Câu chuyện về đại dịch thời Phật tại thế
Cách đây hơn 2500 năm về trước, lúc bấy giờ tại Vesali, có đại dịch hạch lan tràn, người lớn và trẻ em chết nhiều vô số. Những ông thầy thuốc giỏi nhất trong xứ đã chịu bó tay. Lễ đàn được thiết lập liên tiếp để cúng tế và cầu nguyện, nhưng cũng không đem lại hiệu quả nào.
Dân chúng trong thành nghĩ đến việc đi cầu cứu với đức Phật. Quan tổng trấn Tomara được chỉ định đích thân qua tận Rajagaha để thỉnh đức Phật về Vesali, ước mong nương uy đức đạo lực của người có thể chuyển hóa được tình trạng hiểm nghèo. Phật đã nhận lời thỉnh cầu. Vua Bimbisara, hoàng hậu, các vị đại thần, và dân chúng đi tiễn Phật tới tận bờ sông Hằng.
Bên kia sông, dân chúng Vesali đã tụ tập đông nghịt. Họ thiết lập nghênh môn, lễ đài, treo cờ và kết hoa đầy cả bờ sông. Khi thuyền của Phật qua tới, dân chúng reo hò vang dậy, nhã nhạc nổi lên vang lừng, Hôm đó đi theo cho Phật ngoài các vị đệ tử lớn còn có y sĩ Jivaka. Dân chúng đón tiếp đức Phật như đón tiếp một vị cứu tinh của họ, Phật vừa đặt chân lên đất liền thì sấm chớp bỗng nổi dậy và trời mưa xuống một trận mưa rất lớn. Đây là trận mưa đầu tiên sau nhiều tháng ngày nắng cháy và hạn hán. Dân chúng mừng rỡ, nhảy múa, reo mừng, và ca hát ngay dưới cơn mưa. Cơn mưa đem lại sự mát mẻ và hy vọng cho cả xứ. Phật và các vị Tỳ kheo đã được dân chúng rước về trung tâm thành phố.
Ứng dụng lời Phật dạy trong thời đại covid-19
Tại công viên, Phật đã nói về Tam Bảo như ba viên ngọc quý,nơi nương tựa vững chãi của mỗi người. Sau đó Phật và các đại đức được rước về tu viện Trùng Các ở Mahavana. Lúc đó, nhờ đức độ của Phật và tài chữa trị của y sĩ Jivaka, dịch hạch đã từ từ được đẩy lui hoàn toàn và cuối cùng là không còn dấu vết.
Năm ấy Phật đã lưu lại Vesali gần sáu tháng trước khi lên đường về Savatthi.
Ngài Xá Lợi Phất thay Phật giảng dạy cách quán niệm về Tam Bảo:
“Bây giờ đây cư sĩ nên cùng với chúng tôi thực tập quán niệm về Phật về Pháp và về Tăng. Chúng ta hãy quán niệm như sau:
– Phật là Như Lai, là bậc giác ngộ chân chánh và cao tột. Người là bậc Minh Hạnh Túc, Người là bậc Thiện Thệ, Người là bậc Thế Gian Giải, Người là bậc Vô Thượng Sĩ, Người là bậc Ðiều Ngự Trượng Phu, Người là bậc Thầy của Trời và người, Người là Phật, Người là đức Thế Tôn.
– Pháp là giáo lý do Như Lai chỉ dạy, rất thâm diệu, rất đáng tôn kính, rất đáng quý trọng, không có đạo lý nào sánh bằng. Pháp đó là con đường thực tập của các bậc hiền thánh đưa đến an vui giác ngộ giải thoát.
– Tăng là đoàn thể người xuất gia tu học dưới sự chỉ dẫn của Như Lai, trên thuận dưới hòa, không có tranh chấp, pháp nào cũng tu tập thành tựu. Ðoàn thể tôn nghiêm thánh thiện này thành tựu được Giới, thành tựu được Ðịnh, thành tựu được Tuệ, thành tựu được Giải Thoát. Tăng là phước điền vô thượng của thế gian.”
“Này cư sĩ, thực tập quán niệm như thế về Phật, về Pháp và về Tăng thì công đức không thể nghĩ lường được. Quán niệm như thế thì tiêu diệt được tội chướng và phiền não, thu hoạch được những kết quả ngọt ngào tươi mát như cam lộ. Vị thiện nam tử hoặc thiện nữ nhân nào biết quán niệm về Tam Bảo thì chắc chắn sẽ không bao giờ đọa vào ba con đường ác là địa ngục, ngạ quỷ và súc sanh, trái lại sẽ được sanh ra trong những hoàn cảnh tốt ở cõi trời và cõi người.
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Chung quanh vấn đề vãng sanh
Nghiên cứu 20:00 21/11/2024Tất cả chúng sanh, nếu không được sanh về cõi Phật, tất nhiên sẽ phải đọa vào ác đạo, không trước thời sau. Nếu muốn sanh về cõi Phật, đương nhiên là phải niệm Phật. Đó là một sự thật tất nhiên không thể phủ nhận.
Luận bàn hai chữ “Cuộc đời” trong bài kệ của Thiền sư Pháp Loa
Nghiên cứu 13:32 21/11/2024“Cuộc đời của mỗi con người chỉ như một giấc chiêm bao – vô thường. Nếu không có hiểu biết, không tìm thấy cái ta chân thật, thì dù làm bao nhiêu việc cũng chỉ là làm mộng, bao nhiêu cái biết, cũng chỉ là cái biết hư vọng”.
Mối quan hệ giữa đời sống và việc tu hành của Phật hoàng Trần Nhân Tông
Nghiên cứu 14:05 20/11/2024Phật hoàng Trần Nhân Tông luôn nhấn mạnh quan niệm tiến bộ của Phật giáo Đại Việt rằng “Phật giáo là cuộc sống, không có sự cách li, phân biệt, bởi vì Phật giáo là gì nếu không phải đó là một quá trình đi tìm chân lý.
Tiếc là con người chỉ có hai tay
Nghiên cứu 08:20 19/11/2024Ngày xửa ngày xưa, có một cô gái đến tuổi gả chồng, có hai gia đình Đông gia và Tây gia cùng đến cầu thân.
Xem thêm