ảnh này là đứa trẻ vừa được mổ lấy ra, ngài xem bên cạnh còn có một con dao, họ ướp tương vào nó, bên cạnh là phụ liệu đó ạ. Bức ảnh này ngài xem trong đó có thịt gà, gì đó nữa, còn có đứa trẻ sơ sinh, xé từng miếng thịt đó để ăn. Bức ảnh này là canh nấu từ trẻ sơ sinh, người ta nói là đại bổ. Pháp Sư xem loại canh này, theo lời của một người bạn con kể lại, một chén canh thịt người, tức là canh nấu bằng trẻ sơ sinh, một chén canh to như vậy là hơn ba chục ngàn đồng nhân dân tệ. Sau đó dựa vào đứa trẻ sơ sinh này được bao nhiêu tháng, ví dụ như có đứa trẻ bảy tháng, có đứa trẻ năm tháng, giá tiền khác nhau, cao nhất là mấy chục ngàn đồng. Thưa Pháp Sư, con đang thắc mắc, con bò ăn bột xương của đồng loại thì bị điên, ngài đối với hiện tượng này có cách nhìn như thế nào, hiện tượng con vừa nêu đó thưa Pháp Sư?
B: Cũng giống như bệnh bò điên vậy, người này về sau chắc chắn sẽ bị điên.
A: Sau này chắc chắn sẽ bị điên.
B: Nhất định sẽ bị quả báo này, chắc chắn không có gì lợi ích đối với họ. Thời gian đó đến sớm hay muộn là do nghiệp báo khác nhau của họ, nhất định sẽ có quả báo. Cho nên tại sao thế gian này lại có tai nạn lớn, tai nạn không biết đã giết bao nhiêu người, những người có ý nghĩ và hành động bất thiện đều phải chết, không sót bất kỳ người nào. Con người bây giờ, ngoài ông trời ra không có ai quản nổi họ, pháp luật không có hiệu quả, đạo đức cũng mất rồi, luân lý cũng không còn nữa, nhân quả cũng không ai tin, cuối cùng thì ông trời trừng phạt, sự trừng phạt của ông trời là do mình tự làm tự chịu.
A: Tự làm tự chịu. Thưa Pháp Sư, chính bạn con nói với con, anh ta nói người anh ta quen biết, là người ở nông thôn có cuộc sống tương đối nghèo khổ khó khăn, hai vợ chồng chuyên làm việc này. Tức là nếu có tiệm đặt họ thì họ ăn ở với nhau có thai, sau đó có thể đến bảy tháng, hoặc mấy tháng gì đó thì mổ lấy đứa trẻ ra, người mua đợi họ. Họ làm việc như vậy đó, ngài nói họ mang cốt nhục của mình làm như vậy, người làm cha làm mẹ này, còn ông chủ mở tiệm như vậy, ngài nói xem quả báo rất đáng sợ, thưa Pháp Sư!
B: Đúng, đó đều là quả báo địa ngục, mà loại quả báo này ở trong địa ngục rất khó ra khỏi, không biết là phải chịu bao nhiêu tội, đọa vào địa ngục dễ, ra rất khó, không dễ dàng thoát khỏi được.
A: Không dễ dàng, thưa Pháp Sư, đứa trẻ này, chính là đứa trẻ trong bức ảnh mà chúng ta xem, lòng hận thù của nó lớn biết bao nhiêu, thưa Thầy!
B: Phải rồi, đúng thế đó.
