Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ năm, 02/12/2021, 12:08 PM

Tâm và tầm của doanh nhân trong đại dịch Covid-19

Những nét đẹp của người doanh nhân trong lĩnh vực kinh tế qua những việc làm thiện nguyện, đậm chất nhân văn trước những khó khăn dịch bệnh hiện nay như ủng hộ mua vaccine, bếp cơm từ thiện, tặng nhu yếu phẩm cho bà con vùng dịch bùng phát mạnh, diễn biến phức tạp.

Kinh tế qua góc nhìn của Phật giáo

Thứ nhất về hai loại của cải, theo Phật giáo cho rằng một người muốn có một cuộc sống ổn định và hạnh phúc thì cần phải có hai loại tài sản: tài sản về vật chất và tài sản tâm linh. Là một nhà kinh tế, nhà lãnh đạo cần phải tạo ra tài sản một cách hợp pháp và chân chính, lợi lạc cho bản thân và giúp ích cho mọi người. Vì thế, đức Phật khuyến khích doanh nhân không những tạo ra tài sản vật chất trong kinh doanh mà còn phải phát triển tài sản tinh thần. Nguồn tài sản tâm linh đó chính là thất thánh tài: niềm tin, bố thí, tàm, quý, học rộng, trì giới và trí tuệ. Đây là bảy tài sản, được đức Phật gọi là không nghèo khổ(1). Trong kinh Phúng tụng, đức Thế Tôn dạy hàng cư sĩ rằng: “Có bảy tài sản: Tín tài, giới tài, tàm tài, quý tài, văn tài, thí tài, tuệ tài. Tài sản này không ai có thể cướp mất được”(2). Nhờ đó, họ sẽ an ổn, mạnh khỏe, vui vẻ, thân tâm chẳng bị phiền não(3), đồng thời đời này và đời sau luôn được thù thắng(4).

Thứ hai là phương thức tạo ra của cải, đức Phật khuyến khích hàng cư sĩ, dù ở bất cứ ngành nghề nào phải tập trung, tháo vát, nghiên cứu thị trường, chiến lược thận trọng, đời sống tâm linh và vật chất luôn được cân bằng(5) thì người đó đã tạo ra tài sản bằng chính nỗ lực của họ. Trên thương trường, ngoài số lượng sản phẩm cung ứng cho thị hiếu người tiêu dùng, nhà kinh tế phải thực hiện tốt phương thức tiếp cận khách hàng, chất lượng sản phẩm không độc hại. Qua đó, họ đã tạo dựng hình ảnh thương hiệu sản phẩm tốt trong lòng người tiêu dùng. Cạnh tranh giá cả và chất lượng sản phẩm với các đối thủ cạnh tranh, hướng đến sự phát triển có niềm vui từ việc làm từ tạo ra tài sản “lạc sở hữu, lạc thọ dụng, lạc không mắc nợ, lạc không phạm tội”(6). Tức là, người đó hưởng thọ dục lạc từ việc sở hữu tài sản do chính họ làm ra, không mắc nợ, không phạm tội. Đức Phật đề cao thực hành tu tập con đường tám chánh (Bát chánh đạo), trung đạo trong việc kinh doanh, không phung phí trong đầu tư, sử dụng cũng không nên keo kiết, bủn xỉn.

Thứ ba là mưu sinh các nghề chân chính, đức Phật nhắc nhở hàng cư sĩ không nên mưu sinh bằng nghề “buôn bán đao kiếm, buôn bán người, buôn bán thịt, buôn bán rượu, buôn bán thuốc độc”(7). Vì buôn bán vũ khí sẽ gây nên tranh chấp, chiến tranh, buôn bán người là một hành động phi đạo đức, buôn bán rượu làm cho người uống mất kiểm soát thân tâm gây nên hậu quả khôn lường, buôn bán thuốc độc càng không nên bán với bất kỳ giá nào. Vì tất cả nghề nghiệp kinh doanh trên sẽ đem lại khổ đau cho người khác, chính những việc làm bất chính như trên sẽ làm cho tâm hồn người bán sẽ không an ổn, không hoan hỷ nên không nên đem khổ đau cho người mà mong mình hạnh phúc là điều không thể có được.

