Phỏng vấn Pháp sư Tịnh Không để hiểu căn nguyên của tai nạn và bệnh tật của nhân loại
Cuộc phỏng vấn được thực hiện tháng 4/2012 tại Hiệp hội Giáo dục Phật đà Hồng Công do nhà báo Đinh Gia Lệ (A) và Lão Pháp sư Tịnh Không (B). Nội dung cuộc phỏng vấn rất đáng đọc và suy ngẫm, xin giới thiệu cùng Phật tử.
A: Hôm nay với cơ duyên khó gặp, chúng tôi vô cùng may mắn được phỏng vấn Cao Tăng Đại Đức của Phật Giáo Thế Giới - Lão Pháp Sư Tịnh Không về những vấn đề có liên quan đến chủ đề này. Sư phụ thượng nhân tôn kính, con xin kính chào Ngài!
B: Chào bạn!
A: Vô cùng cảm ơn Pháp Sư đã đồng ý nhận lời mời tham gia buổi phỏng vấn của chúng con. Tháng 6/2010, báo cáo phát biểu của Sở Kế Hoạch Môi Trường Liên Hiệp Quốc và Ủy Ban Châu Âu đều nói rằng: “Muốn giảm mạnh sự ảnh hưởng của môi trường, cách duy nhất chính là thay đổi một cách mạnh mẽ việc ăn uống của toàn thế giới, từ bỏ tất cả những thực phẩm mang tính động vật. Nếu không dừng lại hoặc hạn chế việc ăn thịt thì cả trái đất sẽ bị hủy diệt, việc này có liên quan đến sự tồn vong của tất cả mọi người, đây không còn là sự lựa chọn của riêng một cá nhân nào nữa”. Cách nói này thật khiến người nghe khiếp sợ, điều này có phải là nói quá sự thật không? Kính mong Lão Pháp Sư từ bi khai thị cho chúng con.
B: Cách nói này, tôi cảm thấy là đang nói về tình hình của xã hội hiện nay, chính xác là như vậy. Nói về phương diện ăn uống, khiến tôi nhớ đến thời thơ ấu của chúng tôi, vào thời kỳ kháng chiến, những loại thức ăn đơn giản tốt cho sức khỏe đó so với thức ăn hiện nay, làm cho chúng tôi cảm thấy nhớ vô cùng. Thức ăn bây giờ thật sự khiến cho chúng ta thấp thỏm lo âu từng ngày, vì nó không bình thường, vấn đề bất bình thường của con người cũng từ đó mà sinh ra. Cuộc sống bình thường, sinh hoạt ăn uống bình thường, đó là khỏe mạnh nhất. Người Trung Quốc thời xưa rất xem trọng việc này, trong Tả Truyện có câu “Nhân khí thường tắc yêu hưng” nghĩa là khi chúng ta từ bỏ cái bình thường thì yêu ma quỷ quái sẽ xuất hiện, yêu ma quỷ quái làm loạn xã hội, nhiễu loạn tinh thần, mang đến tai nạn cho chúng ta. Cho nên ngày nay những người này phát hiện ra, tôi cho rằng đây là một tin tốt lành.
A: Cảm ơn Pháp Sư. Thưa Pháp Sư, có người nói rằng con người là động vật cấp cao trên trái đất, là loại có linh tánh trong vạn vật, mạnh được yếu thua là quy luật của tự nhiên. Vậy việc động vật bị con người giết, bị con người ăn, con người ăn chúng là hợp với lẽ trời. Rất nhiều người có quan niệm này đã nói rằng ăn thịt có gì không tốt chứ? Hằng trăm hằng vạn người đều ăn thịt, tại sao tôi lại không ăn? Xin Pháp Sư từ bi khai thị cho chúng con.
B: Tôi cũng không ăn.
A: Ngài cũng không ăn.
B: Đúng thế. Từ năm hai mươi sáu tuổi, tôi được nghe Phật Pháp, nửa năm sau đó thì tôi bỏ ăn thịt. Lúc tôi còn trẻ, khi học ở trường, đã từng tiếp xúc qua Kitô giáo và Hồi giáo, thời gian đó tôi phản đối nhất chính là Phật giáo, vì tôi không có sự hiểu biết đối với Phật giáo. Kinh Koran và Kinh Thánh còn có người giảng, giảng giải nghe cũng có đạo lý. Tôi chưa từng nghe ai giảng qua Phật giáo, hơn nữa ý nghĩa lại tương đối sâu, xem Kinh điển lại không hiểu, vì thế sinh ra rất nhiều hiểu lầm. Sau khi hiểu rõ rồi thì mới biết tội nghiệp mà chúng tôi tạo rất sâu nặng. Thời kháng chiến tôi bị thất học ba năm, nên tôi học săn bắn, vì thế mà sát sanh rất nhiều. Biết được những nhân quả báo ứng này, con người thế gian thật sự giống như Phật nói vậy, bạn đến thế gian này để làm gì? Phật đã nói một câu như vầy: “Nhân sinh thù nghiệp”.
A: Nhân sinh thù nghiệp.
B: Để trả nghiệp của bạn. Bạn làm thiện bạn đến hưởng phước, bạn tạo ác bạn đến chịu tội, nhân quả báo ứng không mảy may sai sót. Tôi nghĩ đến ba năm săn bắn trong quá khứ đã sát sanh nhiều không kể xiết, đã kết oán thù với những chúng sanh này, loại oan oan tương báo này vô cùng đáng sợ, vì thế tôi lập tức chọn ăn chay. Vả lại việc chọn ăn chay cũng có đạo lý của nó, người thế gian chúng ta chỉ hiểu được phải đảm bảo vệ sinh, bảo vệ sinh lý, ăn phải sạch sẽ, phải tươi ngon. Hiểu sâu hơn một bậc, tôi cho rằng là Hồi giáo, họ không những chỉ xem trọng việc đảm bảo vệ sinh, họ còn hiểu được “vệ tính”, đó chính là bảo vệ tính tình của mình, điều đó liên quan đến tính tình của họ. Nếu thức ăn đó khiến cho mình tính khí không tốt, thì tốt nhất là nên ít ăn loại thức ăn đó. Đó chính là ngũ tân trong Phật giáo.
A: Ngũ tân.
B: Bạn xem chữ “tân” (葷) trên đầu có chữ “thảo”, “tân” không phải là thịt, ngũ tân chính là hành, tỏi, hẹ, kiệu và hành tây. Những loại này tại sao lại không nên ăn? Tính tình không tốt, ăn sống dễ nổi nóng.
A: Dễ nóng giận.
B: Đúng thế, chúng khiến bạn nổi giận, khi ăn chín thì nó sinh ra hoocmon dễ dẫn đến kích động, chính là do nguyên nhân này, trong thời điểm phát dục, bảy mươi tuổi trở lên thì phần lớn tính tình của bạn đã định rồi, nên điều này không quan trọng nữa. Mặt khác nếu là dùng làm thuốc thì được.
A: Dùng làm thuốc thì được.
B: Đúng vậy, đặc biệt là thời đại bây giờ, thức ăn đều không an toàn, củ tỏi thật sự có thể giúp chúng ta giải độc, giúp chúng ta diệt khuẩn, cho nên đối với hiện nay thì tôi cho rằng đây là loại thức ăn cần thiết. Trước đây chúng tôi ở Thư Viện Nghe Nhìn Hoa Tạng tại Đài Loan, Hàn Quán Trưởng bà ấy quy định mỗi tuần phải ăn tỏi một lần, mỗi người ăn sống ít nhất là một hoặc hai tép, ăn sống mới có tác dụng.
A: Ăn sống mới có tác dụng, diệt khuẩn đúng không ạ?
B: Đúng, giúp chúng ta tăng cường sức đề kháng, đúng thế, điều này rất có lý. Cho nên Phật Pháp là nói lý lẽ, rất thấu tình đạt lý, không cố chấp cứng nhắc. Tuy nhiên năm loại thức ăn này, phần lớn mọi người nhất định phải kiêng cữ, đặc biệt là đối với người trẻ tuổi. Người lớn tuổi, người bệnh, nếu bác sĩ bảo bạn ăn thì bạn mới có thể ăn. Cho nên nhất định phải xem trọng việc ăn uống. Đối với động vật, nói thật, chúng ta không nên ăn thịt của chúng, vì đó là một sinh mạng!
A: Là một sinh mạng!
B: Đúng, cho nên nói mạnh được yếu thua là gì? Đó chính là hiện tượng quả báo của oan oan tương báo, quá khứ nó ăn thịt bạn, bây giờ bạn ăn thịt nó. Chúng ta giác ngộ rồi, quá khứ nó ăn thịt tôi, thôi bỏ đi, bây giờ tôi không ăn thịt nó nữa, như vậy là tốt, oán kết này đã được hóa giải. Nếu không thì không thể hóa giải được, đời đời kiếp kiếp báo tới báo lui, cả hai bên đều đau khổ, đặc biệt là thịt hiện nay. Bốn năm trước đây, cư sĩ Tề mời tôi đến thăm Sơn Đông – Đức Châu – Khánh Vân. Cô ấy đã đưa tôi đến tham quan một trại nuôi vịt. Cô ấy nói với tôi, trại nuôi vịt này chuyên cung cấp vịt cho những tiệm vịt quay ở Bắc Kinh, chiếm tỷ lệ 1/3, số lượng rất lớn. Tôi đi tham quan, ở nơi đó cô ấy cầm lên một con vịt con để vào lòng bàn tay của tôi, con vịt lớn cỡ như thế này Cô ấy hỏi tôi: “Thầy à, Thầy xem con vịt này sinh ra được mấy ngày rồi?” Tôi nói ít nhất cũng phải một tuần cho đến mười ngày thì mới có thể lớn như vậy. Cô ấy nói cho tôi biết nó chỉ mới sinh ra vào ngày hôm qua. Tôi giật cả mình, tôi hỏi vịt ở đây nuôi bao nhiêu ngày thì đem đến Bắc Kinh làm thịt? Họ nói hai, ba tuần. Vậy có thể ăn được không? Đây là dùng chất hóa học kích thích thúc đẩy, chắc chắn không tốt cho sức khỏe. Cho nên lúc đó tôi nói với người bên cạnh: “Loại thực phẩm này không ăn được, thức ăn để nuôi chúng đều có độc, không bình thường, trứng của chúng cũng không nên ăn. Trước đây chúng ta không thấy, bây giờ đã được tận mắt chứng kiến”.
Nuôi một con heo mới một, hai tháng thì đem giết rồi. Trước đây thông thường nhà nông họ nuôi heo mất một năm, vịt nuôi ít nhất cũng bảy, tám tháng, mười tháng nó mới lớn được như vậy. Bây giờ vài tuần đã lớn như thế rồi, cho nên tất cả đều không bình thường, vậy bạn có dám ăn không? Tôi đã không ăn thịt sáu mươi năm rồi, không biết tình hình thực tế ra sao. Tôi đã từng hỏi thăm vợ của Thầy Phương Đông Mỹ, sau khi Thầy mất tôi thường hỏi thăm bà ấy. Có một lần tôi hỏi bà: “Bây giờ mọi người ăn thịt heo, thịt gà, hãy nghĩ xem mùi vị có giống như chúng ta ăn trước thời kỳ kháng chiến không?” Bà ấy trầm tư suy nghĩ năm phút rồi nói với tôi là không giống, mùi vị không đúng rồi. Sáu mươi năm trước thức ăn mà chúng tôi ăn là được sinh trưởng bình thường, phát triển tự nhiên, còn bây giờ toàn dùng chất hóa học thúc đẩy, tất cả đều có độc. Cho nên hiện nay rất nhiều người mắc những căn bệnh kỳ lạ, sáu mươi năm trước không có, đều là hiện nay mới có những căn bệnh lạ như vậy, từ đâu mà có? Bệnh từ miệng vào, đều là do thức ăn mang đến. Không phải chỉ động vật, mà hiện nay ngay cả thực vật cũng dùng phân bón hóa học, thuốc trừ sâu, hoàn toàn không tự nhiên, vì thế con người ăn thức ăn này vào thì không tốt cho sức khỏe. Ngay cả tiến sĩ Toynbee vào những năm bảy mươi cũng đã ra sức tuyên truyền, kêu gọi nông nghiệp phải quay về trồng trọt bằng sức người, đó mới là an toàn khỏe mạnh. Ông ta phản đối việc sử dụng cơ giới hóa, càng phản đối việc sử dụng phân bón hóa học, thuốc trừ sâu, biến đổi gen. Đây là điều ông ta tuyệt đối không tán thành, điều này có đạo lý của nó.
7 lời dạy hữu ích của Hòa thượng Tịnh Không
A: Thưa Pháp Sư, theo con được biết, bây giờ trong khoảng thời gian sống ngắn ngủi của động vật, chúng phải chịu hàng loạt sự giày vò như nhiệt độ quá nóng hoặc quá lạnh trong quá trình bị bắt, quá trình giết mổ. Không chỉ có vậy, hiện nay trên toàn cầu còn áp đặt thêm cho động vật các loại thuốc hoocmon, chất kháng sinh, còn có chất kích thích nữa, các loại thuốc này lên đến khoảng 2700 loại. Con có quen biết một ông chủ trại gà, ông ấy cho biết, vốn dĩ tuổi thọ của gà là bảy năm, bây giờ chỉ còn bốn mươi lăm ngày, nghĩa là từ lúc chúng sinh ra đến khi chúng được bốn mươi lăm ngày thì được dọn lên bàn ăn của con người. Ông ấy vừa phải tiêm thuốc cho chúng, vừa phải cho chúng uống thuốc, gồm có 16 loại thuốc. Thực ra thêm nhiều loại thuốc như vậy cho những con vật này, vô hình trung, biến cơ thể chúng thật sự trở thành một cái ấm sắc thuốc.