A: Sau đây con xin đề cập một chút về vấn đề y học. Rất nhiều lĩnh vực y học hiện nay vì cần làm một số nghiên cứu nên đã dùng các loài động vật như chim, khỉ, mèo, thỏ, và đặc biệt là khỉ để làm thí nghiệm. Khi con người làm các thí nghiệm về thần kinh thì nhất định lấy khỉ làm thí nghiệm, sau đó thì gây kích thích điện gì đó. Con cũng có một số bức ảnh, Pháp Sư xem, con khỉ này bị kích thích điện đến như thế này, nó đau đớn biết bao khi bị kích thích điện. Con chim này cũng bị nạn không thể trốn được, gây kích thích điện cho nó. Sau đó còn có việc như thế này, ở đây con đặc biệt muốn nói rằng, vì con người bây giờ ai cũng muốn làm đẹp, rất nhiều người trong ngành mỹ phẩm dùng mắt thỏ để làm thí nghiệm. Con muốn đọc cho mọi người nghe, thỏ liên tục bị dùng mỹ phẩm trang điểm, tức là làm thí nghiệm tính kích thích của mỹ phẩm trên mắt của thỏ. Họ cột chúng lại, ra sức kéo mí mắt của chúng xuống, nhỏ loại mỹ phẩm này vào, thuốc tinh khiết, keo tóc, hoặc là dầu sơn móng tay. Sau đó lại ra sức khép mắt của chúng lại để tính kích thích đạt đến mức cao nhất, thí nghiệm này được thực hiện cho đến bây giờ. Phần lớn thỏ vì vật vã đau đớn mà tự bẻ gãy cổ của mình, hoặc mắt bị đau do kích thích, thối rữa chảy máu mà mất đi ánh sáng, cũng không được điều trị gì cả, sau khi thí nghiệm kết thúc, thỏ bị giết chết. Thưa Pháp Sư, ngài xem những con mắt của thỏ, Pháp Sư xem này.
B: Đúng thế!
A: Pháp Sư xem này, thê thảm quá.
B: Đúng thế!
A: Con nghĩ con người vì để trị bệnh cho con người mà khiến cho các loài động vật phải chịu sự giày vò quá đáng không còn tính người như thế, khiến cho thân xác của chúng mệt mỏi quá độ như thế. Xin hỏi Pháp Sư, có cách nào tốt hơn để thay thế thí nghiệm y học không?
B: Có, trải qua một khoảng thời gian tương đối dài, bệnh của con người sẽ không cần dùng thuốc nữa, ý niệm có thể chữa lành bệnh, bất kể bệnh gì.
A: Ý niệm có thể chữa lành bệnh của con người sao?
B: Chính là ý niệm thiện, tất cả bệnh tật đều là do ý niệm bất thiện sanh ra. Bạn chỉ cần thay đổi ý niệm, thân tâm bạn khỏe mạnh thì bệnh gì cũng đều không có, ngay cả ung thư cũng có thể trị hết. Hawaii dùng cách trị liệu dân gian, bạn đã từng nghe qua chưa?
A: Xin Pháp Sư nói cho chúng con nghe.
B: Người trị bệnh này đã viết ra rất nhiều sách, tôi xem qua rồi. Ngày 21/3/2012 tiến sĩ Hew Len đã đến thăm tôi, ông ấy năm nay 73 tuổi. Cách chữa bệnh giống như trong Kinh Phật nói vậy, hoàn toàn tương đồng với những gì nhà khoa học vật lý bây giờ nói. Ông ấy có bốn câu khẩu quyết trị bệnh, do nhiều thế hệ tổ tiên truyền lại, là: “Tôi yêu bạn, xin lỗi bạn, xin hãy tha thứ cho tôi, cảm ơn bạn”, rất có hiệu quả. Có một hôm chân của tôi bị co rút gân, tôi liền vuốt ve chân của mình, tôi nói: “Tôi yêu bạn, tôi xin lỗi vì đã không chăm sóc tốt khiến cho chân bị co rút gân ở chỗ này, xin hãy tha thứ cho tôi, cám ơn bạn”. Tôi nói như vậy ba lần thì đã khỏi rồi. Ông ấy chữa bệnh thay cho người khác mà không cần gặp mặt bệnh nhân, cũng không cần thuốc men, không cần toa thuốc, cũng không cần tiêm thuốc hay uống thuốc gì cả. Ông ấy chỉ cần tên họ, ngày sinh của người bệnh, bệnh tình của họ, chỉ cần ba điều này. Cách trị bệnh này xa vài ngàn dặm vẫn có hiệu quả, dùng ý niệm quán tưởng, cũng chính là thiền