Thứ, 30/11/2020, 09:18 AM

Căng thẳng là nguồn gốc của bệnh trong thân và tâm

Trong quyển "Người chữa trị bên trong" - The Healer Within, tác giả nhấn mạnh đến khả năng gây bệnh tật cũng như chữa trị bệnh tật nơi mỗi chúng ta. Nói khác đi, yếu tố tinh thần đóng một vai trò rất quan trọng vì đó là một năng lực kỳ diệu mà ta ít biết đến.

Steve Jobs: Sống như thế nào trước khi bạn chết?

Tác giả nói về bác sĩ Ishigami sau mười năm nghiên cứu về bệnh lao đã tìm thấy sự liên hệ giữa đời sống bệnh nhân và chứng bệnh này. Ông ta thấy có những trường hợp bệnh phát triển hay giảm bớt đúng theo dự đoán. Tuy nhiên, có những trường hợp mà bệnh biến chứng bất thường, vượt ra ngoài mọi điều dự liệu. Những trường hợp này, người bị bệnh càng lúc càng trở nặng thêm hoặc một người đang mạnh khỏe bỗng nhiên bị bệnh một cách kỳ lạ.

Bác sĩ Ishigami cho biết chính đời sống tình cảm của con người đóng góp rất nhiều. Khi liệt kê các yếu tố liên quan đến bệnh tật ông ta thấy như sau: Thất bại trong việc kinh doanh; Gia đình không hòa hợp; Ghen tuông, giận hờn; Những người thần kinh hay căng thẳng.

Những người nói trên được xem là bệnh sẽ gia tăng. Còn những trường hợp bệnh nhân phục hồi dù bị đau nặng là những người có tinh thần tích cực và không lo âu. Sau một thời gian dài nghiên cứu các bệnh nhân bị lao phổi, bác sĩ Tohru Ishigami nhận xét: “Có những trường hợp bệnh đang thuyên giảm thì một điều không may xảy đến làm cho thay đổi trạng thái bệnh tật. Những bệnh nhân lao phổi ở ngoài thời kỳ thứ hai bề ngoài có thể tỏ ra mạnh khỏe khi chăm sóc mẹ, vợ, con hay thân nhân bị bệnh lao. Nhưng nếu người thân họ chết thì sự tuyệt vọng nơi họ sẽ kéo theo một triệu chứng bệnh trầm trọng... Những bệnh nhân đó có thể chết.”

Từ đó, bác sĩ Tohru Ishigami viết một bài về "Sự ảnh hưởng của tâm đối với sự lành bệnh lao phổi". Bài nói trên được đăng trên tạp chí nghiên cứu bệnh lao ở Hoa Kỳ The American Review of Tuberculosis: 1919. Biến cố này rất quan trọng vì đây là một chuyên gia về bệnh lao viết về tâm thần ảnh hưởng đến sự chữa trị bệnh tật chứ không phải một chuyên viên tâm lý viết về vấn đề vốn rất mới mẻ này vào thời đó. Điều nói trên đã được một y sĩ nổi tiếng Anh Quốc William Osler phát biểu trước đây: “Sự chữa trị bệnh lao tùy thuộc nhiều vào những gì trong đầu bệnh nhân hơn là những gì trong ngực của họ.”

Ảnh minh họa.

Ảnh minh họa.

Từ đó người ta đã khám phá nhiều loại bệnh do tâm sinh, psychosomatic hay là tinh thần ảnh hưởng đến sức khỏe của thể chất và ngược lại, thể chất cũng ảnh hưởng đến tinh thần. Các chuyên gia đã liệt kê bảy chứng bệnh sau đây do tâm sinh:· Loét bao tử; Huyết áp cao; Chứng cường giáp: Tuyến giáp trạng gia tăng quá nhiều hoạt động (hyperthroidism), thường phối hợp với bệnh bứu cổ; Chứng phong thấp; Viêm ruột kết loét: Chứng sưng ruột già có tính cách mãn tính và tiêu ra máu (ulcerative colitis); Viêm da thần kinh: Bệnh da nổi ban, ngứa cổ và da dày xếp nếp ở khủy tay, khủy chân hay đầu gối (neurodermatitis); Bệnh suyễn.

Người ta cho rằng bản danh sách nói trên quá ngắn vì hầu như đa số các chứng bệnh đều do tâm sinh. Bệnh do tâm sinh không có nghĩa là tinh thần là nguyên nhân duy nhất mà bệnh tật là kết quả. Nơi đây họ muốn nhấn mạnh đến một tình trạng có nhiều yếu tố có sẵn liên hệ, tác động, ảnh hưởng lẫn nhau như yếu tố di truyền, cơ thể mạnh yếu, tâm thần thích nghi với các áp lực của đời sống có dễ dàng hay không... làm cho bệnh tật phát sinh. Đạo Phật gọi đó là duyên hợp, những yếu tố thuận tiện kết hợp với nhau để phát sinh ra một tình trạng, hay biểu lộ, bày tỏ ra một trạng thái mà chúng ta có thể nhận biết hay quan sát được.