Doanh nhân Đỗ Liên dành tiền phúng viếng cha để xây trường tặng trò nghèo ở Quảng Ninh

Những nét đẹp của người doanh nhân trong lĩnh vực kinh tế qua những việc làm thiện nguyện, đậm chất nhân văn trước những khó khăn dịch bệnh hiện nay như ủng hộ mua vaccine, bếp cơm từ thiện, tặng nhu yếu phẩm cho bà con vùng dịch bùng phát mạnh, diễn biến phức tạp.

Những nét đẹp của người doanh nhân trong lĩnh vực kinh tế qua những việc làm thiện nguyện, đậm chất nhân văn trước những khó khăn dịch bệnh hiện nay như ủng hộ mua vaccine, bếp cơm từ thiện, tặng nhu yếu phẩm cho bà con vùng dịch bùng phát mạnh, diễn biến phức tạp.

Thứ tư là góp phần phát triển kinh tế đất nước, tất cả những việc làm để tạo của của cải, tài sản một cách chân chính đều do chính bản thân người ấy tự thân vận động, nỗ lực tận sức mạnh bằng cách đổ mồ hôi do sự lao động bằng tay chân và công sức đổ ra một cách chân chính, đã đem lại an lạc, hạnh phúc cho chính mình và gia đình mình. Như trong kinh Tăng Chi đức Thế Tôn từng dạy rằng: “Tài sản nhờ nỗ lực tinh tấn, thâu góp với sức mạnh bàn tay, kiếm được do đổ mồ hôi ra, thâu được một cách hợp pháp; tự làm mình an lạc, hoan hỷ và chân chính duy trì sự an lạc; làm cho mẹ cha an lạc, hoan hỷ và chân chính duy trì sự an lạc; làm cho vợ con, người phục vụ, các người làm công được an lạc, hoan hỷ và chân chính duy trì sự an lạc”(8). Hơn nữa, việc thụ động và không hăng hái là hai chướng ngại trong kinh doanh sản xuất(9). Nhà kinh tế cần nỗ lực chân chính trong mưu sinh, phát huy năng lực tự thân, thận trọng trong các quyết định, chọn lựa đối tác và tin dùng người tốt,… Bản thân phải tránh xa bốn ngõ suy sụp là say đắm nữ sắc, nghiện rượu bia, vui thích cờ bạc cá độ và giao lưu với bạn xấu(10) là những mầm móng phá sản công ty hay doanh nghiệp nói riêng và suy thoát kinh tế đất nước nói chung. Pháp cú 163 Phẩm Tự Ngã, Phật dạy:

“Dễ làm các điều ác, Dễ làm tự hại mình. Còn việc lành, việc tốt Thật tối thượng khó làm. (Easy is what’s bad to do, what’s harmful to oneself. But what is good, of benefit, is very hard to do)(11).

Đóng góp của nhà kinh tế trước hiện trạng đại dịch Covid-19 tại Việt Nam

Thứ nhất là đóng góp quỹ mua vaccine phòng chống dịch bệnh Covid-19: ngoài những khoản đóng góp cho thiên tai và bão lụt hằng năm, đối diện trước hiện trạng đại dịch Covid-19 bùng phát tại Việt Nam, các doanh nghiệp đã mạnh dạn ủng hộ chương trình mua vaccince của quốc gia. Việc làm này cũng nhằm tạo điều kiện cho người dân được khỏe mạnh vượt qua đại dịch, công nhân ở các doanh nghiệp vừa và nhỏ được đi làm và cung ứng sản phẩm cho thị trường tiêu dùng. Tiêu biểu như quỹ mua vaccine Covid-19 của Việt Nam từ đại diện các ngành ngân hàng như BIDV, Vietcombank, Agribank, HDBank và Tập đoàn Vingroup, Sovico Group đã đóng góp 160 tỷ đồng cùng 4 triệu liều vaccine(12). Ngoài ra, theo thông tin Sputnik Việt Nam ghi rằng: “Vingroup của người giàu nhất sàn chứng khoán Việt Nam – tỷ phú Phạm Nhật Vượng đã tài trợ 20 tỷ đồng để nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng vaccine Covid-19, cho Viện Vaccine và Sinh phẩm Y tế (IVAC) trực thuộc Bộ Y tế sản xuất”(13).