định mà Trung Quốc thường nói. Mang người bệnh và bản thân mình nghĩ thành một người, thân thể chúng ta hoàn toàn hòa hợp thành một thể, không có phân chia. Mình và người trở thành một thể, quán tưởng thành một thể. Sau đó thì bệnh của họ chính là bệnh của mình, tự mình dùng ý niệm, hoàn toàn dùng ý niệm thiện chữa lành bệnh thì khi đó bệnh của đối phương cũng khỏi hẳn. Ông ấy chữa lành bệnh mấy ngàn người, đều rất có hiệu quả. Bây giờ ở Mỹ và Nhật có rất nhiều người theo ông ta học tập, điều quan trọng nhất chính là tâm yêu thương, bạn không có tâm yêu thương thì sẽ không làm được. Tâm yêu thương, tâm thanh tịnh, nên cần hồi phục sạch sẽ tâm của mình. Ông ấy nói ký ức tốt hay ký ức xấu của bạn, tất cả đều phải xóa sạch hết, để tâm trở về trạng thái năng lượng bằng không, tức là tâm sạch sẽ, cái gì cũng không có, đây là chân tâm. Dùng chân tâm này để hồi phục tất cả các tế bào bệnh tật của mình trở lại bình thường, bệnh không phải sẽ không còn nữa hay sao? Cho nên dùng năng lượng của ý niệm để chữa bệnh, vì sao như vậy? Thân thể là vật chất, vật chất từ đâu mà có? Vật chất từ ý niệm mà có. Không có ý niệm thì không có vật chất. Ý niệm thiện, vật chất luôn luôn thiện; ý niệm bất thiện, hiện tượng vật chất này cũng đều là bất thiện. Nguyên lý này trong Kinh Phật nói rất rõ ràng, ngày nay nhà lượng tử lực học phát hiện, vì thế rất có đạo lý. Ông ấy nói với tôi, tôi hoàn toàn hiểu được, vạn vật trong trời đất với bản thân mình chính là một thể. Tâm yêu thương, tôi thường nói là điểm ban đầu của tự tánh, là trung tâm của chân tâm, cốt lõi của cốt lõi, chân tâm của chúng ta, cốt lõi của cốt lõi chính là chữ “ái”. Bạn có thể yêu thương người, có thể yêu thương vật, có thể yêu thương trời đất, đây chính là Phật Bồ Tát, đây chính là Thần Thánh. Ngược lại, cái gì cũng đều không yêu thương, đó chính là ma quỷ. Chính là hoàn toàn dùng tâm yêu thương để chữa lành bệnh. Mỗi ngày ông ấy dùng nửa tiếng đồng hồ để chữa bệnh cho một người, nửa tiếng đồng hồ để quán tưởng, khẩu quyết chính là bốn câu nói: “Tôi yêu bạn, xin lỗi bạn, xin hãy tha thứ cho tôi, cảm ơn bạn”. Bốn câu nói này lặp đi lặp lại trong vòng nửa tiếng đồng hồ, liên tục trong vòng ba mươi ngày, bên này không có vấn đề gì nữa, giải quyết xong rồi thì người bệnh bên đó cũng khỏi bệnh luôn, hoàn toàn là dùng ý niệm. Cho nên Phật Pháp nói “Tất cả pháp đều do tâm sanh”. Tất cả những tai nạn hiện nay đều là do ý niệm bất thiện của chúng ta biến hiện ra.
A: Mọi người chúng ta trên trái đất đều dùng cách này để chữa bệnh của mình thì những động vật Bồ Tát này sẽ không phải chịu sự giày vò mất tính người như thế này nữa.
B: Đúng thế, không sai. Ngày nay trở thành như thế này, nhân tố quan trọng nhất là gì? Là do chúng ta từ bỏ nền giáo dục tốt đẹp. Người phương Tây vứt bỏ giáo dục tôn giáo, từ sau khi khoa học kỹ thuật phát triển thì người phương Tây không tin tôn giáo, người phương Đông không tin tổ tiên, nên chúng ta phải chịu nạn kiếp này. Nhất thiết không nên cho rằng tổ tiên không hiểu khoa học kỹ thuật, trí tuệ của người bây giờ mãi mãi không thể theo kịp trí tuệ của tổ tiên. Tổ tiên có thể phát hiện ra lòng yêu thương này, tôn giáo có thể phát hiện ra lòng yêu thương này, nhưng nhà khoa học không thể phát hiện ra.
