Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ ba, 07/09/2021, 08:25 AM

Ứng dụng lời Phật dạy trong đại dịch Covid-19

Dẫu đã trải qua hơn 26 thế kỷ nhưng những lời dạy của Đức Phật cho nhân loại vẫn còn nguyên giá trị trong thời đại công nghiệp 4.0, đặc biệt trong đại dịch Covid-19 đang diễn biến phức tạp trên thế giới.

“Vui thay, Phật ra đời!

Vui thay, Pháp được giảng!

Vui thay, Tăng hòa hợp!

Hòa hợp tu, vui thay!”

(Trích câu 194, phẩm Phật Đà, kinh Pháp Cú)

Tất cả mọi hiện tượng xấu tốt trong hiện tại đều phát xuất từ nghiệp cảm của chúng sanh.

Tất cả mọi hiện tượng xấu tốt trong hiện tại đều phát xuất từ nghiệp cảm của chúng sanh.

Đại dịch Covid-19 đã ảnh hưởng toàn diện, sâu rộng đến tất cả quốc gia trên thế giới, hiện nay đang tiếp tục diễn biến rất phức tạp. Nền kinh tế toàn cầu rơi vào suy thoái nghiêm trọng. Nền kinh tế Việt Nam có độ mở lớn, hội nhập quốc tế sâu rộng đã và đang chịu nhiều tác động, ảnh hưởng nghiêm trọng đến tất cả các lĩnh vực kinh tế - xã hội, gây gián đoạn chuỗi cung ứng và lưu chuyển thương mại, làm đình trệ các hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ; đã tác động trực tiếp đến các ngành xuất, nhập khẩu, hàng không, du lịch, dịch vụ lưu trú, ăn uống, y tế, giáo dục, lao động, việc làm; nhiều doanh nghiệp phá sản, giải thể, tạm dừng hoạt động, thu hẹp quy mô.. đại dịch cũng gây ra ảnh hưởng đến mọi quốc gia, cả giàu và nghèo, và sinh viên từ những nhóm thiểu số phải đối mặt với nhiều thách thức hơn.

Ở những quốc gia có Internet chưa phổ biến và dung lượng băng thông thấp, cơ hội học tập trực tuyến bị hạn chế đáng kể. Các trường cao đẳng và đại học ở những quốc gia có thu nhập thấp chật vật triển khai những chương trình đào tạo từ xa có chất lượng, do thiếu những học giả có kinh nghiệm và thiếu nguồn lực...các bệnh viện điều bị quá tải tình trạng nhiều bệnh nhân nhiễm bệnh và tử vong...Từ những ảnh hưởng đó làm cho con người rơi vào sợ hãi, khủng hoảng...vậy để vượt qua những ảnh hưởng cũng như các nỗi sợ hãi...đó chúng ta xem Đức Phật dạy gì về điều này?

Trước hết mỗi người chúng ta phải cố gắng vượt qua nỗi sợ hãi (khủng hoảng tâm lý). Sợ hãi là một hiệu ứng của tâm lý, một trạng thái tâm lý bất an, lo sợ, kinh hãi (số ca nhiễm, số tử vong,…). Xuất hiện và tồn tại nơi cuộc sống của mỗi chúng sinh từ khi lọt lòng cho đến lúc xuôi tay, nhắm mắt. Theo giáo lý đạo Phật, căn nguyên của mọi khổ đau trong đó bao hàm những nỗi sợ hãi, đều bắt nguồn từ vô minh (không hiểu biết, không nhận chân được thực tướng của mọi sự vật và hiện tượng).

Covid-19 nguy hiểm nhất, lây lan nhanh, tử vong nhiều nhưng thái độ của người Phật tử không hoảng loạn, sợ hãi song song các biện pháp phòng ngừa để bảo vệ người thân và những người xung quanh bằng việc thực hành chánh niệm trên thân, thọ, tâm, pháp: “Với tâm tán loạn, tuệ tri: "Tâm bị tán loạn”, hay với tâm có định, tuệ tri: "Tâm có định"; hay với tâm không định, tuệ tri: "Tâm không định". Hay với tâm giải thoát, tuệ tri: "Tâm có giải thoát"; hay với tâm không giải thoát, tuệ tri: "Tâm không giải thoát".” Trích Kinh Niệm xứ (10).

