Thứ năm, 20/06/2019, 17:21 PM

Câu chuyện tình đời của người lính già và cụ chủ thương hiệu bánh đậu xanh Nguyên Hương

Sáng ngày 19/6/2019, tôi quyết định về Hải Dương theo lời mời tha thiết của một cán bộ địa chất đã nghỉ hưu hơn 30 năm để đến gặp một người lính - một liệt sĩ trở về sau 46 năm, khi tên ông đã trong danh sách liệt sĩ của làng Un Xá, Văn Lâm - Hưng Yên.

Sáng ngày 19/6/2019, tôi quyết định về Hải Dương theo lời mời tha thiết của một cán bộ địa chất đã nghỉ hưu hơn 30 năm để đến gặp một người lính - một liệt sĩ trở về sau 46 năm, khi tên ông đã trong danh sách liệt sĩ của làng Un Xá, Văn Lâm - Hưng Yên.

Trước mặt tôi là người đàn ông gầy gò, khắc khổ. Phải đến 15p đầu, ông không nói được câu nào, đôi mắt đỏ hoe vì cố kiềm chế không khóc trước mặt tôi. Tôi đâm ra bối rối không biết nên hỏi gì ông trước. Không hiểu sao, trước bất kỳ một người lính nào, dù mặc quân phục chỉnh tề đầy huy chương trên ngực hay chỉ mang cái áo may ô ngả màu thì tôi vẫn luôn hình dung các chú, các anh đó đã đối mặt với hàng ngàn ký ức bom đạn và quân thù. Và người đàn ông này cũng vậy. Ông làm cho tôi nghĩ về “hội chứng sau chiến tranh”. CÓ NHỮNG ĐIỀU KHÔNG PHẢI LÀ CÁI CHẾT MÀ BUỒN ĐAU HƠN THẾ.

Năm 1965, lẽ ra ông Cao Tiến An được cử đi học ở Trung Quốc nhưng ông viết đơn bằng máu chích từ ngón tay để tình nguyện vào chiến trường miền Nam. Nhưng cho tới năm 1971 thì xã Un Xá nhận được giấy báo tử của ông gửi về. Chiến tranh mà, chuyện sinh tử không còn là bất ngờ đối với nhân dân miền Bắc. Xã làm thủ tục lưu trữ tên ông vào danh sách Liệt sĩ của xã. Gia đình ông làm thủ tục trao quyền thừa kế cho những người anh em.

Ông Cao Tiến An được cử đi học ở Trung Quốc nhưng ông viết đơn bằng máu chích từ ngón tay để tình nguyện vào chiến trường miền Nam. Nhưng ông không có sự may mắn trở về bình yên như những người lính khác. (Ảnh minh họa)

Ông Cao Tiến An được cử đi học ở Trung Quốc nhưng ông viết đơn bằng máu chích từ ngón tay để tình nguyện vào chiến trường miền Nam. Nhưng ông không có sự may mắn trở về bình yên như những người lính khác. (Ảnh minh họa)

Nhưng đúng thời điểm ấy, không ai biết ông đã bị lạc đơn vị sâu trong một khu rừng ở miền Nam. Ông tỉnh dậy không biết mình thuộc về đâu, người của đơn vị nào, hoàn toàn mất trí nhớ vì một vết thương trên trán và bị quân VNCH bắt nhốt vào khám Chí Hoà như một tù binh. Ở đây, Cao Tiến An được nhà tù Chí Hoà chữa trị vết thương trên đầu nhưng ông vẫn không thể nhớ được quá khứ. Cho tới năm 1975 thì Cao Tiến An được ra tù vì... quân Giải phóng đã vào đến Sài Gòn, Biên Hoà. Những người bị nhốt tù trong khám Chí Hoà nhờ thế mà cũng được giải phóng.

Cao Tiến An ra tù nhưng không biết về đâu. Về đâu được khi ông không nhớ nổi tên của mình, không nhớ tên quê hương? Ông lang thang vật vờ kiếm sống bằng cách xin làm những việc lặt vặt đổi lấy bữa cơm. Người dân quanh vùng Biên Hoà bảo, cái thằng này nói giọng Bắc, mất trí nhưng hiền lành thật thà, họ thương tình nay cho bát cơm, mai cho miếng sắn và cho ngủ nhờ mái hiên.

