Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Chủ nhật, 28/05/2023, 09:39 AM

Câu chuyện nhân quả: Cả nhà cộng nghiệp tâm bất an

Phụ thân tôi là chủ gia đình, để duy trì sinh kế cho cả nhà. Có lúc cùng người dân trong làng đi bắt cá nuôi trong ao và thường mang về nhiều xô cá, nghêu sống… gia đình ăn uống rất vui vẻ.

Thật ra, quả báo đã bắt đầu xuất hiện từ lúc đó, tôi thường xuyên bị cá đâm, găm vào cổ họng, đau đớn la hét. 

Quả báo phụ thân thì dữ dội hơn, bao tử bị xuất huyết nghiêm trọng, thậm chí còn nôn ra từng bụm máu to, nhiều lần được chở đi cấp cứu tại bệnh viện, ông uống thuốc quanh năm mà không khỏi, hơn nữa hay chóng mặt té ngã vì thiếu máu. Khi làm công việc xây dựng, ông thường bị thươngphải khiêng về nhà, đúng là thiếu nợ máu phải đền máu.

Ảnh minh hoạ.

Ảnh minh hoạ.

Do vậy, từ khi còn nhỏ, ngày nào tôi cũng lo lắng không biết hôm nay ba tôi có được bình an về nhà hay không. Trong kinh “Thập thiện có nhắc đến ác báo sát sinh nói rằng: Thân thường bệnh có nhiều sợ hãi, những quả báo này đều nhất nhất hiển lộ, đã sát hại chúng sinh thì làm sao có được tháng ngày sống yên ổn?

Đại sư Ấn Quang có nói: tất cả chúng sinh khi bị giết tuy không thể nói, nhưng lòng oán hận tiết ra chất độc phủ đầy mình nó, nên người ăn vào chẳng khác nào dùng độc, không những hiện tại tăng sát nghiệp, còn chiêu tội ở tương lai, hiện đời cũng bị đa bịnh chết yểu, thật rất đáng thương và đáng tiếc.

Quả báo thê thảm nhất của ba tôi là vào ngày 30 tháng 12 năm 1992. Sáng sớm ba tôi đi chợ mua thức ăn về chuẩn bị cho bữa cơm đoàn viên, trên đường về nhà thì bất ngờ bị chóng mặt té, ngất xỉu, người và xe máy bị ngã xuống ruộng chồng lên nhau. Đầu và cột sống cổ của ông bị xuất huyết bên trong. Tính mạng nguy kịch. Bác sĩ nói phải mổ càng sớm càng tốt, nếu không sẽ rất nguy hiểm nhưng dù mổ thì cơ hội sống sót cũng rất ít, dù có cứu được mạng cũng phải có người chăm sóc lâu dài.

Khi đó, do bệnh viện nhỏ không thể thực hiện được những ca mổ lớn nên phải chuyển lên bệnh viện lớn, tuy nhiên do nghỉ Tết nên ngay cả thủ tục chuyển viện cũng khá rắc rối và phải mất ba bốn ngày mới chuyển đến bệnh viện lớn được. Từ mùng một Tết đến mùng 5 Tết, cả nhà nằm đón năm mới mà bụng dạ như kiến bò trên chảo lửa, cảm thấy vô cùng bất lực. Mới hiểu được câu tục ngữ: “Tết buồn! năm mới khó qua!” Nhưng lòng người ích kỷ, đâu bao giờ chúng ta nhận ra những con vật nuôi trong nhà cũng bị nỗi buồn năm mới khó qua. Gần tết, chúng ta bắt vật nuôi trong nhà, chúng sợ mạng mình không bảo toàn và mất đi thân quyến, chúng tachưa bao giờ thương xót nghĩ cho chúng. Chúng ta chỉ muốn có bữa tiệc đoàn viên đầy vị ngon trên bàn. Lời xưa nói:

Ngàn vạn năm nay trong bát canh,

Oán sâu như biển, hận khó tan

Muốn biết thế gian sao binh biến?

Hãy nghe lò mổ lúc nửa đêm.

Máu thịt dầm dề cho là ngon

Một trường thống khổ oán nan phân

Đặt ta làm chúng mà suy nghĩ

Ai nỡ cầm dao mổ lấy thân?

Thấy cha lâm nguy vào ngày lễ tết, không có ai trợ giúp, lúc đó tôi chỉ biết cầu Bồ tát Quán Thế Âm phù hộ, không thể để cha ra đi như thế này, tôi sẵn sàng xả thọ mệnh cho cha, chỉ mong ông được sống thêm vài năm.