Sự căng thẳng

Khi nói bệnh do tâm sinh chúng ta nói đến một áp lực, một sự căng thẳng phát sinh khi tinh thần hay cơ thể phải thích nghi với một sự kiện nào đó. Các tác giả của quyển sách nêu trên đã viện dẫn lời giải thích của bác sĩ Robert Rose, chuyên viên nghiên cứu về sự căng thẳng như sau: Căng thẳng là một sự thúc bách (như làm cho xong một công việc vào kỳ hạn ấn định) và phản ứng tạo nên sau đó (như đau loét bao tử hay nhức đầu) là một bệnh tật. Vậy sự thúc bách là nguyên do tạo căng thẳng và sự phản ứng của cơ thể là sự căng thẳng đưa đến bệnh tật.

Trong quyển "Người chữa trị bên trong" cũng nói đến một cuộc nghiên cứu đặc biệt. Vào thập niên 1960, chuyên viên tâm lý Peter Bourne thực hiện cuộc nghiên cứu mức độ căng thẳng của 12 binh sĩ thuộc nhóm đặc nhiệm ở biên giới Việt Nam và Cao Miên. Ông ta đo mức độ của chất 17-hydroxycorticosteroid (17-OHCS) là một chất hóa học tiết ra từ nan thượng thận trong thời gian người ta bị căng thẳng.

Các binh sĩ này đều là những lính chuyên nghiệp, được huấn luyện kỹ càng và có kinh nghiệm tác chiến. Mỗi người phụ trách một phần vụ chuyên môn như tháo gỡ mìn, y tế, viễn thông... và họ phối hợp với nhau rất là chặt chẽ. Họ được tin đồn của họ sẽ bị tấn công khoảng từ 18 đến 22 tháng năm, có lẽ vào ngày 19. Tất cả đều hoạt động ráo riết để chuẩn bị cho ngày chiến đấu đó.

Đồng hồ sức khỏe và nếp sống nhà Phật

Bourne nhận thấy có sự khác biệt về mức độ căng thẳng giữa nhóm binh sĩ và sĩ quan. Binh sĩ tuân lệnh cấp trên chuẩn bị chiến đấu bằng cách kiểm soát tuyến phòng vệ, đặt các vũ khí vào các vị trí ấn định, đặt trạm y tế cấp cứu. Những hoạt động đó làm cho họ điều hòa được sự căng thẳng khi trận chiến đến gần. Còn những sĩ quan thì khác hẳn. Họ càng lúc càng lo cho binh sĩ dưới quyền, phải quyết định từng mỗi giờ cho thích nghi với tình thế và đồng thời gạt bỏ những lệnh từ bộ chỉ huy cách xa 40 dặm đề nghị những điều không thiết thực vì không hiểu tình thế địa phương.

Ảnh minh họa.

Ảnh minh họa.

Suốt thời gian mà thời điểm cuộc chiến sắp diễn ra mức độ căng thẳng của các sĩ quan được ghi nhận là gia tăng, còn nhóm binh sĩ thì ngược lại giảm xuống trừ nhân viên vô tuyến vì anh ta phải luôn luôn ở cạnh viên sĩ quan chỉ huy do đó anh ta bị ảnh hưởng không khí căng thẳng khi viên sĩ quan này phải có những quyết định ra lệnh cho thuộc cấp.

Từ đó các chuyên viên nghiên cứu đã biết rõ thêm về những yếu tố liên hệ đến sự đề kháng chống lại bệnh tật: hoàn cảnh sinh sống, những gì liên hệ đến bên ngoài hay bên trong của cá nhân, những tác động tạo ra những phản ứng trong các hoàn cảnh riêng biệt, và cuối cùng là sự tạo ra bệnh tật. Các chuyên viên y tế nghĩ đến những gì xảy ra trong thân thể và não bộ khi có sự căng thẳng xảy ra: những chuyển đổi về yếu tố thần kinh và chất hóa học. Nói khác đi, yếu tố duyên hợp của nhiều thứ có mặt bên trong lẫn bên ngoài.

Sự căng thẳng và bệnh tật

Số người bị bệnh trong cộng đồng tỵ nạn thường rất nhiều. Họ đã phải bỏ lại nhiều người thân ở quê nhà, phải thích nghi với lối sống mới cùng hoàn cảnh họ chưa quen thuộc. Những điều ấy tạo ra sự căng thẳng nơi họ.Các nhà tâm lý học đã khảo sát sự căng thẳng này thấy rằng sự căng thẳng nơi con người không phải là một loại cảm xúc như vui hay buồn mà là một phản ứng của thân thể khi ta bó buộc phải làm một điều gì đó. Một em bé dự kỳ thi cuối năm, một người thương gia điền thuế lợi tức để gởi đi trước ngày 15 tháng tư, một binh sĩ chuẩn bị cho một cuộc tấn công...

