Câu chuyện về 8 pho tượng Phật nổi giúp dân chống giặc tại chùa Phước Lâm
Các vị tổ sư của chùa Phước Lâm nguyện rằng, đem những pho tượng đất phơi khô thả xuống nước, nếu pho tượng nào nổi lên sẽ mang về thờ cúng, còn pho tượng nào chìm thì coi như trở về với đất. Thật kỳ lạ, tám pho tượng đất được các tổ sư nặn, khi được đưa xuống nước lại nổi lên...
>>Phật tử có thể đọc thêm loạt bài về những ngôi chùa Việt độc đáo
Tám pho tượng đất luôn nổi trên mặt nước
Từ trung tâm TP.HCM, chúng tôi men theo con đường Tĩnh Lộ 7 đến với chùa Phước Lâm (tại ấp Trung Hòa, xã Trung Lập Hạ, huyện Củ Chi, TP.HCM) vào một buổi trưa tháng 12 dịu mát.
Cách đây hơn 200 năm, chùa Phật Nổi (còn gọi là chùa Phước Lâm) được thành lập. Từ năm 1963, chính quyền cũ dồn dân lập ấp chiến lược, chùa Phật Nổi là cái tên được đưa vào “tầm ngắm” đầu tiên vì là cơ sở nuôi giấu cán bộ Cách mạng nên chùa bị chính quyền cũ bắt chuyển về ấp Trung Hòa (xã Trung Lập Hạ) như hiện nay.
Kể về sự hình thành ngôi chùa, sư trụ trì Thiện Mẫn cho biết chùa gắn liền với những pho tượng bằng đất. Nhà tu hành bộc bạch, đến bây giờ người ta mới gọi những bức tượng đất là tượng Phật chứ trước kia vẫn quen gọi tượng hình người.
Ngày trước tại ấp Ràng có vùng đồng đất Sét mênh mông nước quanh năm. Các vị tổ sư đều là mục đồng thấy vậy bèn dùng tre và trúc kết thành chiếc bè thả trên đồng nước để tiện việc chăn trâu. Từ chiếc bè nhỏ, một ngôi nhà nổi được dựng lên giữa đồng nước.
“Thường ngày, các vị mục đồng ngồi trên nhà nổi chăn trâu, xong lại lặn xuống nước vớt đất lên nặn thành các bức tượng hình người phơi khô. Những tượng này được sắp xếp xung quanh bè tre”, sư trụ trì kể.
Kể từ khi nặn được những pho tượng hình Phật, những đứa trẻ chăn trâu này lại mang trong mình ý niệm thờ Phật, biết tụng kinh niệm Phật đọc vanh vách khiến ai ai cũng thấy lạ. Rồi ngày nọ, các vị mục đồng phát nguyện rằng những tượng đất phơi khô này nếu thả xuống nước, tượng nào nổi sẽ mang về nhà thờ, tượng nào chìm coi như trở về với đất. Nguyện xong, các mục đồng thả tất cả tượng đất xuống nước. Thông thường, tượng đất nếu thả xuống nước sẽ chìm. Nhưng thật kỳ lạ, bao nhiêu tượng đất Phật thả xuống là bấy nhiêu tượng lại nổi lên. Dù dùng tay ấn xuống sâu nhưng khi thả tay ra, những pho tượng đất cũng vẫn nổi.
Lời nguyện được thực hiện, các mục đồng mang 8 tượng đất nổi lên bờ, lập chòi nhỏ bên gốc cây để thờ. Thường ngày chăn trâu, hễ đào được củ sắn, củ khoai họ đều mang đến gốc cây thắp nhang cúng xong mới dám ăn.
Nhưng lạ rằng, khi mang những con cá bắt được đến cúng, tổ sư Phan Sử (Thiện Sử - Như Thành, trụ trì đầu tiên của chùa) là một trong số mục đồng nặn tượng bấy giờ đột ngột lên cơn sốt nặng. Suốt đêm, cậu bé chăn trâu nói những câu không ai hiểu được. Tìm mãi không ra bệnh, mọi người bèn liên tưởng đến lí do tâm linh liền tra hỏi những mục đồng còn lại mới hay sự việc.
Người dân trong làng liền họp bàn cách “tạ tội” với những pho tượng. Họ quyết định lập chùa để thờ những tượng đất này đường hoàng. Nhưng khó khăn rằng, vị hương chức đứng đầu làng không đồng ý vì không tin tượng đất lại có thể nổi.
Để chứng minh, hương chức mang 8 bức tượng đất đặt trên chiếc cầu bắc ngang bàu nước Đất Sét sau đó rút dây cho rơi xuống nước. Và điều kỳ lạ lại xảy ra, cả 8 bức tượng đều nổi. Hương chức tức giận bắt người lội xuống nước nhấn chìm một lúc lâu, nhưng sau đó tất cả vẫn nổi lên.
Sự kỳ lạ này buộc hương chức phải đồng ý cho người dân dựng chùa, từ đó sư Thiện Sử được tôn làm trụ trì đầu tiên. Vị trụ trì này vốn là mục đồng nên người dân quyên tiền đi tầm sư học đạo. Cũng từ đó, chùa có tên là Phật Nổi, đơn giản vì nơi đây thờ 8 bức tượng luôn nổi trên nước. Đến nay còn lại 2 bức, một được trưng bày ở chùa Phổ Quang, một đã bị mất đầu đang được thờ ở chùa.