A: Thưa Pháp Sư, trên internet hiện nay có một chủ đề đang được bàn tán xôn xao, đó là việc bắt gấu còn sống lấy mật, đâu đâu cũng có. Con xem báo cáo nói rằng những con gấu bị con người làm hại một cách tàn nhẫn đã gần hai mươi lăm năm rồi, đó là lấy mật sống. Mỗi lần bị lấy mật, gấu vô cùng đau đớn, có một số con gấu không chịu nổi nên chúng móc bụng tự sát. Để tránh tình trạng chúng tự sát, người ta bắt nhốt chúng vào một cái lồng sắt, giam cầm chúng vĩnh viễn trong cái lồng sắt này. Sau đó khoét một cái lỗ ở bụng của nó, Pháp Sư xem, khiến cho nó không cử động được, cả đời nó chỉ có một tư thế như vậy. Pháp Sư xem bức ảnh này, cái lồng sắt này đã bị rỉ sét rất nghiêm trọng, lỗ khoét ở bụng không ngừng chảy máu mủ. Họ không ngừng hút mật của chúng như vậy đã mười năm, hai mươi năm, vùng da ở xung quanh đều đã bị thối rữa. Thưa Pháp Sư, cái lồng sắt này rỉ sét hết rồi, đã phân hủy thành như vậy, liên tục giày vò chúng. Khi con đọc bài viết này, con thật sự nghẹn ngào, con cảm thấy không chịu nổi cái cảm giác đó. Mỗi khi hút mật của nó, hai người cho gấu đeo túi sắt vào, kéo dây rút nhỏ lại, con gấu phát ra những tiếng kêu rất thê thảm, sau đó thì từng giọt mật xanh nhỏ ra. Khi người công nhân muốn làm việc này với con của gấu mẹ, khi muốn cho nó đeo túi sắt thì con gấu mẹ đột nhiên dùng đôi tay to lớn của nó bẻ gãy cái túi này, sau đó thì phóng ra giống như điên vậy, những người công nhân chạy tán loạn. Khi đó người phóng viên này cũng một phen hú vía, cảm thấy như con gấu sẽ chạy đến chỗ của anh ta. Nhưng nó không quan tâm đến họ, mà chạy thẳng đến chỗ con gấu con, dùng móng vuốt của nó muốn bẻ gãy cái túi sắt ra. Nó làm cách nào cũng không tháo ra được, sau đó nó dùng hết sức ôm gấu con vào lòng, nó liếm gấu con, rồi giống như người mẹ đang vỗ về con của mình, nó vỗ vỗ gấu con. Cuối cùng nó kêu lên một tiếng dài, nước mắt đầm đìa, rồi nó bóp chết con của mình. Sau khi bóp chết con gấu con, nó kêu lên những tiếng kêu như than khóc, rất thê thảm, rồi nó cũng tự đâm đầu vào tường tự sát. Thưa Thầy, con nghĩ bản thân nó không muốn chịu sự giày vò giống như địa ngục, nó cũng không muốn con của nó chịu sự giày vò đó. Nó giết con của nó như vậy, thưa Pháp Sư, ngài nói nó làm như vậy có xem là sát sanh không?
B: Nó chính là yêu con của mình.
A: Yêu con nó.
B: Đúng, nó không muốn để con nó chịu cái khổ như vậy.
A: Không muốn để con nó chịu khổ như vậy.
B: Đúng thế, như vậy là quá khổ rồi, sống không bằng chết.
A: Sống không bằng chết, sống không bằng chết! Thưa Pháp Sư, ngài xem bây giờ rất nhiều loại thuốc Trung y thành phần bên trong đều có mật gấu.
B: Tôi nói cho bạn biết, mật gấu nếu lấy bằng cách này, thì sự oán hận của chúng, hận thấu xương, mật gấu này chắc chắn có độc, tuyệt đối không tốt đối với con người.
A: Lấy mật như thế, loại thuốc này cũng đều không dùng được, đúng không ạ?
