Câu chuyện cậu bé 3 tuổi có khả năng nhớ tiền kiếp
Một cậu bé 3 tuổi tại Trung Đông chẳng những có khả năng nhớ tên, làng mà cậu sống trong kiếp trước, mà còn có thể vạch mặt kẻ từng giết cậu.
Những bằng chứng của sự luân hồi: Bí ẩn thiên tài từ kiếp trước
Trong cuốn sách "Children Who Have Lived Before: Reincarnation Today" của chuyên gia trị liệu người Đức Trutz Hardo kể lại một câu chuyện của tiến sĩ Eli Lasch, người phát triển hệ thống y tế tại Dải Gaza trong những năm 1960, về một cậu bé nhớ lại kiếp trước.
Câu truyện của Hardo kể về một cậu bé thuộc dân tộc Druze, sống tại cao nguyên Golan - gần biên giới Syria và Israel. Trong nền văn hoá Druze, người ta tin vào sự tồn tại của kiếp luân hồi. Theo phong tục, nếu một đứa trẻ lên 3 vẫn còn nhớ ngôi nhà mà nó sống trong kiếp trước thì người lớn phải đưa đứa bé trở về ngôi nhà đó.
Từ điều kỳ diệu hy hữu trong cuộc sống suy nghĩ về sự luân hồi
Cậu bé người Druze sinh ra với một vết bớt đỏ và dài. Người Druze tin rằng những vết bớt liên quan tới cái chết của con người ở kiếp trước. Khi cậu bé biết nói, cậu kể với gia đình rằng một cú đánh vào đầu bằng rìu đã giết cậu. Người lớn đã đưa cậu về ngôi làng mà cậu nói rằng kiếp trước của cậu đã sống ở đó.
Khi cậu về đến làng, cậu nhớ ra tên kiếp trước của cậu. Những người lớn đưa cậu bé tới ngôi nhà của người đàn ông có tên ấy. Gia đình và bạn bè của người đàn ông đó cho biết anh ta đã mất tích trước đó 4 năm. Họ nghĩ có thể anh ta đã lạc vào địa phận của kẻ thù.
Theo những lời tiến sĩ Lasch kể với Hardo, cậu bé cũng nhớ ra tên của kẻ giết cậu. Khi đối mặt với cậu, mặt người đàn ông này trở nên trắng bệch, nhưng ông ta không nhận tội. Sau đó, cậu bé chỉ cho người lớn chỗ hắn giấu xác. Khi tới đó, người ta tìm thấy một bộ xương với vết thương trên hộp sọ tương ứng với cái bớt trên đầu cậu bé. Họ cũng tìm thấy hung khí. Đó là một chiếc rìu.
Đối mặt với những bằng chứng này, kẻ giết người nhận tội. Tiến sĩ Lash là nhân chứng duy nhất không thuộc tộc Druze chứng kiến toàn bộ câu chuyện - một minh chứng cho sự tồn tại của kiếp luân hồi.
Theo theepochtimes.com
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Bịnh “trời cho”
Tư liệu 18:05 24/11/2024Đầu năm 1994 Giả tiên sinh, chồng Lý nữ sĩ bị bịnh ghẻ. Toàn thân anh nổi đầy ghẻ, vừa chảy mủ vừa nhức nhối khó chịu, đã chữa chạy khắp đông y tây y nhưng đều không thấy kết quả.
Trời thu, lá úa, vọng niệm vô thường
Tư liệu 09:11 24/11/2024Bài thơ “Cảnh mùa thu” của Thanh Sĩ (1928 – 1973) là viết theo thể thơ đường luật, vần bằng, tám câu. Với những câu tả cảnh đối nhau, tác giả giúp người đọc nhận thức rõ và sâu sắc về tính biến hóa vô thường ở vạn vật...
Luận bàn hai chữ “Cuộc đời” trong bài kệ của Thiền sư Pháp Loa
Tư liệu 13:32 21/11/2024“Cuộc đời của mỗi con người chỉ như một giấc chiêm bao – vô thường. Nếu không có hiểu biết, không tìm thấy cái ta chân thật, thì dù làm bao nhiêu việc cũng chỉ là làm mộng, bao nhiêu cái biết, cũng chỉ là cái biết hư vọng”.
Mối quan hệ giữa đời sống và việc tu hành của Phật hoàng Trần Nhân Tông
Tư liệu 14:05 20/11/2024Phật hoàng Trần Nhân Tông luôn nhấn mạnh quan niệm tiến bộ của Phật giáo Đại Việt rằng “Phật giáo là cuộc sống, không có sự cách li, phân biệt, bởi vì Phật giáo là gì nếu không phải đó là một quá trình đi tìm chân lý.
Xem thêm