Nhà sư 80 tuổi 50 năm gánh đất ra đảo xây chùa
Tuy không nguy nga lộng lẫy như chùa trong đất liền, chùa Trúc Lâm giản dị nhưng ấm cúng, thanh tịnh. Những giọt mồ hôi nhiều khi vừa chảy ra đã khô không kịp xoa dịu cái nóng rát bỏng trên lưng, trên mặt, sư Thích Viên Mãn miệt mài suốt 50 năm "cõng nước cõng đất" ra đảo hoang trồng cây xây chùa.
Cuộc gặp gỡ với nhà sư kỳ lạ
Sư Thích Viên Mãn năm nay đã 80 tuổi, với 50 năm một mình khai sơn gánh đất, gánh nước ra đảo xây chùa vất vả, cực khổ không sao kể hết. Nhưng dường như dấu ấn của thời gian, khó khăn của cuộc sống để một cảm xúc nào trong đôi mắt ông sau tất cả vẫn là ánh mắt bình thản, rất an nhiên.
Sư Thích Viên Mãn kể: Ông người Phú Yên nhưng tu ở chùa Kỳ Viên Trung Nghĩa trên núi Sinh Trung bên cầu Hà Ra. Năm 1960, một lần sau buổi cầu kinh khi nhìn ra biển, ông giật mình thấy một đóa sen hồng rực trên biển đêm. Sáng ra ông tìm về phía đó, chỉ thấy trong ánh bình minh một hòn đảo hồng tươi rực rỡ trên biển xanh. Tin rằng nơi đó có Phật, ông quyết định rời núi ra biển lập tu.
Ông nói: Đảo nhìn từ đất liền thì đẹp vậy, nhưng địa thế rất hiểm trở. Quanh đảo là những bãi đá dựng đứng hiểm trở, sóng nơi đây lại đập rất mạnh nên thuyền vào gần đến bờ sẽ bị sóng đánh va vào đá mà vỡ. Khi lên được đến đảo thì đây lại là một hòn đảo chết, hoang vu chỉ có cỏ gai đá tảng, không có nước và không một bóng cây.
Hành trình 50 năm gian khổ
Trước tiên nhà sư phải tạo được một nơi tương đối bằng phẳng để làm nơi xây dựng Phật đàn. Ban đầu là đi thu nhặt những hòn đá nhỏ. Sau phải dùng xà ben hoặc cuốc chim như các phu đường sắt để trục các tảng đá có chân ăn sâu dưới mặt đất. Nhiều hòn đá trên mặt thì nhỏ song càng đào sâu xuống chân đá càng to lớn ra, có hòn đá phải đào mất hàng tuần.
Đá xây nền móng được tạo dựng tại chỗ, được chẻ ra từng phiến vuông vức và sắp chồng lên nhau cho thật sít để khỏi phải dùng đến vôi hồ. Lầm lũi, đơn độc nhà sư đối phó với thiên nhiên khắc nghiệt hai bàn tay ông chai sần vì vần đá, cầm cuốc chim; dưới chân thì đá nung trên đầu thì bỏng rát vì nắng xối.
Ngày qua ngày túp lều thờ Phật trên đảo Hòn Đỏ được hoàn tất. Nơi chính diện, một chiếc bàn gỗ tạp cũ được kê vững vàng làm án thờ Phật. Tất cả gia tài của nhà sư chỉ có một tấm hình Phật tổ được lồng kính trang nghiêm, vài quyển kinh, một lư hương bằng đất nung, một cây đèn dầu và một cái chuông, một chiếc mõ nhỏ nhắn.
Chùa đã hình thành, nhưng nan giải nhất trong cuộc chinh phục hoang đảo này là nước. Không có nước là không có sự sống. Dưới cái nắng như thiêu đốt, sư Viên Mãn phải gánh nước từ bến lên đỉnh. Men theo con suối cạn, đường luôn dốc toàn đá và gai nhọn. Nhiều hòn có cạnh sắc bén có thể cứa đứt chân người, xen lẫn trong đá là những bụi gai mắt mèo, gai mắc cỡ đâm ra tua tủa.
Tuy nhiên có nhiều lùm gai lúc ban đầu phải dùng chân giẫm lên, gai châm tuy chảy máu đau đớn nhưng còn có cảm giác dịu mát dưới chân, chứ không dám bước chân lên những tảng đá đang bị nắng nung đỏ kia.
