Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU

Câu chuyện mang tên "dòng đời"

Ở đời này, phải nếm trải đầy đủ mọi hương vị: ngu xuẩn, si mê, uyên bác, yêu thương, thù hận, trần trụi, kín đáo, lúc lên voi xuống chó…Đừng oán trách cuộc đời. Bất kể điều gì được sinh ra cũng đều có ý nghĩa của nó; những nỗi buồn, sự mất mát hay đau khổ cũng vậy.

Có nhiều lý do để chết chứ còn sống thì ai cũng muốn vươn lên. Ta nương tựa vào mọi thứ xung quanh để sống và chảy theo dòng chảy cuộc đời. Cuộc sống vốn dĩ phức tạp, đừng làm nó phức tạp hơn nữa. Dòng chảy cuộc đời có lúc nhẹ nhàng, có lúc chảy xiết để thử thách lòng người, “lửa thử vàng, gian nan thử sức”. Những ai từng trải và hiểu đời thì sẽ hiểu rõ điều đó. Đừng quá hy vọng vào một điều gì đó, bởi vì sẽ có lúc ta bỏ lại tất cả để ra đi. Sau những biến cố, ta có thêm được những con người đáng nhớ lưu dấu trong câu chuyện mang tên dòng đời.
 Ảnh minh họa
Hãy cho đi thật nhiều. Vì người cho bao giờ cũng hạnh phúc hơn người nhận, và khi cho đi thì có thể đến một lúc nào đó ta sẽ nhận lại được nhiều hơn cả những gì ta nghĩ.

Tất cả các mối quan hệ đều cần phải có sự thông thoáng, giao lưu với nhau: sông hồ muốn không bị tù đọng thì phải thông với biển để nước chảy thành dòng.    

Bất kỳ ai cũng có những kinh nghiệm sống của mình, ta phải học hỏi kinh nghiệm từ những người khác. Mỗi người là một quyển từ điển sống là vậy.  

Đừng để cuộc sống thiếu đi sự vận động, vì có vận động thì mới có kết quả. Cuộc sống thì phải cân bằng được ba điều: ăn uống, nghỉ ngơi và vận động. Vận động gồm có vận động trí óc và vận động thân thể. Nhiều khi người ta chỉ mải mê lao động trí óc mà quên đi tập thể thao hoặc vận động thân thể, đó chính là nguyên nhân gây ra bệnh tật và stress. Quân bình được mọi thứ vẫn là điều tốt nhất.

Ta sẽ trở nên rất vĩ đại và có giá trị khi ta là người có hiểu biết. Càng va chạm nhiều, ta càng thấy cuộc đời này, dòng đời này thật có ý nghĩa.
                                                               
Nguyễn Hữu Hiếu
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

TIN LIÊN QUAN

Không kính cha mẹ là một bệnh căn khiến không được thấy Phật

Phật giáo thường thức 15:25 16/04/2024

Trong Kinh Mục Liên Sám Pháp, Đức Phật có dạy về 12 loại bệnh căn khiến cho sinh ra không thấy được Phật. Khi Ngài A Nan bạch Phật cách chữa trị những bệnh căn này, Ngài đã từ bi chỉ dạy như sau:

Cẩn thận khi sử dụng hình ảnh Đức Phật từ "họa sĩ" AI

Phật giáo thường thức 15:24 16/04/2024

Tranh tượng điêu khắc tả Đức Phật, thường trên đỉnh đầu có phần thịt cứng (nhục) tròn đầy, nhô lên cao trông gần giống như búi tóc (kế) nên gọi là nhục kế (đây là một trong 32 tướng tốt của Đức Phật).

Kính Tăng đúng pháp được phước vô lượng

Phật giáo thường thức 14:40 16/04/2024

Hỏi: Người Phật tử khi nhìn thấy nhà sư thì luôn khởi tâm kính trọng. Vậy đối với những vị sư không nghiêm trì giới luật, phá giới hay khiếm khuyết oai nghi thì nên khởi tâm như thế nào để không bị tổn phước?

“Mặc tẫn” là gì?

Phật giáo thường thức 14:00 16/04/2024

Pháp thế xuất thế gian, các vị đều phải biết, cái gọi là “làm việc tốt gặp lắm giày vò”. Đặc biệt là vào thời đại này là thời kỳ mạt pháp.

Xem thêm