B: Dưới sự căm hờn phẫn nộ như thế thì chắc chắn có độc.
A: Chắc chắn có độc.
B: Nhất định có độc.
A: Thưa Pháp Sư, sau khi con xem bài viết này, con đã thề là sau này ngộ nhỡ con mắc phải bệnh gì, con thấy loại thuốc đó có mật gấu, con kiên quyết không dung. Con cảm thấy hành động này độc ác, không có tính người, quá đau khổ rồi. Vì bài viết này quá dài, hôm nay con không thể chia sẻ với mọi người, con cảm thấy thật sự là quá đau đớn cho các con gấu. Thưa Pháp Sư, nếu con người bị bệnh, chắc chắn sẽ có loại thuốc có tính chất thực vật thay thế cho loại mật gấu này.
B: Đúng, bây giờ chúng ta dần dần hiểu rõ rồi, ngay cả thuốc mang tính thực vật cũng không cần nữa, chỉ cần chấn chỉnh lại tâm của mình.
A: Thuốc mang tính chất thực vật cũng không cần, vậy thuốc Trung y cũng không cần, đúng không ạ?
B: Đúng vậy. Bạn xem tiến sĩ Hew Len, ông ấy không cần, bạn thật sự hiểu rõ lời trong Kinh Phật nói: “Tất cả pháp là do tâm sanh”. Thân thể chúng ta là vật chất, vật chất là do ý niệm sanh ra, ý niệm có thể làm chủ vật chất. Tế bào của chúng ta tại sao lại mắc bệnh? Là do tham, sân, si, mạn, nghi. Bây giờ tôi không tham lam, không sân hận, không si mê, không ngạo mạn, không hoài nghi thì tế bào của tôi hồi phục lại bình thường. Chỉ cần buông bỏ ý niệm bất thiện, ý niệm tự tư tự lợi, ý niệm thị phi nhân ngã, tất cả đều buông xuống thì bạn làm sao lại không khỏe mạnh được chứ! Đạo lý này là chân lý, 3000 năm trước Phật đã nói trong Kinh, nhà vật lý học bây giờ đã chứng minh được rồi, tổ tiên nhiều đời của tiến sĩ Hew Len đã truyền lại cách chữa bệnh rất hiệu quả này. Rất nhiều năm về trước tôi theo Lão Sư Lý học Kinh giáo ở Đài Trung, khi đó tôi học Phật được bảy năm rồi, tôi ở Đài Trung học theo cách ăn uống của Thầy, một ngày ăn một bữa, rất đơn giản. Tôi lãnh hội được thì chia sẻ với Thầy, sự tiêu hao năng lượng của con người, tôi cho rằng hơn 90% là tiêu hao cho vọng niệm, lao động trí óc và lao động chân tay đều tiêu hao không nhiều. Vì tôi thấy Lão Sư Lý, sức lao động của Thầy bằng với sức lao động của năm người bình thường cộng lại, sức lao động lớn như thế mà mỗi ngày chỉ ăn một bữa, ăn ít như vậy mà Thầy có thể duy trì được, điều này nói rõ tâm của Thầy thanh tịnh. Cho nên tôi kết luận rằng sự tiêu hao năng lượng là do vọng tưởng, tạp niệm. Vọng tưởng, tạp niệm càng nhiều thì bạn phải bổ sung nhiều, không bổ sung thì thể lực không đủ. Nếu vọng tưởng ít, tâm thanh tịnh, thì họ tiêu hao năng lượng ít, chỉ cần một ít là có thể duy trì. Tôi đưa ra nhận xét như vậy, Thầy đồng ý, Thầy nói đúng là như vậy. Chúng ta cố gắng không nghĩ ngợi lung tung, bỏ đi hết những suy nghĩ không cần thiết, thân tâm bạn khỏe mạnh, bạn sẽ không bị bệnh. Bị bệnh thì chỉ là cảm sổ mũi, chú ý vấn đề ăn uống, chỗ ở là được. Vì vậy con người có thể tự bảo vệ mình, ơn trên cho bạn cái thân này, cho bạn sức khỏe, tự bạn phải biết bảo vệ mình, không thể phá hỏng nó. Ăn bạo uống bạo chính là căn nguyên của bệnh tật, thân thể có nhiều cơ quan như thế, bạn chỉ lo cho cái lưỡi, chỉ để cho nó thoải mái, mùi vị là do nó cảm nhận, qua ba tấc lưỡi. Bạn vì nó mà hy sinh các cơ quan khác của mình, như vậy không phải là dại dột hay sao? Khi chúng ta biết yêu thương bảo vệ mỗi cơ quan trong thân thể, yêu thương bảo vệ từng tế bào của cơ thể, thì đó mới gọi là tình yêu thương chân thật. Bạn vì tham muốn sự hưởng thụ mà tạo vô lượng vô biên nghiệp tội, khiến toàn bộ cơ thể phải chịu tội, khiến linh hồn cũng phải chịu tội, vậy là sai rồi, sai lầm lớn rồi.