Thông qua những việc như vậy, chúng ta thấy được cái tâm của người doanh nhân đã ứng dụng được tinh thần từ bi trí tuệ của đạo Phật qua việc giúp đỡ các doanh nghiệp khác cùng nhau hoạt động trở lại, tái sản xuất. Triết lý san sẻ, hỗ trợ nhau trong kinh doanh giúp cho các doanh nghiệp vượt qua được thời điểm khó khăn này. Đây có thể nói là “chiến lược đại dương xanh” nghĩa là cùng giúp nhau phát triển.

Ngoài ra, có doanh nhân Nguyễn Huỳnh đã nỗ lực làm các việc từ thiện, phúc lợi xã hội. Ông đã dấn thân làm nhiều việc thiện nguyện khác nhau như phát gạo, mua các vật dụng y tế, sáng tác nhạc để ủng hộ tinh thần bà con vững tin chống dịch, thực hiện các chương trình quay phim để xiển dương những việc làm từ thiện của các doanh nhân, mạnh thường quân khác khiến cho lan tỏa làn sóng yêu thương, kết nối hàng vạn tấm lòng chung tay góp sức vì đất nước.

“Ông Nguyễn Huỳnh, Tổng Giám đốc Công ty Truyền thông và Giáo dục Sen Vàng và bà Lê Thy Thơ, Phó Tổng Giám đốc, Phó Nhóm Từ thiện Sen Vàng đã trao tặng 40.000.000đ (Bốn mươi triệu đồng) vào quỹ ủng hộ vaccine Covid 19 do Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Tp.HCM phát động. Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Tp.HCM đã tiếp nhận tổng kinh phí đóng góp từ các đơn vị, tổ chức, cá nhân là 99 tỷ đồng. Riêng tập đoàn CT&D ủng hộ kinh phí 70 tỷ đồng”(14). Theo tâm nguyện cứu giúp chúng sinh là thiết thực cúng dường chư Phật những doanh nhân cư sĩ đã có những việc làm vô cùng ý nghĩa, “tốt đạo, đẹp đời”. Xứng đáng là một mẫu người cư sĩ lí tưởng. Vì theo thiền sư Nhất Hạnh cho rằng: “ai tỏ ra thờ ơ với đau khổ của người chung quanh, người đó không xứng đáng tự nhận mình là phật tử”(15).

Vun bồi Phật tính trong đời sống doanh nhân

Tập đoàn Vingroup ủng hộ.

Tập đoàn Vingroup ủng hộ.

Thứ hai là tổ chức đời sống sinh hoạt và chế độ lương đãi ngộ cho công nhân: Theo Việt sử tiêu án, Lý Thánh Tông đã thực hiện binh pháp “ngụ binh ư nông”(16) (tức là binh lính vừa chống giặc, vừa làm ruộng). Nhờ chính sách này mà kháng chiến chống quân Tống và bình định Chiêm Thành giành thắng lợi. Với tinh thần “chống dịch như chống giặc”, Thủ tướng chính phủ Phạm Minh Chính đã cho phép nhiều doanh nghiệp hoạt động nhưng phải chăm lo đời sống vật chất và chỗ nghỉ cho công nhân, khai báo y tế định kỳ, tiêm chủng vaccine,… Nhờ đó mà đội ngũ công nhân tiếp tục lao động sản xuất nhằm cung ứng sản phẩm thiết yếu cho thị trường(17). Một nhà doanh nghiệp đã phát biểu rằng: “Nguồn cảm hứng đem lại sự thành công của công ty là Phật giáo”(18). Nhờ sự quan tâm đúng mức đó, người công nhân như được khích lệ tinh thần, đã đồng cảm cùng doanh nghiệp sản xuất ra sản phẩm giữa mùa dịch này.