B: Không sai.
A: Có một chuyên gia về ngành gia cầm nói rằng: “Con gà mà bây giờ chúng ta ăn không nên gọi là con gà, mà nên đổi tên thành “gà thuốc””.
B: Thực ra gọi là “gà thuốc” vẫn chưa đúng, phải gọi là “gà độc”.
A: “Gà độc”.
B: Đó là thuốc độc, con người ăn vào làm sao có thể khỏe mạnh được? Ăn vào là chết đó.
A: Thưa Pháp Sư, các chuyên gia nói là trên thân mỗi động vật đều có xác độc. Xác độc tức là sau khi động vật chết đi, sự phân hủy từ từ của thể xác sinh ra độc tố, thời gian càng lâu thì độc tính trong xác chết càng lớn. Thực ra, mọi người không ít thì nhiều đều ăn những loại thức ăn này, hơn nữa việc thêm thuốc cho động vật đã trở thành một bí mật đã được vén màn. Ngài thấy đó, bây giờ mọi người ai cũng biết được hiện tượng này nhưng họ vẫn cứ ăn, Thầy nói đây là tại vì sao ạ?
B: Đây là mê muội, mà vì sao lại mê muội? Là do tâm tham, do tâm tham làm hại, tham chính là độc. Trong Kinh Phật gọi tham, sân, si là tam độc, đây là gì vậy? Là do tâm của bạn mang đến, tâm của bạn không tốt, trong tâm có độc. Vì thế Phật dạy chúng ta: “Siêng tu giới định huệ, diệt trừ tham sân si”, buông bỏ tam độc trong tâm. Ngay cả tiến sĩ Hew Len ở Hawaii – Mỹ, ngày 21 tháng trước (21/3/2012), ông ấy đến thăm tôi, chúng tôi lần đầu tiên gặp nhau, ông ấy nói rõ phương pháp trị bệnh lâu đời của Hawaii là hoàn toàn dùng tâm lý.
A: Hoàn toàn dùng tâm lý.
B: Dùng tâm lý. Phương pháp trị liệu này của ông ấy không cần dùng thuốc, không cần dùng kim tiêm, không cần uống thuốc, trong khoảng một tháng, bệnh kỳ lạ nào cũng có thể chữa khỏi, phương pháp này chính là dùng tâm thanh tịnh. Vì thế ông ấy cần phải loại bỏ tất cả tham sân si trong tâm của mình, loại trừ bỏ tất cả độc tố ở trong tâm.
A: Độc tố trong tâm.
B: Ông ấy gọi là thanh lý, tức là đem nó làm sạch sẽ. Ông ấy nói những ký ức bất thiện phải quét sạch, những ký ức tốt đẹp cũng phải từ bỏ. Tâm của bạn ban đầu vốn dĩ thanh tịnh, không nhiễm một chút bụi nhơ, phục hồi trở lại tâm ban đầu, cái năng lực này sẽ rất lớn. Phương pháp điều trị rất đơn giản, không cần phải gặp mặt người bệnh, cách xa ngàn dặm cũng có cách chữa bệnh giúp họ. Ông ấy cần những thứ gì? Tên họ, giới tính, ngày tháng năm sinh, ông ấy cần những thứ này, cần biết thêm bệnh tình của người bệnh nữa. Cách trị bệnh của ông ấy quan trọng nhất là nghĩ người bệnh và bản thân mình là một thể, mình và người trở thành một không hai. Sau khi nghĩ thành một thể thì bệnh của họ là bệnh của mình. Tôi bị bệnh ở đâu, dùng ý niệm của chính mình để điều trị, và các ý niệm không tốt hoàn toàn được quét sạch, dùng ý niệm thuần tịnh thuần thiện. Ông ấy nói mỗi ngày dùng nửa tiếng đồng hồ để quán tưởng, giống như chúng ta hồi hướng vậy, hồi hướng cho họ, liên tục khoảng 1 tháng – 30 lần không ngừng nghỉ, một ngày một lần, một lần khoảng nửa tiếng đồng hồ. Sau ba mươi ngày, bản thân mình khỏi bệnh thì đối phương cũng khỏi bệnh luôn, thật là kỳ diệu. Lý luận này tôi có thể hiểu được, vì trong Kinh Phật có câu “Điều phục tâm một chỗ thì không có việc gì không thể làm được”. Tâm của chúng ta tạp loạn, đây là gốc của tật bệnh, là nguyên nhân khiến chúng ta mắc bệnh. Nếu tâm của chúng ta thanh tịnh, không có các tạp niệm, vọng tưởng, tà niệm thì bạn không thể bị bệnh. Phải đặc biệt chú ý đến ăn uống, bây giờ ngay cả rau cải, lúa gạo cũng đều có vấn đề, điều này không ổn rồi. Tôi e rằng qua vài năm nữa, không khí có thể cũng có vấn đề, nước cũng có vấn đề, vậy con người làm sao mà sống đây? Vì thế điều mà các nhà khoa học đưa ra là có lý, nếu không thay đổi, sự thiệt hại về sức khỏe của chúng ta, loài người trên trái đất sẽ bị tiêu diệt.
A: Thưa Pháp Sư, người nuôi gà không ăn thịt gà, người nuôi heo không ăn thịt heo, người nuôi cá không ăn thịt cá, vì họ biết được nội tình bên trong.
B: Họ hiểu được, họ biết được. Nhưng họ biết mà vẫn làm như vậy để bán cho người khác, quả báo của nhân quả rất đáng sợ. Điều này người Trung Quốc thường gọi là “mưu tài hại mạng”, đây là tạo tội địa ngục, không thể làm như vậy được.
A: Thưa Pháp Sư, có một lần con đến trại gà quay phim, con cùng ông chủ đi đến phía trước để xem một con gà thì đột nhiên thấy nó ngã lăn ra chết. Sau đó ông chủ trại gà nói: “Cô có biết tại sao con gà này chết không?” Con trả lời: “Tôi không biết”. Ông ấy nói là xuất huyết não. Con hỏi: “Tại sao lại thế?”. Ông ấy nói: “Vì chúng tôi cho nó ăn liên tục, ánh sáng được chiếu liên tục vào nó, nhiệm vụ của nó là ăn không ngừng, không gian sống cả đời của nó không lớn hơn một tờ giấy A4. Vì vậy lúc nó ăn liên tục không ngừng như thế, vả lại trong thức ăn của gà còn tăng thêm một lượng lớn chất kích thích tăng trưởng, cùng với chất kích thích phát triển thịt, nó càng ăn nhiều thì toàn bộ cholesterol đi lên não, sau đó dẫn đến xuất huyết não mà chết”. Rồi ông chủ trại gà nói với con: “Tôi nói cho cô biết, cô nhất định không được ăn thịt gà đó.” Con nói: “Hả, vậy sao.”
B: Có lý. Cô nên trả lời rằng: “Không những tôi không dám ăn mà tôi còn phải giúp anh tuyên truyền để tất cả mọi người trên thế giới cũng đều không dám ăn thịt gà”. (cười)
A: Cho nên con người, họ… Nhiều khi con cảm thấy rất là… Ví dụ nói người thân của anh ta, hoặc bạn của anh ta biết anh ta bị bệnh, họ tuyệt đối không dám dùng chén đũa của anh ta, cũng không dám ăn thức ăn thừa của anh ta, sợ ăn phải nước dãi của anh ta mà bị lây bệnh. Nhưng con người lại mang những miếng thịt to tướng, cũng không hỏi xem những miếng thịt này có bệnh hay không, những miếng xác to tướng, đương nhiên là có cả nước dãi nước dịch, ăn một cách ngấu nghiến lại còn khen ngon. Người Đông Bắc chúng con đặc biệt rất thích ăn tiết canh, tức là máu sau khi giết heo chảy ra thì hứng ngay vào chén cho đông lại. Lúc đó họ cũng không suy nghĩ là như vậy có phù hợp với tiêu chuẩn vệ sinh của họ hay không? Nhưng khi mọi người cùng ăn uống với nhau thì lại xem trọng việc dùng đũa chung, muỗng chung. Cho nên con nói rằng hiện nay rất nhiều người sợ đi ra mộ, nhưng thực ra họ đã biến cái bụng của mình thành nghĩa địa của động vật rồi, cũng không sợ ma quỷ hoành hành quậy phá trong bụng mình, thực sự những động vật này cũng không biết chọn phong thủy.
Thưa Pháp Sư, mấy năm trước con có xem qua một bộ phim, một nhóm người đương nhiên là ông chủ giàu có, họ đến trước lồng khỉ, bầy khỉ liền hoảng loạn lên, cả bầy khỉ hoảng loạn nhốn nháo, trốn trước trốn sau, ánh mắt vô cùng kinh hãi nhìn nhóm người đó. Chắc chắn ông chủ là người rất giàu có, ông ta là người có rất nhiều tiền, ngạo nghễ nhìn bầy khỉ, vừa thấy con khỉ béo tốt thì chỉ ngay vào nó, con khỉ này… Pháp Sư biết không, khi con khỉ vừa thấy ông ta chỉ vào nó thì nó xìu xuống ngay, ánh mắt nó bỗng chốc liền thay đổi, tức khắc trở nên thế này tay chân xìu xuống, thất thần. Sau đó con khỉ đó được bắt để riêng một bên. Khi người phục vụ bắt con khỉ này lên thì ánh mắt của nó đã hồn xiêu phách lạc, họ ngay tức khắc mang nó để vào bàn. Mọi người ngồi vào bàn xong, thì cạo sạch lông trên đầu con khỉ, lấy cây búa nhỏ gõ boong vào đầu nó, con khỉ kêu thất thanh á á..., người phục vụ liền gỡ vỏ não của con khỉ ra. Con người thì cười ha ha trong tiếng kêu thảm khốc không ngừng của con khỉ. Sau đó họ bắt đầu ăn não khỉ. Thưa Pháp Sư, con không hiểu, con xin hỏi Ngài vì sao họ vừa chỉ vào con khỉ thì nó trở thành như thế này?
B: Nó đều biết cả.
A: Nó đều biết cả.
B: Nó biết hết, nó không ngốc chút nào. Bạn vừa chỉ nó thì nó biết ngay là bạn muốn giết nó, bạn muốn ăn nó, hơn nữa lại dùng cách thức tàn khốc như thế, đó là sự kinh sợ của nó, khi kinh sợ thì sẽ phát ra chất độc. Trước đây Lý Lão Sư kể cho chúng tôi nghe một câu chuyện, người mẹ cho con bú, đứa con bú sữa mẹ không bao lâu thì chết. Khi kiểm tra thì phát hiện ra trong sữa có độc, độc từ đâu mà có? Khi tức giận thì cho con bú, lúc này đứa trẻ bú sữa thì bị trúng độc. Vì thế khi cho con bú thì nhất định phải giữ tâm ôn hòa vui vẻ, như vậy thì sữa này mới có chất dinh dưỡng. Nếu trong khi tức giận, oán hận mà cho con bú thì đứa trẻ này chắc chắn sẽ chết. Vậy thì bạn hãy nghĩ xem, những con vật này, khi bạn giết chúng, chúng có hận bạn không? Não khỉ đó có độc, chắc chắn là có độc. Tất cả động vật khi bạn giết chúng, không có con nào vui vẻ để bạn giết nó cả, chúng đều kêu lên những âm thanh rên rỉ thê thảm không gì bằng, đó chính là oán hận. Cho nên hiểu rõ đạo lý này rồi, những món thịt đó bạn còn dám ăn nữa không?
A: Mỗi con vật đều giống con người, chúng đều tham sống sợ chết.
B: Đều giống như vậy cả.
A: Thưa Pháp Sư, động vật trước khi chết sợ hãi như thế, tức là giống như lúc nãy Ngài nói, có thể sinh ra độc tố rất lớn khi được ăn vào cơ thể người. Mọi người thường hay nói ăn gì bổ nấy, Ngài nói xem con khỉ đó sợ đến như vậy, tại họ sao lại ăn não khỉ, chính là vì họ cho rằng não khỉ này có thể bổ não, họ ăn não khỉ này thật sự có thể bổ não của họ không?
B: Ăn loại não khỉ này, não của họ sẽ ngày càng trở nên hồ đồ, càng trở nên lú lẫn.
A: Ngày càng trở nên hồ đồ.
B: Hồ đồ, những người học Phật chúng ta phần lớn đều biết điều này. Bạn xem vài năm gần đây, mỗi vùng đều có nhiều người bị nhập, mà thông tin những người bị nhập này tiết lộ cho chúng ta hầu hết đều là tin xấu, đều nói sẽ mang đến tai họa, tai họa là do tâm bất thiện, do hành vi bất thiện chiêu cảm. Con người dùng cái tâm này đối với người, đối với động vật, về mặt nhân quả mà nói, thì làm sao có thể có báo ứng tốt được chứ? Không thể có được. Chúng ta dùng tâm yêu thương đối xử với người thì người mới dùng tâm yêu thương đối xử với chúng ta. Mình dùng cái tâm giết hại đối xử với chúng, muốn ăn chúng, chúng sẽ dùng cái tâm gì để đáp trả lại đây? Chúng ta nhất định phải nghĩ đến điều này. Cả vũ trụ, trung tâm của vũ trụ trong Phật Pháp gọi là tự tánh, bổn tánh, Phật Pháp gọi là pháp tánh, đây đều là nói đến chân tâm, cốt lõi của chân tâm là gì? Chính là thương yêu. Tổ tiên của chúng ta đã biết từ rất lâu rồi, điều thứ nhất trong ngũ luân là tình cảm giữa cha mẹ và con cái (phụ tử hữu thân), từ “thân” này có nghĩa là thương yêu, thương yêu là điểm khởi đầu của tự tánh.
A: Điểm khởi đầu của tự tánh.