A: Con xin nghe lời dạy của Pháp Sư, cũng giống như việc lấy mật gấu vậy, nó không chỉ không thể trị được bệnh cho mình mà còn…
B: Chắc chắn có độc tố.
A: Chắc chắn có độc, ngược lại còn hại bản thân mình nữa đúng không ạ?
B: Có kịch độc, nhất định là có kịch độc.
A: Nhất định là có kịch độc sao?
B: Chắc chắn có kịch độc. Bạn xem con người lúc sắp chết, nếu khi đó có một niệm phẫn nộ, oán hận, tức giận thì sẽ bị đọa địa ngục ngay. Sự thù hận đó của con gấu sâu nặng biết bao nhiêu, đời đời kiếp kiếp nó cũng sẽ không quên, nó sẽ tha thứ cho bạn sao? Việc này không thể xảy ra. Bây giờ vận khí của bạn còn đang tốt, nó bất lực đối với bạn, đến khi vận của bạn suy rồi thì nó sẽ tìm đến.
A: Thưa Pháp Sư, con có một bức ảnh nhưng bây giờ con tìm không thấy, chính là nói rất nhiều con gấu sau khi bị hút mật như thế, cuối cùng đều bị ung thư, bức ảnh đó nhìn rất đáng sợ. Là do chúng phiền muộn u uất đúng không ạ? Thưa Pháp Sư, tâm trạng của chúng quá u uất.
B: Không sai.
A: Rất nhiều người nói giết động vật, đặc biệt là giết các loài bò bay xuẩn động như côn trùng, ruồi, muỗi, gián…, để cho chúng sớm thoát khỏi kiếp súc sanh, như vậy có đúng không ạ?
B: Vậy thì bạn phải có công phu mới được, bạn thật sự có thể giúp chúng rời khỏi kiếp súc sanh, vậy thì được. Bạn không có bản lĩnh này thì không thể được. Bạn không có bản lãnh này, ruồi muỗi chúng cũng tham sống sợ chết, bạn giết nó thì nó sẽ báo thù. Thực sự có bản lãnh này thì được, có thể siêu độ cho chúng; nếu không có bản lãnh này thì không thể làm như vậy được.
A: Có một số người học Phật nói: “Thịt dù sao cũng là để cho người ăn, để người khác ăn chi bằng để cho tôi ăn, tôi còn có thể siêu độ cho chúng”, vì thế có một số người tuy đã học Phật được hai, ba chục năm rồi mà vẫn còn ăn thịt. Xin hỏi Pháp Sư như vậy có đúng Pháp không? Như vậy có chướng ngại sự vãng sanh của họ không?
B: Chướng ngại.
A: Có chướng ngại.
B: Bạn là người có công phu thật sự thì bạn đã không ăn thịt nữa rồi, người thật sự có tâm từ bi thì sao lại nhẫn tâm ăn thịt chứ? Nhất là thịt bây giờ lại không sạch sẽ, tôi cảm thấy thịt đều có độc tố.
A: Cách nói, cách nghĩ này đều là sai, đúng không ạ?