Các nhà sư kiêm chiến sĩ cách mạng
Nói về sự xê dịch và đổi tên của chùa, sự trụ trì Thiện Mẫn cho biết: "Trước đây, chùa Phước Lâm đích thực còn có tên gọi khác là chùa Phật Nổi, được thành lập từ những năm 20 của thế kỷ 18. Chùa nằm ở ấp Ràng. Tuy nhiên, từ năm 1963, chính quyền cũ dồn dân lập ấp chiến lược, chùa Phật Nổi là cái tên được đưa vào tầm ngắm đầu tiên vì là cơ sở nuôi giấu cán bộ cách mạng, nên chính quyền cũ bắt chuyển chùa về ấp Trung Hòa, và đổi tên là chùa Phước Lâm”.
Trong ký ức của người dân địa phương, hiếm ngôi chùa nào các nhà sư đều là chiến sỹ cách mạng như ở chùa Phật Nổi. Theo tìm hiểu của chúng tôi, chùa là căn cứ cách mạng từ thời chống Pháp với nhiệm vụ che giấu cán bộ cách mạng, lập đồn bốt du kích. Các nhà sư đều tham gia cầm súng chống giặc. Tất cả từ sư trụ trì cho đến các đệ tử, phật tử đều tham gia cách mạng. Chính vì lẽ đó nên giặc Pháp thường xuyên đến đốt phá chùa và bắt sư vô cớ. Tuy nhiên, nhờ chùa sống trong lòng dân, được dân bao bọc, che chở nên bọn giặc cướp nước vẫn không thể làm hại được các nhà sư.
Tuy nhiên, khi hỏi đến những người già tại đây biết về câu chuyện Phật nổi, thì ai ai cũng cho rằng nhờ có Phật nổi đã bảo vệ dân, bảo vệ cách mạng. Trao đổi với cụ Trần Niệu (83 tuổi, ngụ tại xã Trung Lập Hạ, huyện Củ Chi, TP.HCM) cho hay: "Vào những năm chiến tranh, cả làng chúng tôi ai cũng đi theo cách mạng. Khi đó, chùa Phật Nổi được xem là căn cứ địa cách mạng. Bọn giặc cũng biết vậy nhưng vẫn không làm gì được vì con em cách mạng đã được tám vị Phật nổi che chở, bảo vệ". Sau này, bọn giặc cứ nghĩ ấp Ràng là vùng đất thiêng, nên đã dồn các sư ở chùa Phật Nổi cũng như người dân xung quanh về khu vực khác.
Vào những năm 1963 - 1965, phong trào đấu tranh Phật giáo lên cao. Ngụy quyền Sài Gòn cho máy bay ném bom đánh sập chùa, sau đó sai lính đến dọn dẹp, cưỡng chế chùa dời về trong khu đất rộng 1.000m2 tại ấp Trung Hòa, đặt tên mới là chùa Phước Lâm.
Theo sư trụ trì cho biết: "Như sư phụ kể lại, ngày đó, chính quyền cũ không cho đem theo bất cứ tượng Phật nào. Họ nói đã có sẵn tượng ở chùa mới nhưng sư phụ không đồng ý, lén giấu nhiều tượng Phật, sau đó chuyển về chùa vào ban đêm. Ngày đó phải mất gần cả tháng trời, sư phụ mới chuyển hết các tượng Phật về đây, vì bọn giặc truy lùng rất gắt gao. Chúng theo sát từng bước chân của các tăng ni Phật tử ra vào chùa nên mọi hành động của chùa đều làm lén lút vào ban đêm. Vì thế, trong quá trình di chuyển cũng đã mất đi một số tượng Phật quý giá, trong đó có năm pho tượng Phật nổi quý giá nhất của chùa".
Nguồn: Đời Sống Pháp Luật
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Kiếp người, nếu không chịu tu tập sẽ không còn kịp nữa
Tư liệu 19:45 30/11/2024Tôi nghĩ mình nhờ có chút thiện căn, những kiếp trước cúng dường Tam Bảo, xuất gia tu hành tinh tấn, nỗ lực hoằng pháp độ sinh, nên đời nay phước duyên đó khiến tôi sớm được gặp Phật pháp tu hành.
Phát huy vai trò của Ni giới trong xã hội
Tư liệu 09:26 30/11/2024Phật giáo cho rằng đạo đức là nền móng vững chắc Nhất để xây dựng tôn giáo của mình. Đức phật là người đầu tiên trong lịch sử khởi xướng phong trào bình đẳng nam nữ trong xã hội. Với quan điểm Này thì đức phật là Người đặt những những hòn đá tảng đầu tiên để xây dựng nên lâu đài bình đẳng giới.
Long vương và tiếng chuông chùa tiêu trừ ác tâm
Tư liệu 13:15 28/11/2024Trên đỉnh núi Hy Mã có một cái ao lớn, trong ao có rất nhiều rồng trú ngụ, chúng thường hay làm mưa nổi gió nhổ bật cây cối, gây nguy hại cho nhân dân ở dưới núi. Bởi vậy, dân chúng ở dưới núi than khổ dậy trời, phần lo dọn dẹp, phần thì chết chóc. Một vùng hoang tàn thê lương.
Kinh Bách dụ giảng giải: Để xác trong nhà
Tư liệu 16:15 27/11/2024Người ngu có bẩy người con, chết mất một, người ngu định để xác con trong nhà, rồi dọn đi nơi khác. Có người khuyên, sao không đem xác chết đi chôn, mà lại để trong nhà, rồi phải dọn đi nơi khác ở.
Xem thêm