B: Đúng vậy, tức là điểm bắt đầu chân tâm của chúng ta, trung tâm của trung tâm chính là tâm yêu thương thuần tịnh thuần thiện, sanh ra đã có rồi, không cần ai dạy cả, là tình cảm phụ tử hữu thân. Cho nên giáo dục truyền thống chính là giáo dục của tình yêu thương.
A: Giáo dục của tình yêu thương.
B: Giáo dục của tình yêu thương, điều này đã được giữ vững mấy ngàn năm nay, từ phụ tử hữu thân mở rộng ra đến ngũ luân, ngũ thường, tứ duy, bát đức; đều từ đây mà sinh ra, đây chín là gốc. Vì thế người Trung Quốc thời xưa nói “Tánh người vốn thiện”. Bạn xem hai câu đầu của Tam Tự Kinh là “Nhân chi sơ, tính bổn thiện”, chính là nói về tình yêu thương này. Con người bây giờ không biết yêu thương chính mình thì làm sao biết yêu thương người khác chứ? Họ không biết tự yêu thương bản thân, nếu biết yêu thương chính mình thì làm sao có thể ăn những loại thứ ăn này? Những động vật này đối với thân tâm của chính mình đều là kịch độc, đều có sự tổn hại rất lớn. Cho nên con người sống khổ sở như thế, sống tội nghiệp như thế, lại còn sát sanh, còn ăn thịt, vậy làm sao được? Họ không biết tự yêu thương mình thì sẽ không biết yêu thương người khác. Vì vậy ngày nay nói hồi phục giáo dục truyền thống là việc không dễ dàng, có rất nhiều người hỏi tôi đến khi nào mới có thể hồi phục được? Tôi nói ít nhất phải hai trăm năm, không có được khoảng thời gian hai trăm năm thì sẽ không thấy được hiệu quả. Bây giờ thế hệ nào cũng có người học tập là tốt rồi, đừng để ngọn đèn này tắt đi. Đến sau hai trăm năm, khi tâm con người từ từ trở nên thuần thiện, tâm con người hướng thiện thì phước báo sẽ hiện tiền.
A: Tâm con người hướng thiện thì phước báo sẽ hiện tiền.
B: Tâm con người bất thiện, hiện ra sẽ là ác báo, không phải thiện báo. Hiện nay tai nạn trên trái đất nhiều như vậy, xã hội loạn lạc, đều là do tâm bất thiện chiêu cảm. Đạo lý này là thật, đều ở trước mắt chúng ta, chỉ cần tĩnh lặng thì bạn sẽ thấy được tất cả.
A: Thưa Pháp Sư, có một lần chúng con quay phim, muốn mượn heo của nông dân. Người nông dân này nói: “Tôi không cho mượn, nếu các vị cần nó thì hãy mua, nếu không, khi trả con heo đó về, nó cũng không sống được nữa”. Nhưng chúng con không tin. Kỳ thực khi chúng con quay phim, khi trói con heo thì nó kêu rất dữ dội. Trước khi trói nó, con thấy nó hoảng loạn quẩn quanh một chỗ, con bước đến xem thì thấy chân của nó run cầm cập. Trong lòng chúng con biết nên chúng con cũng nói với con heo đó: “Chỉ đóng giả thôi, giả bộ trói mày một lát thôi, không phải giết mày thật đâu”. Con heo đó vẫn không ổn, nó cứ kêu thảm thiết, cứ như thế. Chúng con không tin lời của người nông dân đó, sau khi quay phim xong chúng con đem con heo đó thả trở về, con heo đó thật sự vẫn như thế, nó không ăn cũng không uống gì cả, ba ngày sau thì con heo đó chết. Thưa Pháp Sư, con có thắc mắc, Thầy thấy đó, chúng con cũng không có giết nó, tại sao nó lại tự bỏ ăn bỏ uống vậy? Nó có thể đoán được điều gì sao thưa Pháp Sư?
B: Bạn hiểu được đạo lý này không? Nó đã bị dọa chết.
A: Nó bị dọa chết.
B: Đúng vậy. Khi bạn nói với nó những lời tốt đẹp, nó không tin bạn, nó cho rằng bạn lừa nó, nó đối với con người không có niềm tin, nó đã bị dọa chết.
A: Nó bị dọa chết.
B: Đúng vậy.
A: Chính là lúc rất nhiều người đến trước mặt nó, trói nó lại, trong khoảng thời gian ngắn ngủi đó nó đã bị dọa chết.
B: Không sai, nó bị dọa chết. Thực sự mà nói hiện nay trên đời này có rất nhiều người bị mắc bệnh, họ chết cũng là do bị hù dọa mà chết.
A: Cũng là bị dọa chết sao? Rất nhiều người biết mình bị bệnh ung thư cũng là bị dọa chết sao thưa Pháp Sư?
B: Đúng. 90% là bị hù dọa mà chết.
A: 90% đều là bị hù dọa mà chết.
B: Đúng thế, nếu như bạn không để tâm vào đó, xem nhẹ việc sống chết, không bận tâm thì sẽ không bị nó hù dọa, vậy bệnh có thể chữa khỏi. Động vật cũng như thế, chúng cũng chính là bị dọa chết.
A: Thưa Pháp Sư, chúng ta trước đây vẫn cho rằng heo là loài động vật ngu ngốc nhất, điều này là sai rồi, heo cực kỳ thông minh. Người ta vừa mang sợi dây đến trước mặt nó thì nó đã biết rõ mạng sống của nó bị nguy hiểm rồi.
B: Nó biết rõ.
A: Tuy rằng nó không biết nói nhưng nó biết rất rõ ràng.
B: Hoàn toàn biết rõ.
A: Nó bị dọa chết!
B: Đúng vậy. Bạn nói lời tốt gì với nó, nó cũng không tin bạn, vì bạn ngày ngày nói dối, không ai tin bạn cả. Nếu như người có đức hạnh, có đạo đức đến nói với nó, có lẽ nó sẽ tin.
A: Sát đạo dâm vọng này của chúng con…
B: Do đó nó không tin tưởng bạn.
A: Thưa Pháp Sư, tại đây con xin chia sẻ với mọi người câu chuyện về một con trâu. Có một hôm ở tại một lò mổ, đây là câu chuyện kể về người thật việc thật xảy ra trước đây. Khi người mổ trâu sắp làm thịt con trâu thì bỗng nhiên con trâu này quỳ sụp xuống đất, sau đó thì nước mắt đầm đìa, rơi liên tục, kéo thế nào nó cũng không động đậy, nó quỳ mãi như thế và nước mắt cứ rơi hoài. Người mổ trâu này không ra tay được, liền nói với người bạn làm chung, gọi rất nhiều người đều là bạn cùng nghề đến nói rằng: “Các ông xem con trâu này cứ quỳ ở đây hoài, ánh mắt của nó vô cùng đáng thương, nhìn thấy người là nước mắt rơi đầm đìa”. Bảy, tám người ở trong lò mổ đều bị dọa đến sợ cũng khóc theo luôn, sau đó họ quyết định mua lại con trâu này, dùng 3700 đồng mua lại con trâu. Con cũng có mang hình chụp đến đây, Thầy xem này, đây là hình họ chụp lại. Sau khi mua lại xong thì họ mang nó đến gửi cho một ngôi chùa. Con trâu này từ khi được cứu, về sau khi nó thấy con người liền quỳ lạy người, Ngài xem này.
B: Đúng thế, khi bạn cứu mạng động vật, nó sẽ biết ơn bạn.
A: Nó biết nhớ ơn.
B: Biết đấy.
A: Con trâu này khóc thảm thiết, nó quỳ xuống cầu cứu, hành động này của con trâu khiến chúng ta hết sức kinh ngạc. Thưa Pháp Sư, xin Ngài từ bi khai thị, người ta nói trâu bò là loài động vật có linh tính nhất đúng không Thầy?
B: Bất cứ loài nào cũng có linh tính cả, không thể xem thường được. Quá khứ chúng cũng là người, vì làm việc sai quấy nên đầu thai vào loài động vật. Đây là chân tướng sự thật. Trong Kinh Đại Thừa nói rất rõ ràng, tại sao lại đọa lạc vào đường súc sanh. Là do ngu si. Cũng vì họ không có trí tuệ, không phân biệt được đúng sai, không thể phân biệt được chánh tà, không thể phân biệt được thiện ác, không thể phân biệt được lợi và hại, những người giống như vậy bây giờ rất nhiều.
A: Rất nhiều.
B: Đúng vậy, bởi vì thật sự đây là vấn đề của giáo dục. Giáo dục trên thế giới hiện nay của chúng ta chỉ dạy khoa học kỹ thuật, không dạy luân thường đạo lý nữa, đạo đức cũng không dạy, nhân quả cũng không dạy, giáo dục của Thánh Hiền cũng không dạy nữa. Vì thế họ không còn biết đâu là đúng, đâu là sai, không còn tiêu chuẩn nữa rồi. Nếu như họ đã được học những điều này thì trong tâm họ có chừng mực, có tiêu chuẩn, tự bản thân họ có thể cân nhắc, dù có nông nổi một chút nhưng phần lớn không ngoài khuôn khổ cho phép. Bây giờ tiêu chuẩn không còn nữa, quá giới hạn rồi, ác cho là thiện, thiện xem thành ác. Hôm nay bạn mạnh, có chức có quyền, bạn ức hiếp người khác, người ta chịu sự ức hiếp của bạn, phước báo của bạn có thể sẽ hưởng hết, bạn hưởng thụ hết rồi thì sao? Khi bạn hưởng hết rồi thì tội báo của bạn sẽ hiện ra trước mắt. Người Trung Quốc thời xưa có câu “Phú quý không quá ba đời”, tức là còn hưởng được đến ba đời. Hiện nay phú quý tự mình hưởng một đời e cũng hưởng không nổi, cuối cùng vấn đề xảy ra, nào là phá sản, tù tội… Đây là những điều chúng ta vẫn thường thấy, tức là bạn hưởng không quá một đời thì đã hết rồi.
A: Hưởng không quá một đời thì đã hết rồi.
B: Đúng thế, vì bạn chỉ hưởng phước mà bạn lại không gieo phước, người xưa hưởng phước và gieo phước, nên phước báo của họ có thể kéo dài. Bây giờ thì hưởng phước tạo nghiệp, ra sức ức hiếp người khác. Vậy thì những động vật này càng khỏi phải nói, họ đều cho rằng những động vật này đáng để họ ăn, họ đều nghĩ như thế. Trong Kinh Phật nói: “Người chết làm dê, dê chết làm người”, tương lai sẽ đảo ngược lại, chúng giàu có, còn bạn thì biến thành súc sanh, chúng sẽ ăn lại thịt của bạn.
Hóa giải lòng oán hận sâu nặng theo lời dạy của Hòa thượng Tịnh Không
A: Thưa Pháp Sư, con xin bổ sung thêm một câu vào ý này, con bỗng nhiên nhớ lại một câu chuyện. Lúc con còn nhỏ, bà nội con nói với con, bà nói về con bò, bà nói như thế này: “Không được ăn thịt bò, con bò này tại sao lại sanh làm thân con bò? Vì kiếp trước nó làm quan, nhưng nó làm tham quan cho nên bị đọa làm thân con bò”. Thưa Pháp Sư, bà nội con nói như vậy có đúng không?
B: Có lý, động vật đều là người đầu thai cả, sau khi chúng thọ tội xong thì chúng có thể trở lại làm người, đây gọi là lục đạo luân hồi. Bây giờ chúng ta đã hiểu rõ rồi, ba đường ác là để tiêu trừ nghiệp tội.
A: Tiêu trừ nghiệp tội.
B: Đúng, nghiệp tội của bạn phải tiêu trừ, đến đâu để tiêu trừ? Ba đường ác là để tiêu trừ nghiệp tội.
A: Tiêu trừ ở ba đường ác.
B: Đúng vậy, ba đường thiện là để tiêu phước báo.
A: Tiêu phước báo.
B: Không sai, phước báo cũng tiêu mất, tâm của bạn thanh tịnh thì cả tội lẫn phước đều không có.
A: Tội, phước đều không có.
B: Tâm của bạn mới thanh tịnh được, tâm thanh tịnh là chân tâm, tội phước đều là nhiễm ô.
A: Thưa Pháp Sư, giả sử trong mạng của con có phước, con muốn tu hành, con không muốn nhận cái phước này, con không hưởng cái phước này, như vậy có được không?
B: Không hưởng phước này, mang phước này đem cho tất cả chúng sanh hưởng, vậy là được.
A: Tức là quên mình vì người đúng không ạ?
B: Đúng rồi. Người thật sự hiểu được đạo lý này, tuy có phước báo nhưng bản thân họ vẫn sống cuộc sống giản dị, phước báo của họ có thể giúp được rất nhiều người .
A: Họ mang tiền cuả tặng cho những người đang cần chúng.
B: Đúng, cho những người đang cần. Người mà tôi thấy được trong cuộc đời tôi chính là Thầy hiệu trưởng trước đây của tôi, Thầy Châu Bang Đạo. Thầy là một vị quan liêm khiết. Từ trước đến giờ tôi chưa từng nghe nói qua, có lẽ trên thế gian này chỉ có một mình Thầy ấy, không tìm được người thứ hai như thế, Thầy ở Đài Loan làm chức chính vụ thứ trưởng bộ khảo tuyển.
A: Bộ khảo tuyển là gì vậy thưa Thầy?
B: Chính là quản lý tuyển chọn nhân tài.
A: Quyền lực này rất lớn.
