Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ năm, 25/07/2024, 19:19 PM

Càng được an lạc thì bản ngã vi tế càng lớn, hãy cẩn trọng!

Trong tu học luôn cần xem mình có đem "cái Ta" ra tu hay không? Trong toàn bộ việc tu học của mình là "Ta tu" hay tánh biết tự nhiên học hỏi? Việc tu học của mình là hữu ngã hay vô ngã?

Hiện nay đa số các trường thiền chủ yếu dạy phương pháp hành thiền để được an lạc, dạy các thiền sinh cứ làm đúng theo phương pháp như vậy thì tâm sẽ hoàn toàn ổn định và bình an. Nếu thiền sinh thực hành chăm chỉ, việc học thiền diễn ra tốt đẹp thì đúng là họ sẽ được ổn định và an lạc, nhưng ở đây có một câu hỏi quan trọng:

Được an lạc để làm gì?

Nếu một người đã thật sự hiểu Đạo sẽ thấy sự "an lạc" ấy, sự "bình an" ấy vẫn luân hồi sinh tử vì nó cũng vô thường, nó có thể "mất đi" nên mình luôn phải "nắm giữ". 

Chính "an lạc" còn nguy hiểm hơn "khổ đau", vì lúc đó các thiền sinh phải bảo vệ cái "an lạc" đó, phải gìn giữ nó, và khi mất đi thì phải tìm kiếm nó trở về lại với mình. 

Sự "bình an" ấy luôn bao hàm một "cái Ta bình an", và càng an lạc thì cái Ta càng lớn. Lúc đó chỉ có tập trung ngồi thiền suốt ngày chứ không còn làm việc gì khác được nữa.

Ảnh minh hoạ.

Ảnh minh hoạ.

Thầy phát hiện ra tu học qua cách sống tùy duyên thuận pháp, vô ngã vị tha vẫn tốt hơn, vì qua đó mình không bám víu bất cứ đều gì trên đời. Còn khi mình bám víu vào an lạc, vào tâm ổn định, khi đã yêu thích việc ngồi yên tĩnh rồi thì làm sao có thể sống tùy duyên thuận pháp? Sao có thể khi gặp chuyện đau khổ thì sẵn sàng chịu đau khổ mà làm? Sao có thể dũng cảm hy sinh, nhiều khi là chết đi khi cần? Làm sao có thể sống vô ngã vị tha như vậy được? 

Khi mình cứ sống vô ngã vị tha thì sẽ gặp rất nhiều chướng ngại, đau khổ và phiền não, nhưng chính những chướng ngại ấy, phiền não ấy, đau khổ ấy mới có thể đập vỡ "cái Ta" nơi mình. Còn khi bị ràng buộc vào "định" rồi, vào "an lạc" rồi thì ngay đó đã rơi vào "bản ngã ổn định" chắc rồi.

Chuyện khá buồn cười rằng có người sống ngoài đời gặp nhiều phiền não nên muốn xuất gia vào chùa tu học, biết đâu vào chùa rồi mới thấy trong đó cũng "đụng độ" dữ dội. Ông thì người Huế, ông thì người Bắc, ông thì lớn tuổi, ông thì ít tuổi, ông thì có học, ông thì ít học, làm sao mà không đụng độ? 

Thầy lại cho rằng "đụng độ" vậy mà lại hay, chính những xung đột ấy mới mài mòn những ảo tưởng do mỗi người dựng nên, mới mài giũa đi những "định hình" của bản ngã...

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

An tâm như thế nào?

Kiến thức 08:38 19/09/2024

Trong Thiền tông có một câu chuyện đối thoại giữa Tổ Bồ Đề Đạt Ma và đệ tử thiền sư Huệ Khả. Thiền sư Huệ Khả cảm thấy trong tâm có nhiều vấn đề, nên muốn Tổ giúp đỡ mình an tâm. Vì thế, Tổ hỏi Thiền sư: “Tâm con ở đâu? Con hãy đem tâm bất an ra cho thầy xem thử!”.

Trăm năm trong cõi người ta

Kiến thức 07:28 19/09/2024

Một thời, Thế Tôn ở Ràjagaha, tại Trúc Lâm, chỗ nuôi dưỡng các con sóc. Ở đấy, Thế Tôn dạy các Tỷ kheo:

Không quyến luyến, không trốn tránh

Kiến thức 19:21 18/09/2024

Tuy giáo lí Phật-đà bàn nhiều về các nỗi khổ của chúng sinh nhưng không có nghĩa là những người học Phật nhất định phải trốn đời, trốn tránh hiện thực một cách tiêu cực để lánh khổ tìm vui.

Chuyển tâm tham thành tâm nguyện

Kiến thức 19:02 18/09/2024

Phật pháp nói tham là gốc khổ, chúng ta muốn giải quyết vấn đề khổ thì trước tiên phải bắt đầu từ “biết tham”.

Xem thêm