Trong một đợt quân Giải phóng thu gom những người lang thang của chế độ VNCH cho vào trại tập trung thì người ta phát hiện trong người Cao Tiến An có biển hiệu tên của một sĩ quan VNCH. Người ta tra vấn ông sao lại có mấy thứ này? Ông khai đã nhặt được trên đường đi phụ hồ. Trong giai đoạn tiếp quản “tranh tối tranh sáng” đó không ai đủ thời gian và kiên nhẫn điều tra xem ông là ai. Thế là một lần nữa ông lại bị chính “quân mình” cho vào trại cải tạo.

Rồi cũng chẳng nhớ là phải trong trại cải tạo bao lâu thì được ra. Ông Cao Tiến An lại lang thang làm thuê làm mướn cùng cái xà beng bên người.

Người lính già Cao Tiến An

Người lính già Cao Tiến An

Bài liên quan

Cho đến năm 2017 thì quán cơm bình dân của bà Thơi mở ra phục vụ những người quanh bến xe ở Biên Hoà thường xuyên xuất hiện ông Cao Tiến An đến. Thấy ông hiền lành, lủi thủi một mình thì bà Thơi chú ý hỏi han. “Phải mất rất nhiều thời gian thì tôi mới biết được ông ấy không có gia đình. Thực ra thì ông ấy cũng lấy vợ nhưng đến giờ thì cũng chẳng ai chịu được người mất trí. Tôi lúc ấy chồng mất đã lâu, thấy hoàn cảnh ông ấy tôi thương quá bảo ông ấy ở lại quán cơm, lúc nào có điều kiện tôi đưa về tìm quê hương”.

Được một thời gian thì con trai bà Thơi quyết định cùng mẹ đưa bác Cao Tiến An - giờ đây thành bố dượng về Văn Lâm, Hưng Yên tìm lại quê cho bố. Nhưng không như tưởng tượng của mẹ con bà Thơi. Xã Un Xá khẳng định ông Cao Tiến An đã hy sinh. Chẳng có ông An nào còn sống cả. Người nhà ông An cũng không nhận ra người thân vì ông An trông khác quá, chẳng giống trong ký ức của họ.

Đang lúc thất vọng chuẩn bị quay về Nam thì có người họ hàng bảo “đây có phải anh Đơi không?” Rồi họ hỏi thêm vài câu nữa, ông Đơi - tên ở nhà của Cao Tiến An đều trả lời rất chính xác. Vậy là đúng anh Đơi liệt sĩ trở về rồi. Sau 46 năm, liệt sĩ đã trở về. Thật là kỳ diệu!

Người anh trai Cao Hồng Tiệm làm bữa cơm chào mừng em trai trở về. Chính quyền xã cố gắng làm thủ tục “trả lại tên cho anh” nhưng xét kiểu gì cũng không thể có chế độ đãi ngộ riêng cho ông Cao Tiến An được. Vì phải chứng minh các loại giấy tờ lằng nhằng lắm. Khó nhất là những đất đai của bố mẹ di chúc lại đã giao hết cho người anh. Cho nên về mặt giấy tờ ông Cao Tiến An về quê là không có mảnh đất cắm dùi. Nhưng anh ông không chịu trả lại. Cái này nó đã trên giấy tờ rồi mà. Chỉ có tình nghĩa anh em mới có thể thay đổi. Mà hình như cứ đụng đến đất thì anh của ông quên mất chữ Tình nghĩa.

Bà Thơi người đã cưu mang khi ông còn tha hương

Bà Thơi người đã cưu mang khi ông còn tha hương

Bài liên quan

Ông Cao Tiến An lại thêm một lần mất quê đúng lúc ông tìm được quê. Người lính già bỗng cay đắng bơ vơ trên chính mảnh đất quê hương mình vì thói đời “đen bạc”.

Biết đi đâu? Về đâu? Làm thế nào để cho người đàn bà ân nhân của ông - giờ đây là người vợ không ngại khó khăn, khổ cực tìm quê cho chồng có một chỗ dung thân?

Đang lúc bi quan nhất thì ông được cụ Đoàn Văn Đạt tìm đến. Cụ Đoàn Văn Đạt là chủ thương hiệu Bánh đậu xanh Nguyên Hương nổi tiếng Hải Dương.

Cụ mời hai vợ chồng người lính Cao Tiến An về Nhà dưỡng thiện mà cụ lập nên từ năm 1997, xây cho ông bà một căn hộ khép kín 35m2. Mỗi tháng cấp cho ông An (Đơi) 5 triệu, bà Thơi 6 triệu. Chỉ yêu cầu ông bà làm được gì thì làm, với cái tuổi được hơn bảy mưoi cả rồi, bây giờ số tiền đó coi như tiền ông bà An Thơi được nhận lương hưu hưởng tuổi già.