B: Đúng thế, tuyển chọn nhân tài. Quản lý rất nhiều cuộc thi mỗi năm của quốc gia, nếu cần nhân tài, thì họ chuyên phụ trách về mảng thi cử này, cả đời theo nghề giáo dục. Cơ quan cấp cho Thầy ấy một chiếc xe con, Thầy ấy là Phó bộ trưởng nên lắp điện thoại nhà cho Thầy ấy. Chiếc xe đó nếu không phải là việc công thì Thầy không dùng, có việc riêng thì đón xe buýt; điện thoại không phải việc công thì không dùng, bên ngoài gọi đến thì được, còn bản thân tuyệt đối không gọi. Bản thân có việc riêng thì gọi điện thoại công cộng bên ngoài.
A: Thầy ấy thật liêm khiết, không lạm dụng của công, người này thật là đáng nể!
B: Đúng vậy! Thầy ấy nói rằng: “Tôi gọi điện vì việc riêng của tôi thì cơ quan phải trả tiền, phải đóng tiền điện thoại”. Con trai của Thầy thấy ba mình như vậy - con trai Thầy là bạn học của chúng tôi nên rất thân. Cậu ta nói ba của mình là cổ hủ, không hiểu thế thái nhân tình. Cậu ta phê bình ba của mình, ngay cả họ là con cái mà còn nói như thế này: “Quả thật là rất bất tiện”. Vì vậy con trai Thầy thường nói rằng làm học trò của Thầy thì tốt, làm con của Thầy thì rất khổ.
A: Thực ra cậu ấy không biết Thầy đang tích lũy âm đức bảo hộ cho con cháu của thầy.
B: Rất tốt.
A: Đối với họ thực sự là rất tốt.
B: Đúng thế, bạn xem thu nhập của Thầy ấy tuy không nhiều, cuộc sống gia đình rất giản dị, vì học Phật nên cả nhà đều ăn chay.
A: Cả nhà ăn chay!
B: Đúng vậy, bạn nghĩ xem, tiền dư Thầy ấy gửi về quê nhà, ở quê còn có người thân bạn bè, chăm sóc mười mấy hộ gia đình, không phải bản thân xứng đáng được nhận thì một đồng một xu cũng không lấy.
A: Tích đại phước đức.
B: Lúc đó chúng tôi thực sự nhìn thấy con người mẫu mực, con người được văn hóa truyền thống giáo dục. Thầy ấy cả đời thanh liêm, là tấm gương tốt cho chúng ta noi theo. Thời kỳ kháng chiến, Thầy là hiệu trưởng của chúng tôi, chúng tôi đối với hai vợ chồng Thầy hiệu trưởng giống như đối với cha mẹ của mình vậy, họ chăm sóc chúng tôi rất chu đáo.
A: Vì Thầy ấy có đức hạnh nên trong thâm tâm mọi người đều rất tôn trọng Thầy.
B: Không sai.
A: Thưa Pháp Sư, Thầy ấy thật là có trí tuệ. Với chức vị này của Thầy ấy, nếu là người bây giờ thì có thể nhận hối lộ phát tài to. Nhưng Thầy ấy hiểu được nhân quả, nên Thầy ấy tuyệt đối không dám làm việc như thế, thưa Thầy, Thầy ấy thật có trí tuệ.
B: Đây thật sự là hành thiện tích đức, vị thầy này là tấm gương sáng cho chúng ta noi theo, chúng tôi tận mắt thấy được. Cuộc sống hiện nay của chúng tôi tất cả đều tùy duyên, nhưng trên thực tế đã quá đầy đủ rồi, so với người xưa chúng tôi còn kém xa lắm. Cuộc sống riêng của bản thân tôi thì rất đơn giản, tôi ở Đài Trung theo Lão Sư Lý mười năm, trong đó có năm năm, một nửa thời gian là chúng tôi tự nấu ăn.
A: Tự nấu ăn.
B: Đúng. Tôi tự nấu ăn bằng một cái nồi nhỏ, chén nồi đều là một, thức ăn và cơm của chúng tôi đều nấu chung một nồi, bớt phiền phức, từ lúc nhóm lửa cho đến lúc ăn xong, dọn rửa sạch sẽ chỉ mất có nửa tiếng đồng hồ.
A: Quá tiết kiệm thời gian rồi.
B: Bạn nghĩ xem, thật là tự tại, thật đơn giản. Thầy của tôi, cư sĩ Lý Bỉnh Nam, cả đời Thầy sống cuộc sống đơn giản như vậy.
A: Đây là tiếc phước, thưa Pháp Sư!
B: Tiếc phước, phí sinh hoạt rất ít, lúc đó tôi ở cùng Thầy, phí sinh hoạt mỗi ngày của Thầy là hai đồng tiền Đài Loan, bằng bao nhiêu đô la Mỹ? Lúc đó một đồng đô la Mỹ có thể đổi được khoảng ba mươi đồng, phí sinh hoạt một tháng của Thầy không đến hai đồng đô la Mỹ.
A: Một tháng ư?
B: Một tháng.
A: Trời ạ, quá tiết kiệm rồi!
B: Đúng vậy, chúng tôi lúc đó còn trẻ, vọng tưởng tạp niệm nhiều hơn Thầy nên tiêu hao năng lượng cũng nhiều hơn. Tôi học theo Thầy, cũng sống giống như vậy, một ngày tôi cần dùng ba đồng, một ngày Thầy chỉ cần dùng hai đồng tiền Đài Loan là đủ rồi, một ngày ăn một bữa.
A: Một ngày ăn một bữa, là ăn vào giữa trưa đúng không ạ?
B: Chính là giữa trưa ăn một bữa, giữa ngày ăn một bữa thật là tự tại. Vì bạn chi tiêu ít nên cả đời bạn không cần cầu cạnh nhờ vả ai cả.
A: Cả đời không cần nhờ vả người khác.
B: Cả đời không nhờ vả người khác.
A: Nửa tiếng đồng hồ giải quyết xong một bữa ăn.
B: Đúng thế, cả đời không nhờ vả người khác. Người đạt đến mức không mong cầu thì phẩm chất tự nhiên sẽ được nâng lên, đối với người không tranh, đối với thế gian không mong cầu, điều này mới gọi là hạnh phúc thật sự, tốt đẹp tự tại. Không kết oán thù với bất cứ ai, đều có thể sống chung hòa thuận vui vẻ với mọi người, cả đời của người này không luống qua một cách vô ích, đây gọi là hạnh phúc mỹ mãn thật sự. Không phải là giàu sang phú quý, người giàu sang không hưởng thụ được cuộc sống như thế.
A: Bên ngoài thấy rất nhiều người đang hưởng phước, thực sự họ đang…
B: Không, đó là đang uống thuốc độc.
A: Uống thuốc độc.
B: Chúng ta đọc trong “Kinh Vô Lượng Thọ” nói “ăn uống khổ độc”, đúng, câu nói này không phải chính là đang nói con người bây giờ sao? Họ sống những ngày tháng như thế nào? Ăn uống khổ độc.
A: Thưa Pháp Sư, có một lần con đi Tây An quay một bộ phim, khi con đến phim trường thì thấy có rất nhiều người trong tổ quay phim của chúng con vây quanh một con dê núi đen, không phải con cừu mà là con dê núi. Họ đang nói với nhau: “Cô xem này, nó đang khóc đó, khi trói nó lại thì nó khóc, nước mắt chảy không ngừng”. Họ muốn con qua đó xem, con nói: “Làm gì chứ?”. Anh ta nói là phải giết con dê này. Con nói: “Trong phim của chúng ta đâu có giết con dê này đâu, đâu có cảnh này trong phim”. Họ nói đạo diễn thèm ăn nên ông ta vừa thêm cảnh này vào phim, vừa nướng thịt dê vừa đóng phim, phần còn lại đợi đến quay phim xong thì người trong tổ quay phim này mang thịt dê ra ăn, sự việc chính là như vậy. Lúc đó con đã học Phật rồi, thưa Pháp Sư, con liền nghĩ rồi nói rằng: “Ông đạo diễn này cũng thật lạ, ông ta làm gì phải giết con vật đó chứ?” Thế nhưng vì hôm đó bản thân con không được khỏe nên con không đi cản, con dê đó bị nướng, phim cũng đã quay xong. Nhưng khi cảnh đó vừa quay xong, khi vừa nói “cắt”, con bước được vài bước thì cảm thấy vô cùng khó chịu, con nói: “Tôi không xong rồi”, sau đó con nôn mửa đến không chịu nổi nữa. Rồi con được đưa về khách sạn, con vẫn không ngừng nôn mửa. Con nói: “Chắc tôi sắp chết rồi, mau đưa tôi về Tây An”. Vì nơi đó cách Tây An rất xa, con nôn liên tục, sau đó con được đưa đến bệnh viện Tây An cấp cứu. Trên đường đi, con vẫn nôn liên tục, thưa Pháp Sư, hình ảnh con dê núi đó hiện ra, nó lượn quanh trước mắt con, sau đó ánh mắt của nó luôn ở mãi trong đầu con. Trong lúc con nôn mửa, nó cứ y như hiện ra trong đầu con vậy, ánh mắt đó, nước mắt đầm đìa, lúc đó con cũng khóc luôn vì quá đau đớn. Thưa Pháp Sư, con nghĩ tại sao lại có thể xảy ra hiện tượng như vậy?
B: Con dê đó có duyên với bạn.
A: Là vì con thấy chết không cứu, đúng không ạ?
B: Không sai, cần phải cứu nó, cứu không được, mọi người không đồng ý, bạn cũng đã cố gắng hết sức rồi.
A: Vì con đã không cố gắng, thực ra con cảm thấy nếu con thành tâm thành ý thuyết phục đạo diễn thì có thể thuyết phục được ông ta, chắc chắn ông ta sẽ nói không cần giết nó nữa. Chính vì bản thân con không cố gắng, con rất hối hận. Thưa Pháp Sư, chính là lúc con nôn mửa như thế, con mới cảm giác được con sắp chết, chính là vì con thấy chết không cứu. Ngài nói xem, con thấy chết không cứu mà động vật còn có tâm sân hận như thế, vậy nếu như giết chúng thì tâm sân hận ấy còn đến mức nào nữa?
B: Không sai, đương nhiên, đương nhiên là vậy rồi, đây là đạo lý nhất định, tất cả động vật đều có linh tính, ngay cả con muỗi, con kiến cũng đều có linh tính, làm sao có thể giết chúng được chứ?
A: Thật là hổ thẹn quá!
B: Vì thế con muỗi, con kiến khi nó quấy rầy, nó hiểu được tình người, bạn dùng tâm chân thành thương lượng với nó, nó hiểu được. Khi tôi ở Úc, căn phòng hiện giờ tôi đang ở, phía sau có một mảnh đất trống tôi xây thêm một căn phòng, để khi có khách đến có thể tiếp đãi. Gian phòng phía sau vừa xây xong thì tôi dọn ra sau ngủ đêm đầu tiên. Sáng hôm sau thức dậy rửa mặt, trong nhà tắm toàn là kiến. Tôi giật mình, làm sao chúng có thể vào đây được? Căn phòng mới xây, chúng làm sao vào đây được? Sau khi tôi nhìn thấy, tôi liền nói: “Kiến Bồ Tát, tôi cần dùng nhà vệ sinh, tôi cho các vị nửa tiếng đồng hồ, các vị từ đâu đến thì trở về chỗ đó, nửa tiếng sau tôi quay lại dùng nhà vệ sinh”. Tôi đi ra ngoài nhiễu Phật, niệm Phật. Phía bên ngoài có xây hành lang, tôi ở hành lang niệm Phật, nửa tiếng sau tôi vào, không còn một con kiến nào nữa, chúng biết nghe lời! Nếu như còn có kiến tôi cũng biết phải làm sao, chắc tôi đành phải đến phòng khác để rửa mặt.
A: Chúng thật biết nghe lời!
B: Chúng thật sự biết cảm động, tâm chân thành, tâm yêu thương, không có chút tâm sân hận nào, chúng ta hòa thuận chung sống với nhau. Mọi người cùng chung sống chăm sóc quan tâm lẫn nhau. Kiến vào cũng chỉ là tìm kiếm thức ăn, chúng ta cho chúng thức ăn chúng cần, thức ăn chúng ta còn dư, để ngoài vườn chăm sóc cho chúng, chúng thật sự hiểu điều đó.
A: Chúng ta cho kiến ăn gì vậy ạ?
B: Thức ăn dư của chúng ta chúng đều có thể ăn được.
A: Chúng có thể ăn được, vậy rau chúng có thể ăn được không?
B: Rau có lẽ là không được.
A: Không được ạ, vậy thì bánh bao, hay cơm chắc có thể được.
B: Cơm thì được.
A: Thưa Pháp Sư, con vì chuyện này mà nhớ đến một vấn đề, ở Bắc Kinh bị nạn gián, chỉ cần một tầng có gián thì toàn bộ tòa nhà đều sẽ có cả. Mà Ngài biết không? Loài gián này truyền bệnh truyền nhiễm, nhất là ở bệnh viện, vậy Ngài nói phải làm sao đây? Thưa Pháp Sư, gặp phải vấn đề này…
B: Đây cũng là do ý nghĩ và hành động bất thiện của chúng ta chiêu cảm.
A: Ý nghĩ và hành động bất thiện của chúng ta chiêu cảm.
B: Đúng, đây cũng là oan oan tương báo, bạn đã làm hại những động vật nhỏ này, nay chúng đến làm phiền, đến báo thù. Vì thế chúng ta không nên làm tổn hại chúng, tuyệt đối không được giết chúng, gián cũng biết nghe lời.
A: Gián cũng biết nghe lời sao ạ?
B: Đương nhiên rồi, tất cả động vật đều biết nghe lời, không có loài nào không biết nghe lời cả, bạn thử xem thì sẽ biết rõ.
A: Thử giống cách lúc nãy Ngài nói.