Đau rát và mệt mỏi nhưng nhà sư sợ nhất là ngã. Bởi mỗi giọt nước mang lên được đây, quí bằng những giọt máu vì vậy nhiều lần tuy đạp chân vào gai, đá nhọn hay trượt chân việc đầu tiên là nhà sư nghiến răng đứng thẳng để gánh nước khỏi chòng chành, khiến nước rớt ra ngoài. Gánh được nước lên đồi là giải quyết được một phần cơ bản nhất cho công việc khai phá hoang đảo này...
Ông tâm sự: Gánh đất và gánh nước mỗi cái có cái vất vả riêng. Nếu gánh nước thì sợ nhất là làm đổ, chỉ chờ nước đổ đánh xèo một cái là những hòn đá đang bị nung đỏ kia hút hết. Nhưng gánh được lên thì không sợ mất. Còn đất, lỡ có té mà đổ thì vẫn xúc lại được, nhưng chỉ có điều, mang được lên đây đổ vào những hốc đá mỗi trận mưa nước lại xói rửa sạch cả xuống biển nhìn nước mưa đục ngàu mà xót đứt ruột.
Cứ thế dưới chân thì đá đang hun lửa, còn bên trên thì nắng chói chang như suối nóng đang rót xuống chiếc lưng trần. Những giọt mồ hôi nhiều khi vừa chảy ra đã khô không kịp xoa dịu cái nóng rát bỏng trên lưng trên mặt. ông miệt mài mấy chục năm cõng nước cõng đất ra đảo hoang trồng cây xây chùa.
Ông kể tiếp: Ở đảo sợ nhất là những ngày mưa bão, bởi lúc đó đảo sẽ bị cô lập với đất liền. Ngày mới ra đây, có lần biển động đảo hết lương thực thầy đành men theo mép nước nhặt những cành rong bị sóng đánh văng lên để ăn. Rong sống ăn đắng và tanh rất khó nuốt nhưng nó lành, có thể dùng thay cơm được lâu. Rồi cũng có lần biển động, lúc thầy đang ra đảo. Chẳng có thuyền chỉ có tấm xốp làm phao mà thầy bị sóng cuốn đi vật lộn 2 ngày 2 đêm trên biển rồi mới được một thuyền của người Nhật cứu.
Sư Thích Viên Mãn cho biết: Lao động cũng là một hình thức tu hành, qua lao động thầy ngộ ra được nhiều thứ. Thiên nhiên không bao giờ vô tình nếu con người hữu tình. Trên đảo này con thấy có rất nhiều cây, mỗi cây ở đây từ khi đặt xuống đến khi bám được rễ là cả một quá trình chống chọi khó khăn.
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Tiểu sử Trưởng lão Hòa thượng Thích Tịnh Hạnh, Tông trưởng Thiền Tịnh đạo tràng
Tăng sĩ 10:27 06/11/2024Trưởng lão Hòa thượng đã cống hiến trọn đời mình cho Đạo pháp và Dân tộc, ngài đã đóng góp nhiều công đức trong sự phát triển, ổn định của Phật giáo TP.Hồ Chí Minh. Là bậc Tông trưởng của Thiền Tịnh đạo tràng, ngài là bậc đống lương, nương tựa của tứ chúng, góp phần giữ gìn và phát huy truyền thống thiền môn.
Tiểu sử Hòa thượng Thích Huệ Cảnh, Chứng minh Ban Trị sự GHPGVN TP.Thủ Đức
Tăng sĩ 10:30 01/11/2024Hòa thượng Thích Huệ Cảnh, thế danh Mai Văn Tạo, pháp húy Nhựt Quang, thuộc đời thứ 41 dòng Lâm Tế Gia Phổ, sinh ngày 12/4/1949 tại TP.Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai.
Sư thầy hai bằng thạc sĩ, lấy bằng tiến sĩ tuổi ngoài 60
Tăng sĩ 09:39 07/10/2024Con đường tu học không điểm dừng, đó là điều nhiều người thấy được từ hòa thượng Danh Lung - trụ trì chùa Chantarangsay, người vừa nhận bằng tiến sĩ dân tộc học ở độ tuổi ngoài 60.
Tiểu sử Trưởng lão Hòa thượng Thích Chánh Trực (1931-1995)
Tăng sĩ 14:27 02/10/2024Hòa thượng Thích Chánh Trực là một trong những vị giáo phẩm lãnh đạo Phật giáo qua các thời kỳ, trung kiên với lý tưởng phụng sự Đạo pháp và Dân tộc, thiết thân với chư huynh đệ trong đạo tình pháp quyến, lân mẫn và gắn bó với tín đồ ở các hoàn cảnh nguy khốn...
Xem thêm