Cũng trong bài kinh Kinh Sợ Hãi và Khiếp Đảm (4) Đức Phật nói về các trạng thái tâm của ngài khi còn là Bồ tát tu tập trong rừng,núi và cách chế ngự các trạng thái tâm sợ hãi đó bằng cách tu tập thiền định(4 thiền sắc giới). Giáo lý đạo Phật cũng nhấn mạnh đến "Tứ vô lượng Tâm": Từ, Bi, Hỷ và Xả. Các vị Giảng sư Phật học tin rằng, Tứ vô lượng Tâm này có thể thay thế trạng thái tâm lo lắng và nỗi sợ hãi.

Khi cảm xúc xung quanh nỗi sợ hãi, hoặc lo lắng trở nên quá mạnh, các vị Giảng sư Phật học nói rằng, người ta nên nhớ lại những tấm gương về từ bi tâm, hảo tâm và sự đồng cảm. Những suy nghĩ sợ hãi và tuyệt vọng, có thể được hóa giải bằng cách đưa bản thân trở lại cảm giác vô ngã vị tha, thường quan tâm đến người khác như hỏi thăm, động viên, làm từ thiện, tụng kinh hồi hướng....Tiếp theo mỗi người phải Chánh niệm trên truyền thông (lời nói trên mạng xã hội). Cùng với tốc độ lây lan nhanh chóng của dịch Covid-19, tình trạng thông tin thất thiệt xung quanh dịch bệnh này cũng được lan truyền một cách rộng rãi trên mạng xã hội. Hành vi trên góp phần làm gia tăng tâm lý sợ hãi, hoang mang cho người dân, tiềm ẩn nguy cơ gây mất ổn định an ninh chính trị, trật tự xã hội.

Từ những thần dược cho đến những thuyết âm mưu, các tin giả về virus vùng dịch bệnh là một phương tiện để kiếm tiền, hoặc gây hoang mang dư luận. Trên mạng xã hội các dòng tin tức thật giả lẫn lộn về sự nguy hiểm của virus Corona hay số người chết về dịch bệnh khiến cộng đồng thêm phần hoang mang, sợ hãi. Lại có người vì lo lắng quá đà mà nảy sinh tâm lý, lương thực, thực phẩm sẽ nhanh chóng cạn kiệt nên phải mua để tích trữ sẵn. Có người lợi dụng sự nhẹ dạ của nhiều người đã đưa tin giả, nhằm câu like, view để họ bán được mặt hàng nào đó. Họ chọn cách tung ra những thông tin sai, chưa kiểm chứng để gây hoang mang trong xã hội. Vì thế các đơn vị có liên quan phải có chế tài xử phạt các trường hợp tung tin giả và tạo ra tin giả. Rõ ràng, trong bối cảnh dịch bệnh diễn biến phức tạp, cùng với sự vào cuộc quyết liệt của các ngành chức năng để bảo vệ sức khỏe người dân, chúng ta cần có sự chung sức, đồng lòng của toàn xã hội, thực hiện tốt các chỉ đạo, khuyến cáo trong công tác phòng, chống dịch bệnh. Trong bài Kinh Vương tử Vô Úy (58), Đức Thế Tôn phân tích có sáu nội dung lời nói mà Thế Tôn có thái độ ứng xử khác nhau:

Một là: Lời phi thật, phi chân, không tương ứng với mục đích, khiến người khác không ưa: Thế Tôn không nói.

Hai là: Lời phi thật, phi chân, không tương ứng với mục đích, khiến người khác ưa: Thế Tôn không nói.

Ba là: Lời nói như thật, như chân, không tương ứng với mục đích, khiến người khác không ưa: Thế Tôn không nói.

Bốn là: Lời nói như thật, như chân, tương ứng với mục đích, khiến người khác không ưa: Như Lai biết giải thích lời nói ấy.

Năm là: Lời nói như thật, như chân, tương ứng với mục đích, khiến người khác ưa: Như Lai biết thời giải thích lời nói ấy.

Sáu là: Lời nói như thật, như chân, không tương ứng với mục đích, khiến người khác ưa: Như Lai không nói.

Con người vốn có khả năng hiểu biết, sự hiểu biết đó là chủ nhân quyết định cuộc sống hạnh phúc hay khổ đau cho đời sống hiện tại và ngày mai của chính mình.

Con người vốn có khả năng hiểu biết, sự hiểu biết đó là chủ nhân quyết định cuộc sống hạnh phúc hay khổ đau cho đời sống hiện tại và ngày mai của chính mình.