B: Đúng thế, tôi ở thiền tự đã thử qua rồi, là ở quê của tôi… À không phải ở đó. Mà chính là ở Trung tâm giáo dục văn hóa truyền thống trước đây. Tôi ở nơi đó một tuần, buổi tối tôi đọc Kinh, công phu tối, hôm đó muỗi rất nhiều, tôi nói với các con muỗi: “Muỗi Bồ Tát, tôi công phu tối, các vị thích nghe thì có thể vào đây, các vị đừng làm phiền tôi nhé!” Tôi thấy muỗi đậu trên tường có khoảng bốn, năm chục con.
A: Nhiều vậy sao ạ?
B: Đúng vậy. Tôi công phu tụng Kinh xong, chúng vẫn không bay đi, nhưng chúng không làm phiền tôi, sáng hôm sau thức dậy thì thấy trên tường vẫn còn mười mấy con, chúng rất hiểu chuyện, không phải không hiểu đâu. Chúng ta không hại chúng, chúng sẽ không hại chúng ta; chúng ta làm hại chúng, chúng sẽ đến báo thù, điều này chúng ta nhất định phải biết. Chúng ta dùng tâm yêu thương, tâm yêu thương chân thành, chúng ta yêu bản thân mình như thế nào thì cũng yêu thương chúng như thế đó, như vậy thì sẽ khiến chúng cảm động.
A: Thưa Pháp Sư, chúng con đối với gián Bồ Tát, phải chắp tay nói: “Gián Bồ Tát, các vị về không gian sinh sống của các vị, tôi cho các vị một ít thức ăn”. Gián ăn gì vậy ạ?
B: Ăn đồ có dầu.
A: Dầu à, vậy con cho chúng ăn một ít dầu được không ạ?
B: Được, có thể nhỏ vài giọt dầu vào trong bánh bao hay cơm cho chúng ăn.
A: Có thể thương lượng với chúng được, vậy con sẽ về nói lại cho mọi người biết.
B: Đúng. Những thức ăn cho động vật nhỏ ăn tốt nhất nên để bên ngoài nhà ở.
A: Thưa Pháp Sư, nhà của chúng con ở trên lầu thì phải làm sao?
B: Trên lầu có cái này không?
A: Lối đi à?
B: Lối đi, đúng rồi.
A: Thưa Pháp Sư, con nghĩ là để ở lối đi cho chúng ăn, vậy người ta đi lại đạp chết chúng thì sao?
B: Rắc rối, đúng thế.
A: Không giống ở tầng trệt, giống như tứ hợp viện thì có thể làm cách này.
B: Đúng rồi, có hành lang không?
A: Hành lang thì có nhưng cũng có người đi qua đi lại.
B: Hành lang rất nhiều người.
A: Đúng vậy đó thưa Pháp Sư, con sợ chúng bị đạp chết, nơi đó tụ tập đông người.
B: Không sai, không sai, vậy thì mời chúng ra ngoài.
A: Vậy thì thương lượng với chúng là được rồi phải không ạ?
B: Không sai, thương lượng với chúng, đúng thế, nhất định phải chọn cách an toàn.
A: Vậy có thể như vậy được không? Nhà con ở tầng trệt, ví dụ có một bãi cỏ, con bỏ thêm ít dầu vào thức ăn cho chúng, nói với chúng: “Các vị đừng ở trên lầu của chúng tôi, các vị ăn ở bãi cỏ này, tôi cho các vị thức ăn, đúng giờ tôi sẽ mang thức ăn cho các vị”, thương lượng như thế với chúng, chúng nhất định sẽ biết.
Không buông bỏ hết chính là tiếp tục trong vòng luân hồi lục đạo
B: Không sai, chúng hiểu được.
A: Dạ.
B: Đúng vậy.
A: Thưa Pháp Sư, con lại có một thắc mắc như thế này, những con vật này bị loài người chúng ta giết, vậy chúng có linh hồn không?
B: Có đấy.
A: Vậy linh hồn của chúng đi đâu thưa Pháp Sư?
B: Linh hồn của chúng giống như người vậy đó.
A: Cũng giống như người.
B: Đúng, nhưng nghiệp của chúng nặng, rất có thể lại đầu thai vào đường súc sanh. Bạn nghĩ xem, mỗi người chúng ta trong đời này giết hại bao nhiêu động vật? Chúng ta sau này sẽ trả bằng cách nào?
A: Nhiều vô số kể.
B: Đúng thế. Thọ mạng của những con vật này rất ngắn, sau khi chết rồi, chúng lại đầu thai trở lại, không biết phải sống chết bao nhiêu lần, vậy thì bạn sẽ biết việc này khổ như thế nào. Oan oan tương báo, phải thường xuyên nghĩ đến, không được ức hiếp người khác.
A: Ăn thịt là ức hiếp người khác phải không ạ?
B: Ức hiếp người khác là tâm trộm cắp, ăn thịt là tâm trộm cắp còn cộng thêm giết hại.
A: Ăn thịt là tâm trộm cắp còn cộng thêm giết hại sao?
B: Phải, đúng vậy đó. Người hiểu rõ rồi thì sẽ không làm việc này. Oan oan tương báo cho đến khi nào? Đời đời kiếp kiếp, phiền phức to rồi.
A: Phiền phức to rồi.
B: Đúng, đời này của chúng ta khó khăn lắm mới gặp được pháp môn Tịnh Độ, pháp môn này vô cùng thù thắng, thật sự rất khó tin, pháp môn này tuy rất khó tin nhưng rất dễ tu.
A: Rất dễ tu à?
B: Rất dễ tu, khi bạn đã thật sự tin tưởng rồi thì không có người nào không thành tựu.
A: Niềm tin là quan trọng nhất, chính là then chốt.
B: Niềm tin là then chốt, đây là con đường duy nhất thoát khỏi sanh tử, có thể vượt khỏi luân hồi. Chúng ta đời này có duyên gặp được, đặc biệt là gặp được quyển hội tập của cư sĩ Hạ Liên Cư, quyển sách này quá tốt.
A: Chính là “Đại Kinh Giải”, “Khoa Chú” mà hiện giờ Ngài đang giảng.
B: Không sai, quyển tập chú này là do lão cư sĩ Hoàng Niệm Tổ chú giải.
A: Tập chú?
B: Đúng, Ngài ấy dùng 83 loại Kinh luận.
A: 83 loại?
B: Kinh luận.
A: Kinh luận.
B: Dùng 111 Chú sớ của Tổ Sư Đại Đức để chú giải bộ Kinh này, nội dung vô cùng phong phú. Ngài dùng 6 năm để thu thập những tài liệu này, cung cấp cho chúng ta tham khảo, thật là cảm động. Đọc bộ Kinh này đồng nghĩa với đọc tinh hoa của 193 loại sách, giống như “Quần Thư Trị Yếu” vậy đó, “Quần Thư Trị Yếu” gồm 65 loại, quyển Kinh này193 loại.
A: Mỗi ngày buổi sáng Pháp Sư giảng hai tiếng đồng hồ, chiều lại giảng hai tiếng đồng hồ.
B: Đúng thế.
A: Nên con cảm thấy người thế gian chúng ta bây giờ rất có phước báo, là đại phước báo! Pháp Sư nói phải không?
B: Đúng vậy, Kinh này giảng thấu suốt, rõ ràng, tường tận, một mực cầu sanh Tịnh Độ, luôn dùng tâm thiện đối xử với với tất cả chúng sanh.
A: Dùng tâm thiện đối xử với tất cả mọi người.
B: Đều là bạn đạo cùng nhau học tập, bạn nói xem vui biết bao, pháp hỷ sung mãn, thường sanh tâm hoan hỷ.
A: Cảm ơn Pháp Sư. Thưa Pháp Sư, lúc con còn nhỏ, ba con có kể cho con nghe về một câu chuyện, chuyện kể về gia tộc của chúng con. Thôn của chúng con là Đinh Gia Thôn, bác cả là một người bà con của gia đình con, vì con trai sắp cưới vợ, gia đình không đủ chỗ ở nên phải xây thêm một gian nhà ở phía Tây. Đêm hôm đó bác nằm mơ thấy một cụ già râu tóc bạc phơ đến nói với bác: “Ông đừng xây nhà ở phía Tây, ông nên xây ở phía Đông”. Cụ già nói tiếp: “Đó là nhà của tôi, chúng tôi đã ở đó lâu lắm rồi, ông hãy xây ở bên kia, ông nhất định phải nhớ đó, ông phải xây ở phía Đông, bên ấy phong thủy cũng rất tốt”. Cụ già đã nói với bác như thế. Sáng hôm sau khi bác thức dậy thì quên mất giấc mơ đó, trời vừa sáng thì họ động thổ ở phía Tây. Sau khi động thổ thì không thể tưởng tượng được, khi cuốc sắt cuốc xuống đất thì con rắn lớn bị đứt làm hai khúc, còn có rất nhiều, rất nhiều những con rắn con. Bác vẫn không nhớ ra giấc mơ đó, bác nói: “Làm sao lại như vậy chứ?” Bắt đầu từ ngày hôm sau, trong gia đình bác, những người trong gia tộc không hiểu sao lại vô duyên vô cớ mâu thuẫn, rồi thì cầm cuốc và xẻng đánh lẫn nhau, người này đánh người kia, đều là người thân với nhau cả. Gia tộc trước đây rất lớn, rất nhiều người. Thưa Pháp Sư, có cháu trai, chắt trai…, toàn gia tộc bắt đầu đánh nhau, sau đó thì nhà tan người mất. Về sau bác ấy mới nhớ ra, bác nói: “Tôi nhớ ra rồi, tất cả đều là do tôi không nghe lời nhắc nhở, vì cụ già tóc bạc báo mộng cho tôi có thể là rắn tiên, và có lẽ ông ta đã tu hành rất nhiều năm rồi”.
B: Không sai.
A: Sau này người trong thôn đều không dám xem nhẹ việc này nữa. Vì thế mang giấc mơ này so sánh với hiện thực, thưa Thầy, con nghĩ chẳng lẽ lại là sự trùng hợp hay sao?
B: Không phải là trùng hợp.
A: Không phải trùng hợp, nên khi động thổ phải thật cẩn thận đúng không Thầy?
B: Không sai, phải cẩn thận, đúng thế.
A: Thưa Pháp Sư, hiện nay có rất nhiều nơi khai hoang đào đất, mở đường núi, nổ bom khai khoáng, khai quật khảo cổ, đào mộ, thậm chí là chặt cây, cần phải làm gì trước để công việc có thể thuận lợi ạ?
B: Giới luật trong Phật pháp nói rất rõ ràng, người xuất gia trước đây sống ở trên núi, dựng một túp lều tranh, chặt vài cái cây rồi lợp cỏ phía trên, lều tranh nhỏ để tu hành. Phật nói trong Kinh rằng khi bạn chọn được cây nào thì ba ngày trước đó bạn phải tụng Kinh siêu độ cho thần cây đó.
A: Phải tụng Kinh siêu độ cho thần cây.
B: Đúng thế, siêu độ thần cây, xin họ dọn nhà, ba ngày sau bạn mới đến chặt cây, bạn phải cho họ thời gian để họ dọn đi. Đây là việc nhỏ, thần cây có thể rời khỏi, sẽ nhường cho bạn. Cây vốn không có thần, là do có quỷ thần sống ở trong cây.
A: Quỷ thần sống trong cây thì họ trở thành thần cây à?
B: Đúng. Họ sống trong cái cây này, nên họ có thể dọn nhà. Cây càng to, cây khoảng mấy trăm năm thì cây đó có rất nhiều thần cây có đạo hạnh.
A: Rất nhiều thần cây có đạo hạnh.
B: Rất có công phu tu tập, thật vậy.
A: Vậy chúng ta động đến cây của họ thì nguy rồi.
B: Vậy thì phiền phức lớn rồi. Thông thường người xuất gia không nên tìm những cái cây to như thế, to như vầy là được rồi, làm cây cột nhỏ là được rồi. Vì vậy dùng vật liệu càng đơn giản, càng ít càng tốt. Ở Úc, chúng tôi có mua lại một ngôi nhà bên cạnh học viện, ngôi nhà rất cũ, chúng tôi muốn xây lại nơi đó. Phía trước đường đi có một dãy cây, ít nhất phải chặt bỏ bốn cái cây, vì sao vậy? Như vậy xe mới có thể chạy vào được, để xe chở vật liệu chạy vào. Chúng tôi cũng làm y theo Phật pháp, trước đó ba ngày đọc Kinh cho họ, mời họ dọn nhà, kết quả là có một vị xuất gia trẻ tuổi của chúng tôi tối ngủ được thần cây báo mộng, họ nói thời gian ba ngày không đủ, cần phải bảy ngày. Điều này làm cho chúng tôi nghĩ đến cuộc sống của người Úc đều rất chậm chạp, cái gì cũng chậm chạp, nơi khác ba ngày là đủ rồi, họ lại yêu cầu phải bảy ngày mới đủ. Thế là sau này, hễ chúng tôi chặt cây, chúng tôi đều làm Phật sự cho họ, siêu độ cho họ, mời họ dọn nhà trước bảy ngày. Việc này là có thật, rất linh nghiệm.
A: Thưa Pháp Sư, người hiện đại không ai biết lễ nghĩa này cả. Sau này chúng con khi đến nơi nào trên đất nước, nhất định phải tìm hiểu phong tục tập quán ở nơi đó, dựa theo phong tục tập quán ở nơi đó mà làm. Nếu không thì có thể sẽ đắc tội với rất nhiều…
B: Không sai, chỉ cần bản thân chúng ta có tâm chân thành, đồng ý sống hòa thuận với tất cả quỷ thần, với tất cả động thực vật, chúng ta cùng yêu thương lẫn nhau, tương thân tương ái chăm sóc lẫn nhau, vậy thì sẽ có linh nghiệm. Nếu bạn mê muội điên đảo, bạn không biết việc này, vốn dĩ không tin, vậy thì sẽ tạo ra ân oán.
