Chủ nhật, 19/06/2022, 07:58 AM

Cảnh tỉnh những hội chúng không thanh tịnh

Có điều chắc chắn rằng, khi một hội chúng Tỷ kheo không thanh tịnh thì sự ngưỡng mộ và quy hướng của tín đồ suy giảm dần, ngày càng mất đi sự ủng hộ của hàng cư sĩ và chư thiên.

Một thời, rất nhiều Tỷ kheo trú giữa dân chúng Kosala, tại khu rừng nọ, cống cao, ngạo mạn, ồn ào, lắm miệng, lắm lời, thất niệm, không tỉnh giác, không định tỉnh, tâm tán loạn, các căn không chế ngự.

Rồi một vị thiên trú ở khu rừng ấy, vì lòng thương xót, muốn hạnh phúc, muốn cảnh giác, liền đi đến các Tỷ kheo nói lên bài kệ sau:

Xưa sống thật an lạc

Chúng đệ tử Cù Đàm

Không tham tìm món ăn

Không tham tìm chỗ trú

Biết đời là vô thường

Họ chấm dứt khổ đau.

Nay tự làm ác hạnh

Như thôn trưởng trong làng

Họ ăn, ăn ngã gục

Thèm khát vật nhà người

Con vái chào chúng Tăng

Đảnh lễ một vài vị

Vất vưởng không hướng dẫn

Họ sống như ngạ quỷ.

Những ai sống phóng dật

Vì họ, con nói lên

Những ai không phóng dật

Chân thành con đảnh lễ.

Các vị Tỷ kheo ấy được vị thiên cảnh tỉnh, tâm hết sức xúc động.

(ĐTKVN, Tương Ưng Bộ I, chương 9, phần Không chế ngự căn hay nhiều Tỷ kheo, VNCPHVN ấn hành, 1993, tr.448)

Xây dựng đạo đức của người tu

Vai trò hộ pháp của cư sĩ và chư thiên không chỉ tận lực ủng hộ về cúng dường tài vật mà còn thể hiện bằng tinh thần xây dựng, củng cố Tăng đoàn.

Vai trò hộ pháp của cư sĩ và chư thiên không chỉ tận lực ủng hộ về cúng dường tài vật mà còn thể hiện bằng tinh thần xây dựng, củng cố Tăng đoàn.

Lời bàn: 

Từ thời Thế Tôn, lác đác vẫn có những hội chúng Tỷ kheo phóng dật, tham đắm lợi dưỡng, không mấy thú hướng tu hành để đạt đến giải thoát, Niết bàn. Nhất là về sau, khi Tăng đoàn phát triển lớn mạnh, người xuất gia ngày càng đông và những kẻ cơ hội đã trà trộn vào hàng ngũ xuất gia nhưng không vì mục tiêu giải thoát càng nhiều thì những tệ đoan bắt đầu gia tăng.

Rất dễ dàng để nhận ra một hội chúng Tỷ kheo kém phẩm chất, khiếm khuyết về phạm hạnh, không được thanh tịnh thông qua các biểu hiện như “cống cao, ngạo mạn, ồn ào, lắm miệng, lắm lời, thất niệm, không tỉnh giác, không định tỉnh, tâm tán loạn, các căn không chế ngự”. Và những hội chúng Tỷ kheo nào mà trong nội dung các hoạt động tu tập và Phật sự thiếu vắng tinh thần giới, định và tuệ thì hội chúng đó chỉ có hình thức, danh nghĩa mà thôi.

Có điều chắc chắn rằng, khi một hội chúng Tỷ kheo không thanh tịnh thì sự ngưỡng mộ và quy hướng của tín đồ suy giảm dần, ngày càng mất đi sự ủng hộ của hàng cư sĩ và chư thiên. Do vậy, vai trò hộ pháp của cư sĩ và chư thiên không chỉ tận lực ủng hộ về cúng dường tài vật mà còn thể hiện bằng tinh thần xây dựng, củng cố Tăng đoàn.

Vì thanh tịnh của Tăng đoàn, vì tồn vong của đạo pháp, chư thiên và cư sĩ hộ pháp luôn quan tâm đến chư Tăng, ủng hộ và bảo vệ hết lòng, chia sẻ khi khó khăn, góp ý và thức tỉnh lúc phóng dật… với tất cả tâm từ như vị thiên trong pháp thoại trên đây, chính là trách nhiệm hộ pháp của mỗi người đệ tử Phật.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Thế nào là viên tịch, tân viên tịch và thuận tịch?

Kiến thức 09:00 25/12/2024

Nhân có học Tăng, khi đọc bài viết bàn về chữ "Tân viên tịch" không hiểu chắc là nói như vậy đúng hay sai....Chúng tôi cũng thấy cần nói rõ.

Luân hồi trong thần chú Lăng Nghiêm: Năng lực thần chú

Kiến thức 08:46 25/12/2024

Thần chú Thủ Lăng Nghiêm còn gọi là Phật Đỉnh Quang Minh Ma Ha Tát Đát Đa Bát Đát Ra hay Bạch Tán Cái tức chỉ cho cái thể dụng rộng lớn của bản lai tự tánh. Bạch là trí tuệ. Tán cái là lòng từ bao la rộng lớn.

Đại sư, Pháp sư, Thái sư nghĩa là gì?

Kiến thức 20:26 24/12/2024

Đại sư, Pháp sư, Thái sư là những danh từ chúng ta thường gặp trong các sách về Phật giáo, Đạo giáo và lịch sử. 

Thần chú Phật Đảnh Tôn Thắng Đà Ra Ni (bản tiếng Việt)

Kiến thức 10:00 24/12/2024

Thần chú Phật Đảnh Tôn Thắng Đà Ra Ni còn gọi là Tối Thắng Phật Đảnh Thần Chú, được đức Thế Tôn thuyết trong kinh Phật Đảnh Tôn Thắng Đà Ra Ni. Thần chú này rất mầu nhiệm, oai lực bất khả tư nghì, độ thoát chúng sinh trong sáu đạo luân hồi và lần lượt đều được chứng quả giải thoát.

Xem thêm