Thứ ba là trợ cấp lương thực và thực phẩm cho vùng dịch bùng phát mạnh: Các chương trình thiện nguyện để tiếp tế lương thực thực phẩm qua những chuyến xe nghĩa tình, chuyến xe 0 đồng đã chở hàng tấn lương thực từ các vùng miền trên đất nước đến những vùng tâm dịch như Thành phố Hồ Chí Minh, Bình Dương, Đồng Nai,… để giúp cho những người đang sống ở đây được an ủi, vững niềm tin vượt qua khó khăn trước mắt. Tất cả những việc làm này đều xuất phát từ tình thương yêu, thấu hiểu, lòng trắc ẩn với những người đang gặp khó khăn tại tâm dịch. Các mạnh thường quân, luôn hằng tâm hằng sản chung tay giúp đỡ bà con vượt qua cơn đại dịch. Theo Thanh Tâm báo Sen Vàng, cho biết: “Đợt trao quà lần này, được ca sĩ – nhạc sĩ Nguyễn Huy Điền – Việt kiều Mỹ tài trợ 3.000 Mỹ kim (USD), kết hợp cùng Học viện Phật giáo Việt Nam tại Tp.HCM và chùa Thanh Tâm (Phật Cô Đơn) tiếp tục trao 500 phần quà đến các khu nhà trọ. Mỗi phần gồm, 05 kg gạo, 01 chai nước chấm, 01 chai dầu ăn, 02 lon cá hộp và khoảng 05kg rau củ, rau củ do chùa Thanh Tâm hỗ trợ. Tổng kinh phí trao tặng quà cho người dân lần này là gần 70 triệu đồng”(19). Ngoài ra, sự ủng hộ của Chư tôn đức, các mạnh thường quân, quý phật tử trong và ngoài nước như phật tử Đặng Hoàng Phương, Xuân Trang, … đã hỗ trợ công tác từ thiện của Học viện Phật giáo Việt Nam tại Thành phố Hồ Chí Minh, chùa Thanh Tâm và nhóm Từ Thiện Sen Vàng, bao gồm chi phí mua thực phẩm, gạo, mì, nhu yếu phẩm và tính tài, đã trao đến bà con chịu ảnh hưởng dịch Covid-19 tại Thành phố Hồ Chí Minh. Tổng số tiền khoảng 350 triệu đồng mua thực phẩm, 12 tấn gạo, 60 triệu bỏ tiền mặt, hơn 1000 thùng mì, 25 tấn rau củ quả, 25 tấn khoai lang tím, và một số thực phẩm, nhu yếu phẩm khác.

Giá trị tình thương qua các chương trình thiện nguyện

Trong kinh Giáo thọ Thi Ca La Việt, đức Phật dạy người chủ doanh nghiệp cần có những điều quan tâm đến người làm công như: “Giao việc đúng theo sức lực của họ; lo cho họ ăn uống và tiền lương; điều trị cho họ khi bệnh hoạn; chia sẻ các mỹ vị đặc biệt cho họ; thỉnh thoảng cho họ nghỉ phép.”(20). Nhà quản lý luôn xây dựng mối quan hệ gắn kết với nhân viên hay công nhân, tạo sự yêu thương và hòa hợp trong môi trường sản xuất. Đối với xã hội, đặc biệt dịch bệnh hiện này, sức mạnh tình thương và hành động cụ thể như cung ứng máy thở, đóng góp quỹ vacccine, hỗ trợ lương thực và thực phẩm, tổ chức bếp ăn từ thiện,… giúp nhiều bệnh nhân nguy kịch ở bệnh viện, các khu cách ly hoặc phong tỏa.

Giá trị nhân văn sâu sắc của tình thương chính là sự thấu hiểu và xoa dịu nỗi khổ niềm đau của người khác khi hoạn nạng. Hình ảnh tập đoàn Vigroup, các hệ thống ngân hàng, công ty Sen Vàng, … đã đồng hành cùng đất nước giúp cho con người vượt thoát khổ đau do dịch bệnh gây ra, hướng đến bảo vệ hạnh phúc gia đình, phát triển xã hội ổn định và đất nước được bình yên. Đây quả là một việc làm cao thượng, đong đầy tình nghĩa. Các doanh nghiệp hảo tâm đã lan tỏa yêu thương, làm ấm lại tình người giữa cơn đại dịch, xoa dịu khổ đau giá buốt. Tình thương ươm mầm cho triệu triệu con tim mang một hoài bão khát vọng hướng đến ngày mai tươi sáng. Nên kinh Tăng Chi Phật tán thán ba phước nghiệp sự của một người cư sĩ cần có ở đời đó là: “Căn bản làm phước do bố thí, căn bản làm phước do giới đức, căn bản làm phước do tu tập.”

Kệ 18 Pháp Cú ghi:

“Nay sướng, đời sau sướng,

Làm phước, hai đời sướng.