A: Thưa Pháp Sư, từ đây có thể thấy, nếu chúng ta muốn động thổ hay muốn chặt cây, nhất định phải thương lượng trước với thần cây.
B: Không sai.
A: Còn nếu muốn động thổ thì sao ạ?
B: Cũng vậy.
A: Nhất định phải nói với những sinh linh bên dưới đất, phải nói chúng ta cần thời gian như thế nào, tôi cho các vị thời gian nhất định, các vị có thể dọn nhà không? Chúng ta có thể thương lượng với họ như vậy, chúng ta không thể tùy tiện động thổ, đúng không ạ?
B: Đúng vậy.
A: Thực ra mọi người cần phải biết đạo lý này, rất nhiều người không biết, không ai dạy cho chúng con, thưa Pháp Sư, nên không hiểu được đạo lý này!
B: Bây giờ rất khó, bây giờ bạn nói đạo lý này với họ thì họ cũng không tin, họ nói bạn mê tín, vậy đành để họ tự trải nghiệm vậy.
A: Vậy thì họ sẽ gặp xui xẻo đó!
B: Đúng, đúng thế, chúng ta phải thật cẩn thận, phải chú ý.
A: Thưa Pháp Sư, có khi chúng con đi quay phim, có lúc quay ở nhà xác (Thái Bình Gian là nhà xác đó nhe) hay là ở nghĩa địa, có rất nhiều người trong đoàn có những phản ứng không bình thường. Nửa năm trước, một người bạn rất thân của con, là một người nổi tiếng trong nước, anh ta là diễn viên, bộ phim đó do anh ta làm đạo diễn, trong đó có một cảnh anh ta quay ở nhà xác. Thưa Pháp Sư, sau khi quay xong, còn chưa rời khỏi nhà xác, vẫn đang thu dọn máy quay, trong vòng nửa tiếng đồng hồ thì bỗng nhiên mặt anh ta sưng lên, sau đó thì đầu to không thể tưởng tượng được, sưng to kinh khủng. Liền đưa ngay anh ta đến bệnh viện, nhưng bác sĩ không khám ra được nguyên nhân căn bệnh, các chỉ số xét nghiệm của anh ta đều vượt mức bình thường. Sau này trên mạng công bố nói rằng người này sắp chết. Sau đó có một người học Phật nói với anh ta: “Anh làm sao vậy?” Anh ta nói: “Tôi quay phim ở nhà xác”. Người đó nói: “Anh đã đụng chạm đến những linh hồn ở đó, những linh hồn vừa mới mất, anh mau cùng vài người đi đến nhà xác đi”. Anh ta liền mời vài vị Thầy xuất gia đi cùng, anh ta quỳ mãi ở nơi đó sám hối. Lúc đó anh ta đã không thể tự mình đi được nữa, phải nhờ người dìu anh ta đi, mặt sưng to đến không còn nhìn ra hình dạng gì nữa. Sau đó anh ta khóc rất đau khổ, anh ta phát tâm sám hối rất chân thành, nói rằng: “Tôi xin lỗi, tôi không biết, tôi không biết đã làm phiền các vị, sau này tôi không dám nữa, bây giờ tôi sẽ nói cho mọi người biết rằng sau này không được đến nhà xác quay phim nữa, nhất định không được, tôi sai rồi”. Mọi người ở đó tụng Kinh niệm Phật cho họ, đặc biệt là niệm A Di Đà Phật. Một tiếng đồng hồ sau thì kỳ tích xuất hiện, mọi người dường như quên mất anh ta, nhưng khi quay lại xem thì mặt anh ta đã bình thường trở lại. Về sau người diễn viên này nói với con: “Gia Lệ à, sau này cô nói cho mọi người biết là không được đến nhà xác quay phim, không được đến làm phiền những chúng sanh đó”.
B: Không sai.
A: Thật đó, thật đáng sợ. Còn một người nữa, anh ta là nhà thiết kế mỹ thuật của chúng con, làm công tác về mỹ thuật. Anh ta thấy chúng con đứng ở đó lễ Phật liên tục, vì chúng con quay phim ở chùa, thường hay lễ Phật. Anh ta liền nói năng bừa bãi, anh ta không tin, anh ta nói: “Các người sao lại quá mê tín như vậy, làm gì có thần thánh? Lạy tôi đi nè! Tôi chính là thần thánh đây, sao nào?” Nói rồi, anh ta leo lên cao. Anh ta leo lên một cái thang, cái thang đó không cao lắm. Anh ta vừa nói, mà còn nói những lời khiếm nhã, chửi mắng, anh ta nói: “Các người mê tín quá rồi, làm gì có thần thánh, làm gì có Bồ Tát, làm gì có Phật?” Lúc anh ta đang nói thì thấy anh ta rất kỳ quái, giống như đoạn phim quay chậm vậy, đầu anh ta đập xuống đất rồi chết luôn, mọi người đều sợ hết cả hồn vía. Có một người hiểu chuyện đứng bên cạnh nói: “Phật Bồ Tát không hại người, nhưng những vị thần Hộ Pháp thì không cho phép như thế”. Anh ta nói: “Cậu đã không tin thì thôi, cậu lại còn nói xàm nói bậy, để rồi phải mất mạng như thế”.
B: Đúng, không sai. Người này chết như vậy thì anh ta sẽ bị đọa địa ngục đấy.
A: Đọa địa ngục.
B: Đúng, thật đáng thương.
A: Thật là đáng thương, Ngài xem báo chí lập tức đăng ngay tin này. Thưa Pháp Sư, khi còn nhỏ, con có nghe ba con kể một câu chuyện, ba con có một người bạn rất thân, mới cưới vợ. Cô vợ trẻ đó đang đi chợ, vì cô ấy gấp quá, bản thân cô lại đang mang thai, cô ấy liền đi tiểu tiện ở bãi đất hoang, ở nghĩa địa. Trên đường về, tự nhiên cô ấy bị điên, bây giờ con biết đó gọi là bị nhập. Sau khi bị điên, cô ấy tự nắm lấy tóc của mình, nói: “Ta tu hành rất nhiều năm rồi, ta là cáo tiên, ta tu hành đã nhiều năm như thế, cô lại phá ta như vậy, cô mang đồ dơ đến xông trúng ta, ta phải lấy mạng của cô”. Sau đó, ba con hiểu được sự tình liền nói: “Tôi có thể làm công đức hồi hướng cho Ngài được không? Ngài nói xem tôi phải làm sao để tiếp đãi Ngài? Tuổi đời cô ấy còn rất trẻ, không hiểu chuyện, tôi thay cô ấy xin lỗi Ngài.” Nói rồi thì dập đầu lạy liên tục, chồng cô ấy cũng dập đầu lạy, nhưng cáo tiên đó nói: “Không được, bất luận thế nào ta cũng phải lấy mạng cô ta”. Ba ngày sau thì cô ấy chết.
B: Đúng thế.
A: Thưa Pháp Sư, từ đó về sau ba con luôn dặn dò con, vì con thường hay đến đất hoang để quay phim, quay ở nông thôn. Thầy xem, bây giờ người ta thường đi cắm trại, dã ngoại, leo núi, đến những vùng đất hoang, kỳ thực phải tôn trọng những sinh linh dưới đất đó. Vì thế lần nào ba con cũng dặn con, mẹ con cũng dạy con, đến nơi đó nhất định phải ho vài tiếng, rồi nói: “Tôi xin lỗi, xin lỗi nhé, đã làm phiền, tôi muốn ‘giải quyết’ một chút, có thể nhường cho tôi ‘giải quyết’ một chút không? Xin lỗi đã làm phiền các vị, có thể nhường cho tôi một chút không?” Lại ho vài tiếng, đợi một lát sau mới ‘giải quyết’. Thưa Pháp Sư, có phải như vậy không?
B: Phải, đúng như thế.
A: Vậy là do chúng ta không thấy được phía dưới, ở phía dưới mảnh đất đó có rất nhiều sinh linh, đúng không ạ?
B: Không sai, nhìn không thấy được, không chỉ ở dưới đất mà xung quanh cũng có.
A: Xung quanh cũng có. Cho nên chúng ta muốn đến nơi đó, ví dụ như chúng con muốn đến nghĩa địa, mộ phần, khi quay phim thì nhất định phải nói với họ: “Làm phiền rồi, các cô bác anh chị, xin lỗi nhé, chúng tôi muốn quay phim, làm phiền các vị rồi”. Nhất định phải nói với họ như thế thì bạn mới có thể quay được, đúng không ạ?
B: Không sai, nhất định phải lễ phép.
A: Có lễ phép.
B: Không sai.
A: Nếu không, phim quay không thu hình được. Có một lần chúng con quay phim ở nghĩa địa, đạo diễn không nghe lời khuyên, ông ta không nghe, không tin. Vì thế sau khi quay xong, hôm đó vất vả khó khăn lắm mới quay xong, vì nghĩa địa rất xa, sau khi quay xong trở về thì, thưa Thầy, thật kỳ lạ, bốn cái máy quay, tất cả phim của một ngày đều không thu được gì cả, đều trống không, không thu lại bất kỳ hình ảnh nào cả.
B: Đúng vậy.
A: Chúng sanh đã nổi giận, họ sanh tâm sân hận đúng không ạ?
B: Đúng, không sai.
A: Vì thế chúng ta nhất định phải hiểu lễ nghĩa này. Thưa Pháp Sư, hồi ấy đường ở Diên An Tây - Thượng Hải gần chùa Tịnh An, cũng là trường cũ của con, lúc đó muốn xây một cây cầu vượt, nhưng khi muốn đóng cột thì làm thế nào cũng không thể đóng xuống được, đã dùng tất cả các phương pháp khoa học cũng không đóng xuống được. Ủy ban lãnh đạo của thành phố Thượng Hải đương thời, ông ấy liền đến chùa mời một vị Thầy xuất gia. Thầy đến nơi đó, sau khi xem xong thì không nói gì mà đi khỏi. Ngày hôm sau họ lại dùng tâm chân thành mời vị Thầy đó đến. Vị Thầy đó vừa nhìn thì nói: “Như thế này, tôi có thể tụng Kinh, nhưng các vị phải đồng ý với tôi một việc, nhất định phải khắc chín con rồng lên trên cây cột này, vì các vị đóng trên long mạch”. Khi vị Thầy đó đọc Kinh thì con rồng này có thể xoay người. Kết quả là sau khi đọc Kinh xong, các cây cột có thể đóng xuống được. Pháp Sư xem bức ảnh con mang đến, cây cột ở gần chùa Tịnh An, Ngài xem có chín con rồng khắc trên đó. Thưa Pháp Sư, xin hỏi Ngài thật sự có rồng không? Tại sao lại nói người nước ta là con cháu của rồng vậy ạ?
B: Đúng, quả thật là có.
A: Quả thật là có, quả thật là có rồng.
B: Đúng thế, chủng loại của rồng rất nhiều, trong Kinh Phật cũng nói rất rõ ràng.
A: Thưa Pháp Sư, rồng là rắn phải không?
B: Rồng cao hơn rắn một bậc.
A: Cao hơn một bậc.
B: Đúng vậy, chúng là đồng loại.
A: Đồng loại, vậy khi nào rắn thành rồng vậy ạ?
B: Đây cũng là do phước báo.
A: Phước báo.
B: Đúng, chúng là một loại chúng sanh.
A: Một loại chúng sanh.
B: Đúng vậy, cũng chính là một loại chủng tộc.
A: Một loại chủng tộc.
B: Đúng vậy.
A: Thưa Pháp Sư, xin Ngài chỉ dạy cho chúng con rõ, tại sao nói người nước ta là con cháu của rồng?
B: Thế hệ sau của rồng, chúng ta với rồng chắc chắn là có liên quan.
A: Chúng ta với rồng có liên quan.
B: Có liên quan, đúng vậy.
A: Vậy rồng là tổ tiên của chúng ta sao?
B: Chắc chắn có liên quan đến tổ tiên, gọi là rồng đồng nghĩa với loài tôn quý nhất trong các loại chúng sanh.
A: Tôn quý nhất.
B: Đúng.
A: Vậy thì linh tính của chúng rất cao đúng không ạ?
B: Rất cao, không sai, linh tính rất cao, cho nên có rồng trên trời
A: Rồng trên trời.
B: Có rồng trên trời, có rồng dưới đất, có rồng dưới nước.
A: Thủy tộc cũng có rồng sao Thầy?
B: Đúng, không sai. Là Long Vương, Tứ Hải Long Vương. Các sông suối đều có Long Vương.
A: Lão Long Vương cũng là rồng sao?
B: Đúng vậy.
A: Ồ Lão Long Vương ở dưới nước.
B: Đúng, bạn nói xem, Trường Giang, Hoàng Hà có bao nhiêu rồng? Rất nhiều, chúng cũng có tổ chức xã hội đó.
A: Có tổ chức xã hội.
B: Đúng thế, chúng có cấp bậc.
A: Vậy những con tôm, con cá có phải là con cháu của rồng không?
B: Đúng thế, có thể nói là cấp dưới của chúng.
A: Cấp dưới.
B: Đúng, không sai.
Hòa Thượng Tịnh Không: Vận mệnh do ta định
A: Vậy tất cả những chúng sanh thuộc loài thủy tộc đều là do Long Vương cai quản sao?
B: Không sai, do Long Vương quản. Trong Kinh Phật ghi chép rất nhiều. An Thế Cao là người dịch Kinh ở Trung Quốc thời kỳ đầu, là vị sư nổi tiếng nhất, người đời Hậu Hán. Vị này có một người bạn cũng tu hành rất tốt, am hiểu Kinh sách, thích bố thí, về sau làm Long Vương, nguyên nhân tại sao? Vì vị sư này khi trì bát khất thực gặp phải thức ăn không tốt thì trong tâm cảm thấy khó chịu.