Đức Phật có đề cập tới hai tình huống không nói là có lỗi:

Nội dung nói phù hợp với sự thật, sự thật này khi nói ra mang lại lợi ích cho nhiều người và người nghe sẽ hoan hỉ. Tình huống thứ hai: Nội dung nói là sự thật và sự thật này mang lại lợi ích nhưng người nghe không thích; trường hợp này nếu không nói có thể dẫn đến tình trạng người làm sai vi phạm luật pháp.

Tiếp theo chúng ta phải thấy được rằng đại dịch Covid-19 liên hệ tới học thuyết nghiệp báo nhân quả (do biệt nghiệp và cộng nghiệp gây ra). Covid-19 xuất hiện đầu tiên ở Vũ Hán Trung Quốc sau đó lan rộng ra khắp thế giới. Thuyết duyên khởi của đạo Phật cho rằng, đời sống hay thế giới này tạo thành là do một chuỗi tương quan liên hệ, trong đó sự sinh khởi và hoại diệt của các yếu tố tùy thuộc một số yếu tố khác làm điều kiện cho chúng.

Kinh điển Phật giáo diễn tả khái quát nội dung này bằng đoạn kinh sau: “Do cái này có mặt, cái kia có mặt/ Do cái này không có mặt, cái kia không có mặt/ Do cái này sinh, cái kia sinh/ Do cái này diệt, cái kia diệt”. Do công nghiệp này mà Covid-19 không từ bỏ một ai, ai cũng có thể bị nhiễm. Trong kinh “Kinh Tiểu nghiệp phân biệt”, Đức Phật giải thích sự khác biệt nhau về cuộc sống của con người chính là sự khác biệt về nghiệp. Nghiệp chính là chủ nhân phân chia sự sống của con người có sự sai khác. Nghiệp tiếng Phạn là Karma, có nghĩa là hành động, hành vi, hay sự tạo tác. Đức Phật đã giải thích sự khác biệt giữa người sống lâu và người chết yểu, sự khác biệt giữa người đẹp kẻ xấu, sự khác biệt giữa người có địa vị và không địa vị, sự khác biệt giữa người giàu và kẻ nghèo.

Qua đoạn kinh này, đức Phật muốn chỉ dạy rằng, con người là chủ nhân của tất cả hành nghiệp trong cuộc sống, cuộc sống mà chúng ta đang sống, đều do chính chúng ta tạo ra, không có một thế lực của Thượng đế có đủ quyền năng quyết định cuộc sống chúng ta. Ngài chỉ cho chúng ta biết, con người vốn có khả năng hiểu biết, sự hiểu biết đó là chủ nhân quyết định cuộc sống hạnh phúc hay khổ đau cho đời sống hiện tại và ngày mai của chính mình.

Trong “Kinh Đại nghiệp phân biệt”, Đức Phật trình bày bốn hạng người ở đời:

1. Có hạng người sống với sự sát sanh, lấy của không cho, tà hạnh trong các dục, nói láo, tham dục, có lòng sân hận, có tà kiến. Sau khi thân hoại mạng chung, người ấy sanh vào cõi dữ, ác thú, đọa xứ, địa ngục.

2. Có hạng người sống với sự sát sanh, lấy của không cho, tà hạnh trong các dục, nói láo, tham dục, có lòng sân hận, có tà kiến. Nhưng người này sau khi thân hoại mạng chung, người ấy sanh vào thiện thú thiên giới, cõi đời này.

3. Có hạng người sống với sự từ bỏ sát sanh, từ bỏ lấy của không cho, từ bỏ tà hạnh trong các dục, không nói láo, không tham dục, không có lòng sân hận, có chánh kiến. Sau khi thân hoại mạng chung, người ấy sanh vào thiện thú thiên giới, cõi đời này.

4. Có hạng người sống với sự từ bỏ sát sanh, từ bỏ lấy của không cho, từ bỏ tà hạnh trong các dục, không nói láo, không tham dục, không có lòng sân hận, có chánh kiến.