B: Sai rồi, không có tâm từ bi. Bạn muốn cầu vãng sanh, trong Kinh nói với bạn: “Phát Bồ-đề tâm, nhất hướng chuyên niệm”, tâm Bồ-đề của bạn vẫn chưa phát ra. Bạn phát ra là cái tâm tham, là tâm tham sân si mạn, tâm tham sân si mạn, niệm Phật không thể vãng sanh được.
A: Vậy đây chỉ là lý do của những người niệm Phật này, là lý do của bản thân họ.
B: Cầu vãng sanh mà còn ăn thịt, làm gì có đạo lý này chứ? Nói như thế nào cũng không thể thông suốt được.
A: Thưa Pháp Sư, bây giờ con người tự sát ngày càng nhiều, nhất là thanh thiếu niên, tỉ lệ tự sát hiện nay quả thật là không ngừng tăng lên. Pháp Sư cho rằng tự sát có được xem là sát sanh không ạ?
B: Đúng như vậy, người tự sát rất đáng thương, đây là thiếu đạo đức.
A: Là thiếu đạo đức sao ạ?
B: Đúng thế, là đại bất hiếu, bố mẹ sinh ra và nuôi dưỡng mình, hi vọng mình sau này có thể thành tựu. Bạn tự sát rồi, bạn khiến cha mẹ đau lòng biết bao, đây chính là sai lầm, chính là tội lỗi. Bạn đến với thế gian này là có sứ mạng, có trách nhiệm, bạn không gánh vác trách nhiệm, lại buông bỏ tất cả, chọn lấy tự sát là sai rồi. Con người sống ở thế gian này không phải vì tự sát, làm gì có chuyện vì tự sát mà đến thế gian này chứ? Đạo lý này nhất định phải hiểu rõ. Khó khăn đau khổ phải cố gắng chịu đựng, bạn có thể chịu đựng được, có thể nhẫn nhịn được thì cảnh giới sẽ nâng lên. Con người phải ở trong hoàn cảnh mà rèn luyện bản thân mình, thuận cảnh không khởi tâm tham luyến, nghịch cảnh không sinh lòng oán hận, luôn luôn bảo vệ duy trì tâm thanh tịnh bình đẳng, đây là đạo. Bất kể làm ngành nghề nào cũng có thể đền ơn Tổ quốc, cũng có thể giúp ích xã hội. Thế gian có một câu nói: “Mọi người vì mình, mình phải vì mọi người mà đền đáp”. Biết bao nhiêu người cung cấp cho chúng ta quần áo, thức ăn, chỗ ở, việc làm. Cuộc sống không dễ dàng tí nào cả, sao chúng ta có thể không chịu trách nhiệm chứ? Cho nên mỗi người cần phải làm tốt công việc của bản thân mình, đó chính là sự đền đáp. Xã hội là một quần thể, không có một cá nhân nào có thể tồn tại độc lập được, nhất định phải nương tựa vào quần chúng, vì thế mọi người đều là ân nhân và chịu ơn lẫn nhau.
A: Chịu ơn lẫn nhau.
B: Đúng, có ơn lẫn nhau. Tôn giáo là giáo dục, hai chữ này của Trung Quốc rất hay, chúng tôi nói cho những người ở các tôn giáo khác trên toàn thế giới nghe, họ đều rất vui vẻ tiếp nhận. “Tôn” của Trung Quốc có ba nghĩa, tôn là chủ yếu, tôn là quan trọng, cũng là tôn sùng; “Giáo” là giáo dục, giáo học, giáo hóa. Hai chữ này kết hợp lại với nhau có nghĩa là sự giáo dục quan trọng nhất của loài người, sự giáo hóa được tôn sùng nhất, giáo học chủ yếu nhất. Ba ý nghĩa của nó, chủ yếu là, như tôi vẫn thường nói, là loại giáo dục chủ yếu, là công tác dạy học quan trọng, là loại giáo hóa đáng được tôn sùng, điều này kết hợp lại ý nghĩa tốt đẹp biết bao! Bây giờ tôn giáo có làm được ý nghĩa này không? Đây là do những người trong tôn giáo chúng ta chưa làm tốt hết công việc của mình, không làm tốt đó là có tội. Chúng ta nhận sự cúng dường của mọi người, chúng ta không báo ơn, nếu dùng khấn vái để báo đáp thì người ta nói là mê tín. Cho nên vài năm gần đây, chúng tôi qua lại với rất nhiều tôn giáo trên quốc tế, đều là đề xướng tôn giáo phải quay về với giáo dục.