A: Chỉ sanh một niệm như thế thôi!
B: Đúng vậy.
A: thật là đáng sợ, chỉ sanh tâm động niệm như vậy thôi.
B: Đúng thế đó, chỉ một niệm như vậy thôi, niệm không tốt, không có tâm biết ơn, không có tâm cung kính, cảm thấy trong lòng không thoải mái. Chỉ do như vậy mà đọa lạc làm Long Vương, chính là Long Vương của hồ Bà Dương. Vì vị sư này thích bố thí, cho nên phước báo rất lớn; vị ấy am hiểu Kinh sách, giảng Kinh dạy học, nên vị ấy rất có trí tuệ. Vị Long Vương này có phước báo, có trí tuệ, người trong vòng một ngàn dặm đều đến miếu Long Vương thắp hương.
A: Miếu Long Vương.
B: Thắp hương ở miếu Long Vương.
A: Long Vương cũng có miếu sao ạ?
B: Có đấy.
A: Đến giờ vẫn chưa thấy qua.
B: Toàn hồ Bà Dương là do Ngài ấy quản, vì thế khi ra khơi, bạn đến thắp hương cúng Ngài, bạn sẽ lên đường bình an; nếu bạn không đến cúng Ngài thì thuyền của bạn sẽ gặp phải rắc rối.
A: Vậy biển cũng là do Long Vương quản sao ạ?
B: Long Hải Long Vương là lớn nhất, đúng vậy.
A: Vậy nếu bị lật thuyền là do Long Vương không hài lòng, Ngài có thể làm cho thuyền bị lật.
B: Đúng là như vậy đó, cho nên Mã Tổ là Long Vương.
A: Thưa Pháp Sư, thế nào gọi là Mã Tổ?
B: Miếu Mã Tổ.
A: Miếu Mã Tổ.
B: Đúng, đó là Long Vương.
A: Là Long Vương sao ạ?
B: Ngài ấy quản về biển, lớn hơn sông.
A: Miếu Mã Tổ là Long Vương sao?
B: Đúng thế, Miếu Long Vương. Vì thế bạn xem những người làm trên thuyền khi ra biển, họ đều rất tin tưởng, cuộc hành trình của họ nhất định phải cúng Mã Tổ, nhất định phải thắp hương ở miếu Long Vương.
A: Cầu xin cho họ ra biển bình an.
B: Không sai.
A: Miếu Mã Tổ là như vậy, vì vậy ven biển của thành phố đều có miếu Mã Tổ. Trước đây con không hiểu miếu Mã Tổ, thì ra miếu Mã Tổ là như vậy. Thưa Pháp Sư, lúc nãy Pháp Sư có nói, Ngài ấy sanh tâm động niệm như vậy liền bị đọa lạc thành rồng, đương nhiên họ tu phước báo lớn như thế. Những người có suy nghĩ như vậy rất nhiều, thường là đối với những việc không vừa ý mình, thật là đáng sợ, sanh tâm động niệm thật đáng sợ. Vì thế con người phải có trách nhiệm đối với việc sanh tâm động niệm của chính mình, đều có nhân quả đúng không Thầy?
B: Đúng, phải chịu trách nhiệm 100%.
A: Cho nên chúng ta nhất định phải cẩn thận, sanh tâm động niệm của chúng ta như thế nào thì hậu quả sẽ như thế ấy.
B: Đúng thế. Đạo lý này, ngay cả nhà lượng tử lực học đều nhắc đến, cách nói rất gần với trong Kinh Phật, thực sự mà nói, toàn vũ trụ đều là do sanh tâm động niệm của chúng ta giữ vai trò chính.
A: Toàn vũ trụ đều là do sanh tâm động niệm của chúng ta làm chủ.
B: Đúng, đúng vậy.
A: Vậy bao gồm cả cách nghĩ, hành động của chúng ta trong đó, đúng không ạ?
B: Đúng thế, tư tưởng của bạn thiện thì tất cả đều thuận lợi. Thế giới ngày nay tại sao lại trở nên như thế? Là kết quả của người sống trên trái đất khởi tâm động niệm bất thiện tạo nên, đây là báo cáo của nhà khoa học. Ba mươi năm gần đây, nhà khoa học phát hiện ra tất cả hiện tượng vật chất đều có liên quan đến ý nghĩ.
A: Tất cả hiện tượng vật chất đều có liên quan đến ý nghĩ.
B: Có liên quan, ý nghĩ của chúng ta thiện, hiện tượng vật chất đều tốt đẹp; ý nghĩ bất thiện thì không có vật gì là tốt đẹp cả, cho nên cảnh tùy tâm chuyển. Trung Quốc có một câu ngạn ngữ: “Người phước ở đất phước, đất phước người phước ở”. Bạn có phước báo thì khi bạn ở nơi đó, nơi đó mưa thuận gió hòa, điều gì cũng tốt đẹp cả; người không có phước báo, nơi này vốn là đất phước, họ ở vài ba năm thì hoàn toàn biến thành xấu hết.
A: Vậy mới nói rằng vật chất, bao gồm cả hoàn cảnh tự nhiên đúng không ạ?
B: Đúng, nên Phật nói tất cả do tâm tạo.
A: Tất cả do tâm tạo.
B: Đúng vậy đó, tâm chính là ý nghĩ. Thế giới Cực Lạc tốt đẹp là do tâm của tất cả mọi người ở thế giới Cực Lạc đều lương thiện, đều thanh tịnh. Thế giới hiện nay của chúng ta trở nên như vậy, bạn nghĩ xem, người dân sống trên trái đất, mỗi ngày họ suy nghĩ những gì, mỗi ngày họ làm những gì thì bạn sẽ biết rõ. Nếu tư tưởng của họ thuần chánh, lương thiện thì thế giới này của chúng ta sẽ trở thành thế giới Cực Lạc. Người thời xưa tốt hơn người trong xã hội chúng ta bây giờ, vì sao vậy? Tư tưởng của họ không rời khỏi luân lý, đạo đức, nhân quả. Họ có phạm vi tiêu chuẩn này, có thể tuân thủ, không vượt quá mức. Vì thế xã hội thời đó yên ổn hài hòa, thái bình thịnh trị. Đạo đức chính là ở chỗ này, điều này có liên quan rất lớn đến giáo dục. Giáo dục của con người bây giờ chỉ là giáo dục khoa học kỹ thuật, luân lý không còn nữa, đạo đức cũng không còn nữa, nhân quả cũng mất luôn. Cho nên cứ mải lo phát triển khoa học kỹ thuật chỉ giúp con người tạo tội, khoa học kỹ thuật đang giúp con người tạo ác nghiệp, điều này mang lại nạn kiếp cho con người, đạo lý này rất sâu sắc.
A: Thưa Pháp Sư, cách đây không lâu, đài truyền hình Trung Ương phát tiết mục khoa học, kể về một câu chuyện với đề tài là “Trảm thủ phi xà”. Cái đầu rắn bị chặt sau hai mươi phút bỗng nhiên phóng lên cao khoảng hơn hai tấc, cắn chặt đầu ngón tay của người mua rắn. Mọi người cùng giúp mới gỡ được cái đầu rắn ra, qua nhiều lần điều trị mới giữ được tính mạng của anh ta, nhưng vẫn bị mất đầu ngón tay, phải cưa bỏ. Bác sĩ nói với anh ta, ông ấy nói rằng lấy rắn hổ mang ngâm rượu, nửa năm sau thịt của con rắn này đã thối rữa hết nhưng vẫn còn cắn người. Xin hỏi Pháp Sư, rắn làm sao có khả năng báo thù mạnh như thế?
B: Đây là sự chấp trước nghiêm trọng, ý niệm báo thù mãnh liệt có thể sinh ra năng lượng rất lớn. Anh ta đã gặp phải việc này, gặp được đương nhiên là cũng có nhân duyên, không phải là điều ngẫu nhiên. Nếu như trước đây không tạo nhân thì chắc chắn sẽ không gặt hậu quả, nhất định là đối với việc giết rắn, làm tổn hại loài động vật này, kiếp trước đã kết cái duyên này rồi. Vì thế con người sống trên đời phải biết nhẫn nhịn.
A: Biết nhẫn nhịn.
B: Nhẫn nhịn, đừng kết oán thù với người khác, cũng đừng kết oán thù với động vật. Kết oán thù rồi thì rất phiền phức, nếu chấp trước của chúng quá nghiêm trọng, không báo thù không được thì oán thù này rất khó hóa giải.
A: Thưa Pháp Sư, con nghe nói trong các loài động vật, tâm sân hận của rắn là nặng nhất phải không ạ?
B: Nặng nhất, vả lại tâm của chúng rất độc ác, tâm không ác, không thâm độc thì sẽ không đọa vào loài súc sanh này.
A: Pháp Sư nói đây là nhân quả của chính bản thân chúng.
B: Đúng, không sai. Tâm của loài động vật này vô cùng hung ác, ý niệm báo thù rất mạnh mẽ. Tất cả rắn độc mãnh thú đều là loại tâm này cả.
A: Vì trước đây, khi chúng làm người, tâm sân hận quá sâu nặng.
B: Không sai, rất sâu nặng. Cho nên phải dùng tâm từ bi để hóa giải, dùng tâm chân thành từ bi để cảm hóa chúng.
A: Thưa Pháp Sư, nếu nói khi họ làm người, vì tâm sân hận quá sâu nặng nên họ bị đọa lạc thành loài rắn, sau khi họ bị đọa làm súc sanh thì tâm sân hận của họ lại càng sâu nặng thêm, nghiệp tội của họ sẽ ngày càng chồng chất giống như lăn quả cầu tuyết, càng lúc càng nặng sao?
B: Không sai, chính là như vậy, cuối cùng họ vẫn sẽ gặp ác báo.
A: Vậy thật là không đáng…
B: Nên mới nói hại người chắc chắn là hại mình.
A: Hại người chắc chắn là hại mình.
B: Chắc chắn hại mình, đây là đạo lý tất nhiên. Cho nên khi người khác làm hại chúng ta, chúng ta nên tha thứ cho họ, đừng tính toán thì được hóa giải xong, đôi bên đều có lợi. Nếu nói nhất định phải báo thù thì cả hai đều đau khổ, mà báo thù qua báo thù lại, nghĩa là đời đời kiếp kiếp không lúc nào ngừng nghỉ, khổ không thể nói được, điều này chúng ta không thể không biết.
A: Thưa Pháp Sư, hai ngày trước, báo chí Ấn Độ đã đăng một câu chuyện, là người thật việc thật. Có một người đi vào rừng hái thuốc, không cẩn thận bị ngã vào một cái hang sâu, rơi vào trong cái hố khoảng ba mươi mét, vật vã hai ngày hai đêm cũng không thể leo lên được, thấy là chết chắc vì đói và khát. Bỗng nhiên có một con mãng xà dài hơn mười mấy mét, dùng phần đuôi to dài của nó đưa vào cái hố sâu để kéo người này lên, con mãng xà dùng hết sức để kéo anh ta lên, nhờ đó mà anh ta thoát chết. Nhưng người này sau khi được cứu, anh ta không hề biết ơn, ngược lại còn báo với chính quyền địa phương. Chính quyền cử một nhóm người đi bắt con mãng xà này, cuối cùng cũng bắt được nó nhốt vào một cái lồng. Người này cũng không biết rõ hình dáng con mãng xà như thế nào, anh ta cũng muốn đi xem xem con mãng xà đã cứu mạng anh ta. Khi anh ta sắp đến gần cái lồng thì con mãng xà đột nhiên phun thẳng về phía trước một loại nước bọt đục ngầu, phun vào ngay người của anh hái thuốc. Chỉ trong chốc lát da của người hái thuốc liền bị thối rữa, lan từ đầu đến chân, đi chạy chữa bệnh viện ở khắp nơi, mời bác sĩ chữa bệnh nhưng vô ích, sau khi chịu đủ sự giày vò thì anh ta chết. Xin hỏi Pháp Sư, Ngài xem con mãng xà này nó biết được, tại sao nó lại không phun nước dãi vào người khác? Nó có thể nhận ra được anh ta đúng không ạ?
B: Đúng, đây là nó trả thù anh ta đó.
A: Ơn nghĩa trở thành thù hận.
B: Nó cứu anh ta, là do quá khứ anh ta có ơn với nó, nó đến trả ơn. Bây giờ anh ta lại tìm người bắt giết nó, cái ơn này đã biết thành thù hận rồi, phun nước dãi vào người anh ta là nó trả thù đó.
A: Nó phun ra oán thù vô tận, oán hận đối với anh ta, có nghĩa là nói rằng “Tôi cứu mạng anh, ngược lại anh lại hại tôi”, hận anh ta đến thấu xương.
B: Đúng vậy, chính là như thế.
A: Người này thật quá ngu si, thưa Pháp Sư, người ta cứu mạng anh ta, anh ta lại…
B: Người hiểu chuyện chắc chắn sẽ cảm ơn, không biết ơn lại còn báo cho người đi bắt giết nó. Việc này làm sao có thể nuốt trôi được, oán hận này nó chắc chắn sẽ không tha thứ cho anh ta. Cho nên tội lỗi này là do tự mình tạo ra, tự mình phải nhận lấy.
A: Thưa Pháp Sư, con nghĩ là tâm sân hận của loài rắn sâu nặng như thế, kiếp này nó làm việc này để trả thù trước, kiếp sau…, con cảm thấy đời đời kiếp kiếp sau đó nó vẫn sẽ đeo bám theo người này, Pháp Sư nói có đúng không? Nó vẫn sẽ muốn lấy mạng của anh ta.