Cụ Đoàn Văn Đạt, 84 tuổi, chủ thương hiệu bánh đậu xanh Nguyên Hương - đã từng giúp hàng trăm hoàn cảnh khó khăn trên khắp cả nước vẫn không ngừng giang tay giúp đỡ người lính già mất quê Cao Tiến An có một chỗ ở tử tế cuối đời. (Tác giả đứng bên)

Cụ Đoàn Văn Đạt, 84 tuổi, chủ thương hiệu bánh đậu xanh Nguyên Hương - đã từng giúp hàng trăm hoàn cảnh khó khăn trên khắp cả nước vẫn không ngừng giang tay giúp đỡ người lính già mất quê Cao Tiến An có một chỗ ở tử tế cuối đời. (Tác giả đứng bên)

Giữa một xã hội đầy bon chen, tôi như bỗng thấy một ông Bụt hiện ra trong con người cụ Đoàn Văn Đạt. Một cụ ông 84 tuổi, đã từng giúp hàng trăm hoàn cảnh khó khăn trên khắp cả nước vẫn không ngừng giang tay giúp đỡ người lính già mất quê Cao Tiến An có một chỗ ở tử tế cuối đời.

Còn bà Thơi, một người phụ nữ nghèo lam lũ - cho tận tới khi tiễn chúng tôi trở về Hà Nội vẫn không thôi nức nở “Tôi chẳng hiểu tôi nợ ông An cái gì kiếp trước mà đang có nhà cửa, con trai con dâu mà phải theo ông ấy về tìm quê vất vả thế này. Lúc trái gió trở trời, bệnh ông ấy tái phát, ông ấy khùng lên mà không có ai bên cạnh, tôi không nỡ mà bỏ ông ấy lại một mình đâu, chị ạ”

Bản sao bằng Tổ quốc ghi công

Bản sao bằng Tổ quốc ghi công

Đối với tôi, Cụ Đạt và Bà Thơi hẳn là những vị Bồ Tát giữa cuộc đời. Hiệu bánh đậu xanh Nguyên Hương hẳn sẽ còn lưu hương mãi muôn đời vì cụ chủ thương hiệu Đoàn Văn Đạt đáng kính, một doanh nhân đã có công làm giàu cho quê hương Hải Dương. Cụ không chỉ làm giàu cho Hải Dương mà còn làm giàu cho mỗi chúng ta tính nhân văn đối với cộng đồng. Thật hiếm lắm thay.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Đưa tạng chàng trai chết não đi 3 miền để ghép cứu người

Gieo mầm thiện 09:30 03/12/2024

Trong 24 giờ đợi bác sĩ đánh giá chết não, chàng trai 18 tuổi chuyển biến nặng tưởng chừng tử vong, song đã giữ được nhịp tim đến cùng dưới sự hỗ trợ của máy móc để hiến tạng cứu 7 người.

Chùa Tường Nguyên khởi công xây dựng 2 cầu bê-tông nông thôn tại tỉnh Hậu Giang

Gieo mầm thiện 05:20 02/12/2024

Ngày 1-12, Đại đức Thích Minh Phú, Phó Thường trực Ban Từ thiện xã hội GHPGVN TP.HCM, trụ trì chùa Tường Nguyên (Q.4, TP.HCM) tổ chức khởi công xây dựng công trình cầu nông thôn tại tỉnh Hậu Giang.

Chùa Bồ Đề - mái ấm nơi cửa Phật

Gieo mầm thiện 10:20 01/12/2024

Chùa Bồ Đề ở phố Phú Viên, phường Bồ Đề, quận Long Biên (Hà Nội) là nơi cưu mang những mảnh đời bị bỏ rơi giữa chốn nhân gian. Đây không chỉ là nơi tu hành đạo Phật mà còn là mái ấm của những em nhỏ có hoàn cảnh éo le.

Tình nguyện vá đường, hiến máu sau lần sẻ chia ở chùa

Gieo mầm thiện 18:09 30/11/2024

Trong 14 năm qua, Phạm Văn Hiếu cùng nhóm tình nguyện đã lặng thầm "vá" hàng ngàn ổ gà tại các tuyến đường trong ngoài thành phố. Không những thế, anh còn hiến máu, hiến tiểu cầu hơn 80 lần và vận động được hàng trăm cùng người tham gia. 

Xem thêm