Mừng rằng: Ta làm thiện,

Sinh cõi lành, sướng hơn.” (22)

3 lý do doanh nhân nên tập thiền

a6-1633969739387

Tóm lại, các doanh nhân đã tạo tài sản chân chính, nỗ lực phát triển đạo đức tự thân, góp phần an sinh xã hội. Những nét đẹp của người doanh nhân trong lĩnh vực kinh tế qua những việc làm thiện nguyện, đậm chất nhân văn trước những khó khăn dịch bệnh hiện nay như ủng hộ mua vaccine, bếp cơm từ thiện, tặng nhu yếu phẩm cho bà con vùng dịch bùng phát mạnh, diễn biến phức tạp. Các doanh nhân đã bố thí sự không sợ hãi đến cho bao người đang hoang mang, lo lắng là việc làm đầy tình thương và trí tuệ. Một lần nữa xin tri ân đến những tấm lòng vàng của các doanh nhân đã sống và cống hiến cho quê hương đất nước làm cho tình người đẹp mãi về sau. Nhà thơ Trịnh Công Sơn từng viết: “Sống trong đời sống cần có một tấm lòng” hoặc như nhà thơ Tôn Nữ Hỷ Khương bảo rằng:

Còn gặp nhau thì hãy cứ vui,

Chuyện đời như nước chảy mây trôi

Lợi danh như bóng mây chìm nổi

Chỉ có tình thương để lại đời.

Chú thích:

(1) ĐTKVN, Kinh Tăng Chi Bộ, tập 3, Chương Bảy pháp, Phẩm Tài sản, Kinh Các Tài Sản Tóm Tắt, NXB Tôn Giáo, Hà Nội, 2005, tr.280.

(2) ĐTKVN, Kinh Trường Bộ, tập 2, Kinh Phúng Tụng, Viện Nghiên Cứu Phật Học Việt Nam, TP. Hồ Chí Minh, 1991, tr.623.

(3) Tăng-Già-Đề-Bà (Hán ngữ), Kinh Trung A-Hàm, tập 1, Kinh Thuyết Xứ, Tuệ Sỹ (Việt dịch), NXB Tôn Giáo, Hà Nội, 2008, tr.672

(4) ĐTKVN, Kinh Trường Bộ, tập 2, Kinh Thập Thượng, Viện Nghiên Cứu Phật Học Việt Nam, TP. Hồ Chí Minh, 1991, tr.666.

(5) ĐTKVN, Kinh Tăng Chi Bộ, tập 1, Chương Ba pháp, phẩm Người Đóng Xe, Kinh Đầy Đủ, Viện Nghiên Cứu Phật Học Việt Nam, TP. Hồ Chí Minh, 1996, tr.206.

(6) ĐTKVN, Kinh Tăng Chi Bộ, tập 1, Chương Bốn pháp, Phẩm Nghiệp Công Đức, Kinh Không Nợ, Viện Nghiên Cứu Phật Học Việt Nam, TP. Hồ Chí Minh, 1996, tr.682.

(7) ĐTKVN, Kinh Tăng Chi Bộ, tập 2, Chương Năm pháp, Phẩm Nam cư sĩ, Kinh Người Buôn Bán, Viện Nghiên Cứu Phật Học Việt Nam, TP. Hồ Chí Minh, 1996, tr.646.

(8) ĐTKVN, Kinh Tăng Chi Bộ, tập 2, Chương Năm pháp, Phẩm Vua Munda, Kinh Trở Thành Giàu, Viện Nghiên Cứu Phật Học Việt Nam, TP. Hồ Chí Minh, 1996, tr.375.

(9) ĐTKVN, Kinh Tăng Chi Bộ, tập 4, Chương Mười pháp, Phẩm Ước nguyện, Kinh Khả Lạc, NXB Tôn Giáo, Hà Nội, 2015, tr.625.

(10) ĐTKVN, Kinh Trường Bộ, tập 2, Kinh Giáo Thọ Thi Ca-La-Việt, Viện Nghiên Cứu Phật Học Việt Nam, TP. Hồ Chí Minh, 1991, tr.533.

(11) Chánh văn: Sukarāni asādhūni, attano ahitani ca; Yam ve hitanca sādhuñca, tam ve paramadukkaram.