Theo bác sĩ Hans Selve cơ thể phản ứng theo một nguyên tắc gọi là Hội chứng thích nghi tổng quát (General Adaptation Syndrom) gồm ba giai đoạn như sau:

1. Phản ứng báo động (Alarm reaction): Cơ thể tạo ra sự báo động khi chúng ta phải đối phó với một vấn đề gì quan trọng. Các chất kích thích tố gia tăng trong máu (như chất adrenal cortial hormone) kèm theo với phản ứng nhức đầu, ăn mất ngon và mệt mỏi. Cha mẹ thường thấy trạng thái này nơi con cái khi các em sắp sửa có kỳ thi quan trọng.

Chạy bộ mỗi ngày: Phương pháp thiền hiệu quả cho tinh thần

Ảnh minh họa.

Ảnh minh họa.

2. Giai đoạn đối kháng (stage of resistance): Nếu tình trạng căng thẳng kéo dài thì cơ thể sẽ phản ứng chống lại, chấm dứt các triệu chứng gây ra bởi giai đoạn một nói trên. Cơ thể trở lại trạng thái bình thường và sức khoẻ có thể gia tăng. Nếu nguyên nhân làm căng thẳng không còn nữa như kỳ thi qua đi, địch quân bao vây căn cứ rút lui hay những sự đe dọa khác chấm dứt. Nếu những nguyên nhân có tính cách đe dọa vẫn kéo dài thì phản ứng đối kháng nơi chúng ta yếu dần và cơ thể chúng ta bị kiệt sức.

3. Giai đoạn kiệt sức (stage of exhaustion): Đây là lúc mà cơ thể bị mòn mỏi, nhiều triệu chứng của giai đoạn một, giai đoạn báo động, lại xuất hiện. Nếu tình trạng này kéo dài thì chúng ta sẽ bị bệnh tật và có thể đưa đến cái chết.

Nguyên nhân và mức độ căng thẳng

Ảnh minh họa.

Ảnh minh họa.

Một trong những cách giúp đỡ mọi người là thể hiện sự quan tâm

Các nhà tâm lý học đã tìm thấy nguyên nhân sự căng thẳng đó phát xuất từ sự thay đổi, sự không tiên liệu, không kiểm soát được các biến cố xảy ra trong đời sống cùng những sự xung đột nội tâm của chúng ta. Điều ấy đạo Phật gọi là tính cách vô thường, sự chuyển biến hay đổi thay của vạn pháp, của mọi hiện tượng từ thể chất đến tinh thần. Những biến cố bất ngờ như có thân nhân qua đời, mất việc làm, thay đổi chỗ ở hay mượn tiền đều tạo ra sự căng thẳng. Sự căng thẳng ấy có thể quan sát và đo lường được theo những biến cố khác nhau.

Tóm lại, bất cứ một biến cố gì, một sự thay đổi nào buồn hay vui đều tạo ra một sự căng thẳng nhiều hay ít. Hai chuyên viên tâm lý Holmes và Rahe nhận thấy nếu tổng số điểm căng thẳng nơi một người cao hơn 300 điểm trong một năm thì người đó sẽ bị bệnh vì cơ thể không chịu nổi áp lực quá nhiều đó.

Nếu nhìn vào bảng kê khai nói trên, chúng ta thấy phản ứng của người tị nạn ở Hoa Kỳ có thể khác biệt như thân nhân qua đời, bị mất sở làm, ly dị, người thân bị ốm thì mức độ căng thẳng có thể cao hơn người Hoa Kỳ. Trái lại các vấn đề như có thêm người trong gia đình, có thai... mức độ căng thẳng có thể ít hơn.

Đạo Phật đề cao trí tuệ, sự hiểu biết chân thật, do đó chúng ta tìm hiểu thêm về những lời Phật dạy cùng những gì đang xảy ra quanh ta để thấy rõ sự mầu nhiệm của đạo Phật trong việc chỉ dẫn cho chúng ta thực hành đời sống an vui và hạnh phúc thật sự.

Trích "Hạnh phúc kỳ diệu"

Thích Phụng Sơn

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Uống nước táo đỏ và kỷ tử mỗi ngày có lợi ra sao?

Sống an vui 16:03 22/12/2024

Nước táo đỏ và kỷ tử là thức uống tốt cho sức khoẻ được nhiều người yêu thích, dưới đây là 4 lợi ích của việc uống nước táo đỏ và kỷ tử mỗi ngày.

Chuyển hóa năng lượng tắc nghẽn bằng trọn vẹn nhận biết

Sống an vui 07:45 22/12/2024

Để chuyển hóa năng lượng, ta không cần phải làm điều gì quá lớn lao, ta chỉ cần thường xuyên trở về với sự nhận biết và an trú trong nó. Điều này có thể giống như một quá trình đơn giản, nhưng lại là chìa khóa để mở ra những thay đổi lớn lao.

Thân bệnh, tâm không bệnh

Sống an vui 07:40 22/12/2024

Một khi thân bệnh mà tâm không bệnh, thì dù thân bệnh nặng cũng không vì vậy mà khổ...

Ăn chuối xanh luộc có tốt cho sức khoẻ như lời đồn?

Sống an vui 20:11 21/12/2024

Chuối xanh luộc là món ăn dân dã được nhiều người yêu thích, vậy ăn chuối xanh luộc có tốt không?

Xem thêm