A: Tôn giáo phải quay về với giáo dục.
B: Phải quay về với giáo dục, tôi nói để các bạn nghĩ xem, những người sáng lập ra tôn giáo đều làm công việc giáo dục. Phật Thích Ca Mâu Ni dạy học 49 năm, Muhammad dạy học 27 năm, thánh Moses cũng dạy hai, ba mươi năm, chúa Giêsu dạy được 3 năm thì bị hại chết. Người nào không phải là nhà giáo dục của xã hội chứ! Những điều ghi chép trong Kinh điển đều là tài liệu dạy học của họ. Thế hệ sau chúng ta bây giờ tiếp nhận tôn giáo này lại mang giáo dục bỏ đi, đây là sai lầm lớn. Vì vậy nên người trong xã hội xem thường chúng ta, cho rằng chúng ta là ký sinh trùng, không có cống hiến gì cho xã hội cả. Vì sao các Thánh nhân trong quá khứ lại được nhiều người tôn kính như thế? Đó là có đạo lý đấy. Chúng ta ngày nay làm sai rồi, cho nên nhất định phải quay về với giáo dục.
A: Nhất định phải quay về với giáo dục, giáo dục rất quan trọng.
B: Đúng thế, giáo dục tôn giáo đúng lúc bổ sung cho sự thiếu sót của giáo dục hiện nay trên toàn thế giới. Giáo dục của thế giới không có luân lý, không có đạo đức, không có nhân quả, không có giáo dục triết lý của Thánh nhân. Trong tôn giáo có những điều này, vừa đúng lúc mang nó bổ sung vào. Cho nên sau khi tôn giáo quay lại với công việc giáo dục sẽ là sự cống hiến rất to lớn đối xã hội.
A: Thưa Pháp Sư, chúng con vô cùng cảm ơn ngài!
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
“Điều cần thiết nơi phẩm hạnh của người Thầy là đạo đức và tình thương”
Phỏng vấn 11:00 20/11/2024Đó là lời chia sẻ chân thành của Đại đức Thích Quảng Tịnh, trụ trì chùa Pháp Lạc ( xã Giang Điền, H.Trảng Bom, tỉnh Đồng Nai) với Phatgiao.org.vn nhân ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11.
Voice talent Nguyễn Bình Nguyên - “Kẻ Trộm Hương”: “Sách của Thiền sư Nhất Hạnh dễ hiểu, dễ ứng dụng”
Phỏng vấn 09:51 15/11/2024Nguyễn Bình Nguyên (sinh năm 1989), nickname “Kẻ Trộm Hương” - một voice talent - vừa đọc lại cuốn sách “Đường xưa mây trắng” của thiền sư Thích Nhất Hạnh được nhiều người đón nhận.
Phật tử Phạm Trọng Đạt: “Nhờ thuyền từ Bát-nhã, con vượt qua nỗi đau mất 2 người thân nhất”
Phỏng vấn 10:33 10/11/2024Phạm Trọng Đạt, sinh năm 2001, pháp danh Pháp Hạnh - là một Phật tử thuần thành, thường làm các thiện sự và đặc biệt có duyên thân cận với các bậc tôn đức đạo cao đức trọng.
Thượng tọa Tâm Định: “Phật giáo xứ Thanh để lại dấu ấn đẹp trong lòng dân tộc”
Phỏng vấn 15:43 26/10/2024Trong hai ngày 30 và 31/10 và 1/11 tới, Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Thanh Hóa tổ chức Đại lễ Kỷ niệm 40 năm thành lập (1/11/1984 – 1/11/2024). Nhân sự kiện đặc biệt này Cổng thông tin Phật giáo thuộc GHPGVN (phatgiao.org.vn) đã có trao đổi cùng Thượng tọa Thích Tâm Định, Trưởng Ban Trị sự GHPGVN tỉnh.
Xem thêm