(12) Theo Thu Nguyễn, “Vingroup và các ông lớn ngân hàng Việt Nam ủng hộ Bộ y tế mua vaccine Covid-19”, https://vn.sputniknews. com/vietnam/2021052110534647-vingroup-va-cac-ong-lon-ngan-hang-viet-nam-ung-ho-bo-y-te-mua-vaccine-covid-19, truy cập ngày 20/09/2021.

(13) Tham khảo trực tuyến: https://vn.sputniknews.com/vietnam/2021052110534647-vingroup-va-cac-ong-lon-ngan-hang-viet- nam-ung-ho-bo-y-te-mua-vaccine-covid-19.10/10/2021.

(14) Minh Tâm, “Nhóm Từ thiện Sen Vàng ủng hộ Vắc-xin Covid 19”, https://senvangonline.vn, truy cập ngày 23/09/2021.

(15) Quán Như Phạm Văn Minh, Kinh tế Phật giáo, NXB Văn Hóa Văn Nghệ, TP.HCM, 2012, tr. 214.

(16) Ngô Thì Sĩ và các sử thần nhà Lê, Đại Việt sử ký , Tư liệu Viện Khoa học Quân sự, tr.1-3.

(17) Đinh Thế Hiển, Lắng nghe người dân hiến kế: đánh giá sức khỏe doanh nghiệp để giải cứu”, https://nld.com.vn, truy cập ngày 23/09/2021.

(18) Đỗ Kim Thêm, Quan điểm của Phật giáo trước các vấn đề hiện đại, NXB Hồng Đức, Hà Nội, 2013, tr.161.

(19) Thanh Tâm, “Học Viện Phật Giáo Việt Nam tại TP.Hồ Chí Minh và chùa Thanh Tâm (Phật Cô Đơn) tiếp tục trao 500 phần quà hỗ trợ người dân trong vùng dịch”, https://phatsuonline.com/tp-hcm-hoc-vien-pgvn-va-chua-thanh-tam-tiep-tuc-trao-500-phan- qua-ho-tro-nguoi-dan-trong-vung-dich, truy cập ngày 23/09/2021.

(20) ĐTKVN, Kinh Trường Bộ, tập 2, Kinh Giáo Thọ Thi Ca-La-Việt, Viện Nghiên Cứu Phật Học Việt Nam, TP. Hồ Chí Minh, 1991, tr.545.

(21) ĐTKVN, Kinh Tăng Chi Bộ, Chương Tám pháp, Phẩm Bố thí, Kinh Phước Nghiệp Sự, NXB Tôn Giáo, Hà Nội, 2015, tr.356.

(22) ĐTKVN, Kinh Tiểu Bộ, tập 1, Kinh Pháp Cú, NXB Tôn Giáo, Hà Nội, 2015, tr.43.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Tuổi nào cho em

Góc nhìn Phật tử 13:43 22/11/2024

Tôi vác ba lô trên lưng trở về sau chuyến hành trình nơi đất khách, trong hành trang tôi mang vài thứ từ quê xa làm quà cho anh em. Vừa bước vào cổng chùa nghe hơi lạnh… thoáng mùi chia ly.

Đạo Phật là lối sống đẹp để hướng đến việc hoàn thiện bản thân

Góc nhìn Phật tử 10:24 22/11/2024

Trong cuộc hành trình tìm kiếm ý nghĩa đích thực của cuộc đời, Đạo Phật xuất hiện như một ánh sáng soi đường, giúp con người thấu hiểu chính mình và hoàn thiện bản thân.

Để Sư nấu

Góc nhìn Phật tử 10:06 22/11/2024

Cách đây chừng sáu năm, ngày đó tôi đang là một sinh viên năm thứ ba, sống chung phòng trọ với bảy người bạn nữa ở khu Làng Đại Học Thành phố Hồ Chí Minh. Tuy chung trọ nhưng chẳng ai cùng quê với nhau cả, Bắc – Trung – Nam đều có.

Nói xấu người

Góc nhìn Phật tử 09:51 22/11/2024

Đã nhiều lần tự hứa với bản thân sẽ không bao giờ nói xấu người khác, thế nhưng đâu cũng lại vào đó, cứ hễ tụm năm tụm ba là không nói chuyện của người này cũng nói người khác, hoặc khi ai đó nói về chuyện của người khác dù không nói ra nhưng vẫn có những ý nghĩ xấu, không tốt về họ.

Xem thêm