Lòng thành của tôi được cảm thông, qua mồng năm thân phụ được chuyển đến bệnh viện lớn, sau 2 tuần sơ cứu, cuối cùng tính mạng của ông cũng được bảo toàn, cả nhà thở phào nhẹ nhõm nhưng từ đó cuộc sống của ba tôi phải do gia đình lo liệu.

Mỗi ngày phải có ít nhất hai người chăm sóc, cả nhà bận bịu… nằm viện hơn nửa năm, cuối cùngba tôi cũng được xuất viện, nhưng bị liệt nửa người. Phải có người nhà túc trực kề bên lo việc ăn uống tiểu tiện, từ lúc ông bị tai nạn xe cho đến khi qua đời, tổng cộng phải nằm tám năm trên giường bệnh. Đây là cộng nghiệp sát sinh!

Cho nên tổ sư khuyên người rằng: “Nếu không cẩn thận cứ sát sinh thì ngày 30 tháng Chạp đến, sẽ rất náo nhiệt.” Sẽ không thể múa hát, ca vũ nữa vì ngày 30 tháng chạp là thời điểm để tính sổ. Đúng là như thế!

Từ khi ba tôi bị tai nạn xe rồi, gia đình không còn thời gian để chăn nuôi gia cầm, cũng không còn sát sinh vật nuôi để tẩm bổ nữa. Đây gọi là trong họa có phúc, khiến cả nhà đình chỉ nghiệp sát.

Ba tôi trước vãng sinh ba năm, may mắn được biết pháp môn Tịnh độ, sau ba năm niệm Phật, ứng đúng theo lời Đại sư Ấn Quang nói: “Chỉ có niệm Phật mới có thể tiêu túc chướng, niệm chí thànhcó thể chuyển được tâm phàm.

Năm 2000 ba tội tội nặng được báo nhẹ, niệm Phật được vãng sinh. Đại sư Liên trì nói: Nhà không sát sinh thiện thần bảo vệ, tai họa tiêu trừ, thọ mạng được tăng, con cháu hiếu thảo, những điều cát tường bao phủ khó mà kể hết…”

SÁT SINH LÀ RỘNG TÍCH OÁN NGHIỆP, CHO DÙ NHIỀU ĐỜI TÍCH CHỨA PHÚC THỌ CŨNG SẼ DẦN BỊ HỦY DIỆT TIÊU TAN, NÊN MỖI KHI GẶP NĂM MỚI, LÀ NHỮNG NGÀY NHƯ LỄ TẾT, MỪNG SINH NHẬT, HAY TIỆC CƯỚI, KHAI TRƯƠNG KINH DOANH, YẾN TIỆC THÔI NÔI… THÌ NÊN PHÓNG SINH, KHÔNG NÊN TÀN SÁT SINH LINH, GIẾT HẠI LOÀI VẬT.

Phải biết Trời cao có đức hiếu sinh, những kẻ sống nghịch thiên đều bị diệt vong. Đây là sự thực không dối.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

Dứt trừ được phiền não sẽ giúp người tu Tịnh độ dễ sanh về Tây phương

Kiến thức 17:00 02/05/2024

Đã là phàm phu, tất còn ở trong vòng phiền não, bị nó mê hoặc sai khiến, lắm lúc không tự chủ được. Phiền não có nghĩa: "khuất động thiêu đốt" làm cho tâm niệm không yên, ngăn trở bước tu hành, nên gọi nó là phiền não chướng.

Nghiệp chướng hôn trầm, ham mê ngủ nghỉ

Kiến thức 15:02 02/05/2024

Đức Phật dạy rằng có năm triền cái – năm trạng thái tâm lý, tình cảm làm ngăn che trí tánh của con người, còn gọi là năm phiền não nghiệp chướng, đó là: ái dục, sân hận, trạo cử, hôn trầm, nghi hoặc, làm trở ngại trên đường tu tập thiền định, phát triển trí tuệ, thành tựu Phật đạo.

Ngộ ra những điều “không thể được” để tùy duyên tiếp vật, sống tự tại an nhiên

Kiến thức 13:05 02/05/2024

Khi nhìn trẻ con khóc lóc cố đòi cho bằng được những vật ngoài khả năng sở hữu của cha mẹ nó, người lớn chúng ta hay mỉm cười cảm thông độ lượng. Chỉ có trẻ con mới cố đòi những vật “không thể được”. Khi nào lớn khôn các cháu sẽ hiểu.

Tụng kinh là ở gần Phật

Kiến thức 09:55 02/05/2024

Là Phật tử dù xuất gia tu hành hay cư sĩ Phật tử tại gia cũng phải thường xuyên tụng kinh niệm Phật ngồi thiền. Như thế không khác gì chúng ta đang ở gần Phật, được Phật giáo hoá, tăng trưởng tâm Phật.

Xem thêm