B: Không sai. Con người, bất kỳ một người nào, vì chúng ta không có thiên nhãn, nếu chúng ta có thiên nhãn thì bạn đều sẽ thấy được, những con vật bị giết bị ăn đều không tha thứ cho bạn. Rất nhiều cái gì? Rất nhiều đều bám trên người bạn, vì bây giờ bạn vẫn còn phước báo, họ không có cách nào; đợi khi bạn hưởng hết phước báo rồi, bệnh của bạn sẽ bộc phát.
A: Sẽ phát bệnh.
B: Đúng thế, nó ở trên người bạn, những oan gia trái chủ này ở trên người của bạn.
A: Chính là linh hồn của những con vật mà mình ăn, nó đi vào trong người của mình.
B: Không sai, đúng thế, nhập vào người của mình.
A: Ngài nói làm sao chúng có thể vào được ạ?
B: Chúng có thể vào được.
A: Chúng có thể vào được.
B: Đúng vậy, có thể vào được. Vì chúng không có hình tướng, chúng vào bạn không nhìn thấy được, bạn dùng thiết bị khoa học cũng không tìm thấy chúng, cũng không nhìn thấy chúng.
A: Mình kiểm tra không thấy nhưng chúng vẫn tồn tại.
B: Chúng tồn tại, khi bạn có phước báo, chúng ở đó chờ cơ hội. Chúng ở trong người bạn, nhưng chúng không làm gì cả nên bạn không cảm nhận được, không hề hấn gì cả. Đợi đến khi bạn hưởng hết phước báo rồi, hoặc là bạn tạo tội thì chúng sẽ phát tác. Tức là trên người của chúng ta, xung quanh chúng ta đều có cả. Người học Phật tốt ở chỗ là mỗi ngày tụng Kinh hồi hướng cho oan gia trái chủ, giúp họ vượt lên, hóa giải oán thù. Đặc biệt là chúng ta muốn đến thế giới Cực Lạc, chúng ta cũng hy vọng họ đến thế giới Cực Lạc, chúng ta giúp đỡ lẫn nhau, cùng tồn tại và tiến lên, phải có ý nghĩ như thế, tuyệt đối không làm tổn hại họ. “Trước kia làm hại các vị là do tôi không học Phật, tôi chưa từng nhận được sự giáo dục này, không biết đây là vô tri”, thành tâm xin sám hối thì họ đều sẽ tha thứ. Họ cũng biết oan oan tương báo thì cả hai đều đau khổ, không phải chỉ một phía mà cả hai phía đều đau khổ, mong rằng oán thù đều có thể hóa giải trong một đời này.
A: Thưa Pháp Sư, mẹ con bị mắc bệnh ung thư, mỗi lần làm hóa nghiệm, làm thực nghiệm gì đó, con đều phải đi cùng mẹ. Có một lần mẹ con làm siêu âm, mẹ bị ung thư ống dẫn mật, khi làm siêu âm, con xem hình ảnh hiện trên máy, lúc con xem thì con cảm thấy có một vật gì đó đang nhảy múa, không phải là người, cũng không phải là vật gì cả, cứ ở đó nhảy múa. Con nói với bác sĩ, vì con không dám nói trước mặt mẹ, vì siêu âm nhiều lần cũng đều có hình ảnh đó. Con nói với bác sĩ: “Ở trong đó có vật gì, bác sĩ xem nó đang nhảy múa đó”. Ông ấy nói: “Làm gì có chứ?”. Con nói: “Lần nào cũng có, lần này là lần thứ tư rồi, đang nhảy múa ở đó”. Lại một lần khác, vì mẹ con rất thích ăn thịt, không có thịt là không vui, mẹ rất thích ăn thịt. Lúc làm tiểu phẫu cho mẹ, làm sao cũng không vào được. Pháp Sư biết không, vì túi mật đã lấy ra rồi, muốn nới rộng ống dẫn mật đó, vì mật không ngừng chảy như thế, mật trong ống dẫn mật đều kết thành sỏi, thế là tắc nghẽn trong ống mật, đau đến không muốn sống. Sau đó muốn gắn một thiết bị nhỏ vào trong đó, muốn để thiết bị bằng nhựa này làm nó rộng ra, mở rộng ống mật chính là ERCP, phẫu thuật này rất nhẹ. Đây là do chủ nhiệm của hiệp hội bệnh viện tốt nhất làm phẫu thuật cho mẹ con, nhưng làm thế nào cũng không vào được. Con quỳ mãi ở bên ngoài niệm “Đại Từ Đại Bi Quán Thế Âm Bồ Tát”. Con cứ quỳ ở đó khóc hoài, nhiều người vây quanh đều nói: “Cô diễn viên này ở đây làm gì nhỉ?”, con vẫn ở đó khóc hoài. Đột nhiên con nhận được một cuộc điện thoại, người đó cũng là người học Phật. Câu đầu tiên anh ta nói với con là: “Cô đừng cố gắng nữa, vì mẹ cô sát sanh quá nặng”. Trước đây mẹ con sát sanh nhiều lắm, mẹ con giết gà, mẹ sát sanh rất nhiều, hình như những chúng sanh không cho thiết bị đó vào, chúng chặn lại, phẫu thuật không thể tiến hành được nữa. Lúc đó con ngây người ra, người này không biết mẹ con làm phẫu thuật nhưng lại chuyển cho con tin tức như thế. Thưa Pháp Sư, thật là đáng sợ quá!
B: Đúng vậy.
A: Vậy có nghĩa là những chúng sanh đó, những chúng sanh mà mẹ con đã ăn, chúng ở trong người của mẹ, khiến mẹ bị bệnh ung thư ống dẫn mật.
B: Không sai, không sai. Vì thế rất nhiều chúng sanh, khi phước báo của bạn vẫn còn chưa hưởng hết thì chúng ở đó chờ đợi, phước báo hưởng hết rồi thì chúng xuất hiện, chúng đến báo thù. Người bình thường không biết, người học Phật biết điều này thì nhất định phải sám hối, nếu không sám hối thì không qua được ải này đâu.
A: Ải này không qua được, nhất định phải tự mẹ con sám hối sao ạ?
B: Không sai, nhất định phải tự mình sám hối, người khác làm thay thì hiệu quả rất hạn chế.
A: Chúng không chịu tiếp nhận.
B: Đúng, không tiếp nhận, nhất định phải tự mình sám hối.
A: Vậy khi đó mẹ của con, con cũng thật ngu si quá, nếu con hiểu rõ, nói đạo lý này cho mẹ con biết, mẹ con có thể chịu sám hối, biết đâu họ sẽ…
B: Bạn thấy đấy, bạn có thể thấy được nhưng bác sĩ thì không thấy được.
A: Thưa Pháp Sư, Ngài nói đây có phải là mẹ con ăn những chúng sanh đó, những động vật đó?
B: Đúng, đúng vậy, chính là chúng đấy.
A: Nhảy múa, luôn ở trong đó nhảy múa.
B: Bạn thấy được, nhưng bác sĩ không thấy được.
A: Thật là đáng sợ!
B: Đúng, khi bạn nhìn thấy chính là những chúng sanh đó muốn cho bạn biết, cũng là muốn nhắc nhở bạn.
A: Cũng là muốn nhắc nhở con sao?
B: Cũng là nhắc nhở bạn, để bạn tận mắt thấy những hình tượng này, đây không phải là giả, hiểu rõ rằng oan oan tương báo, không bao giờ dứt. Đây là sự thật của nhân quả, bạn không thể không tin. Tất cả những người không tin, đến khi nạn kiếp đến, họ hiểu ra thì đã muộn rồi.
A: Muộn rồi.
B: Không kịp nữa rồi. Bạn có thể thấy được là vì bạn có thiện căn. Trong Kinh A Di Đà nói là “không thể thiếu thiện căn phước đức nhân duyên mà sanh về cõi nước kia”. Thiện căn phước đức nhân duyên bạn đã gieo trồng trong quá khứ, hiện tại, cho nên bạn có thể thấy được. Bắt đầu từ chính bản thân chúng ta mà làm, chúng ta đã hiểu rõ rồi, chúng ta làm. Người khác nói chúng ta ngu, người ngu có phước của người ngu. Lúc tôi học Phật, chỉ mới là thanh niên hai mươi sáu tuổi thì đã ăn chay trường, biết bao nhiêu người nói tôi ngu!
A: Thưa Pháp Sư, Pháp Sư ăn chay được bao nhiêu năm rồi?
B: Sáu mươi mốt năm. Bây giờ vẫn còn có vài người còn sống, thấy tôi đều nói rằng tôi đã đúng, đưa thẳng ngón tay cái lên nói: “Thầy đã đúng rồi”.
A: Họ ngưỡng mộ Ngài.
B: Đúng thế, tôi tuy đã lớn tuổi, đã già rồi, nhưng không suy yếu.
A: Khỏe mạnh sống lâu.
B: Họ thấy, đó là từ đâu mà có? Từ ăn chay mà có được, chỉ có lợi đối với sức khỏe của bản thân chứ không có hại. Tại sao lại không làm? Tôi ở quốc tế mười mấy năm nay, thường tham gia hội nghị quốc tế. Bạn bè trong hội gặp tôi, câu đầu tiên họ hỏi tôi là: “Thầy giữ gìn sức khỏe như thế nào vậy?” Tôi nói với họ: “Tâm thanh tịnh, ăn chay, không có vọng tưởng, không có tạp niệm, thì thân tâm của bạn sẽ khỏe mạnh”. Nói cái khác với họ thì họ sẽ không hiểu, còn những điều này thì rất thực tế.
B: Ăn chay rất tốt, đặc biệt là khi thức ăn thịt bây giờ không sạch sẽ, rất đáng sợ. Đừng nói là thịt không dám ăn, ngay cả trứng cũng không dám ăn. Chúng tôi thường đi máy bay, thức ăn trên máy bay tôi cũng không dám ăn, không biết nó đến từ đâu.
A: Đúng vậy ạ.
B: Cho nên chúng tôi đi máy bay, trước đây khi ở Mỹ thường phải đi máy bay, chúng tôi đều tự mang theo cơm hộp.
A: Thưa Pháp Sư, Ngài đi máy bay thường mang theo cái gì?
B: Cơm hộp, chúng tôi tự mang theo hộp cơm nhỏ.
A: Hộp cơm nhỏ, thức ăn…
B: Cơm, thức ăn đều có cả, chúng tôi tự ăn.
A: Vậy thì tốt quá.
B: Khi đi máy bay vào mùa Đông thì nhờ họ hâm nóng giúp tôi.
A: Hâm nóng lại.
B: Khi hâm nóng thì họ đổi cho chúng tôi bằng dĩa của họ, là thức ăn của chúng tôi. Có người bên cạnh thấy được, nói với cô tiếp viên hàng không: “Tôi cũng muốn một phần giống như Thầy ấy”. Cô ấy trả lời: “Đó là của Thầy ấy tự mang theo”.
A: Rất nhiều người ngưỡng mộ.
B: Tự mình mang theo, điều này rất quan trọng.
A: Đúng vậy.
B: Khi bạn đi chơi xa, dùng thức ăn nhất định phải cẩn thận, tốt nhất là nên tự mình mang theo.
A: Đúng vậy, lúc đường ruột của con không tốt, có khi dùng thức ăn trên máy bay thì con bị tiêu chảy.
B: Không sai, đúng thế!
A: Thật là…!
B: Thức ăn ở khách sạn cũng không đảm bảo.
A: Đúng vậy, nó không vệ sinh.
B: Phải.
A: Đúng thế. Cảm ơn Pháp Sư, cảm ơn Pháp Sư Đại Từ Đại Bi trả lời cho chúng con nhiều câu hỏi như thế, những câu hỏi có liên quan mật thiết đến nhân loại chúng ta, xin chân thành cảm ơn Pháp Sư!
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
“Điều cần thiết nơi phẩm hạnh của người Thầy là đạo đức và tình thương”
Phỏng vấn 11:00 20/11/2024Đó là lời chia sẻ chân thành của Đại đức Thích Quảng Tịnh, trụ trì chùa Pháp Lạc ( xã Giang Điền, H.Trảng Bom, tỉnh Đồng Nai) với Phatgiao.org.vn nhân ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11.
Voice talent Nguyễn Bình Nguyên - “Kẻ Trộm Hương”: “Sách của Thiền sư Nhất Hạnh dễ hiểu, dễ ứng dụng”
Phỏng vấn 09:51 15/11/2024Nguyễn Bình Nguyên (sinh năm 1989), nickname “Kẻ Trộm Hương” - một voice talent - vừa đọc lại cuốn sách “Đường xưa mây trắng” của thiền sư Thích Nhất Hạnh được nhiều người đón nhận.
Phật tử Phạm Trọng Đạt: “Nhờ thuyền từ Bát-nhã, con vượt qua nỗi đau mất 2 người thân nhất”
Phỏng vấn 10:33 10/11/2024Phạm Trọng Đạt, sinh năm 2001, pháp danh Pháp Hạnh - là một Phật tử thuần thành, thường làm các thiện sự và đặc biệt có duyên thân cận với các bậc tôn đức đạo cao đức trọng.
Thượng tọa Tâm Định: “Phật giáo xứ Thanh để lại dấu ấn đẹp trong lòng dân tộc”
Phỏng vấn 15:43 26/10/2024Trong hai ngày 30 và 31/10 và 1/11 tới, Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Thanh Hóa tổ chức Đại lễ Kỷ niệm 40 năm thành lập (1/11/1984 – 1/11/2024). Nhân sự kiện đặc biệt này Cổng thông tin Phật giáo thuộc GHPGVN (phatgiao.org.vn) đã có trao đổi cùng Thượng tọa Thích Tâm Định, Trưởng Ban Trị sự GHPGVN tỉnh.
Xem thêm