Con người đang lạm dụng, tàn phá thiên nhiên, hủy hoại môi trường, giết hại vô số động vật yếu thế để thỏa mãn ham muốn cá nhân, và khi biến cố xảy ra, chúng ta thường phản ứng như những kẻ vô can. Đại dịch bùng phát có thể là một cái giá mà mỗi chúng ta đều có một phần trách nhiệm trong đó. Chúng ta hiểu được đạo lý nhân quả thì sẽ chánh được những việc làm mê tín như thuyết định mệnh cho rằng Covid-19 do thượng đế nổi giận, tham gia lễ hội tắm sông như Ấn Độ, tổn thương nhiều nhất vẫn là những người bị kỳ thị. Họ không dám đối mặt với bệnh, không dám đối mặt với sự thật vậy sẽ là nguyên nhân virus bùng phát mạnh hơn. Họ chịu nhiều sức ép của định kiến tác động mạnh vào tâm lý dẫn đến nhiều hậu quả khó lường...điều này cũng được nói đến trong bài kinh ví dụ tấm vải (7) việc tắm ở các sông Bàhukà, Gayà, Payàga... không thể không thể rửa nghiệp đen của kẻ ác gây tội ác...hay trong kinh Phù di (126) Đức Phật láy bốn ví dụ (lấy lửa, ép dầu, vắt sữa, làm santo) để minh họa cho người nào sống trái với bát thánh đạo thì ước nguyện không thể thành tựu:

“Này Bhumija, những Sa-môn hay Bà-la-môn nào có tà kiến, tà tư duy, tà ngữ, tà nghiệp, tà mạng, tà tinh tấn, tà niệm, tà định, nếu họ có ước nguyện hành Phạm hạnh, thời không đạt được quả vị; nếu họ không có ước nguyện hành Phạm hạnh, thời không đạt được quả vị; nếu họ có và không có ước nguyện, hành Phạm hạnh, thời không đạt được quả vị; nếu họ không có và không không có ước nguyện, hành Phạm hạnh thời không đạt được quả vị.”

Chúng ta thấy rõ ràng giáo lý vô thường do Covid-19 gây ra  đang là hồi chuông thức tỉnh mọi người trên thế giới phải biết quý giá giây phút sống để rồi mình làm những điều có ích cho mình, cho người và cho Xã hội.Trong bài kinh Kinh Ratthapàla (82) Đức Phật có thuyết giảng cho tôn giả Ratthapàla và vì 4 sự thuyết giảng đó mà tôn giả đi xuất gia:

"Thế giới là vô thường, đi đến hủy diệt", thưa Ðại vương, đó là thuyết giáo Chánh pháp thứ nhất, do Thế Tôn, bậc Tri Giả, Kiến Giả, bậc A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác, thuyết giảng. Do tôi biết, tôi thấy và tôi nghe thuyết giáo ấy, mà tôi xuất gia, từ bỏ gia đình, sống không gia đình.

"Thế giới là vô hộ, vô chủ", thưa Ðại vương, đó là thuyết giáo Chánh pháp thứ hai, do Thế Tôn, bậc Tri Giả. Kiến Giả, bậc A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác thuyết giảng. Do tôi biết, tôi thấy và tôi nghe thuyết giáo ấy, mà tôi xuất gia, từ bỏ gia đình, sống không gia đình.

"Thế giới là vô sở hữu, ra đi cần phải từ bỏ tất cả", thưa Ðại vương đó là thuyết giáo Chánh pháp thứ ba, do Thế Tôn, bậc Tri Giả, Kiến Giả, bậc A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác thuyết giảng. Do tôi biết, tôi thấy, tôi nghe thuyết giáo ấy, mà tôi xuất gia, từ bỏ gia đình, sống không gia đình.

"Thế giới là thiếu thốn, khao khát, nô lệ cho tham ái", thưa Ðại vương, đó là thuyết giáo Chánh pháp thứ tư, do Thế Tôn, bậc Tri Giả, Kiến Giả, bậc A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác thuyết giảng. Do tôi biết, tôi thấy, tôi nghe thuyết giáo ấy, mà tôi xuất gia, từ bỏ gia đình, sống không gia đình.

Giáo sư Peter Durak đã từng nói: Không biết quản lý thời gian thì không biết quản lý cái gì.Thời gian là nguồn tài nguyên ngắn ngủi nhất trên thế gian, nếu không biết quản lý nghiêm ngặt thì sẽ chẳng đạt được việc gì. Ví dụ, ngay từ lúc dịch bệnh bùng phát, giữa bối cảnh nhiều quốc gia hoang mang lo lắng, chính phủ nước ta đã có động thái quyết tâm, thể hiện trách nhiệm bảo vệ, giúp đỡ công dân, tạo điều kiện đón họ trở về từ vùng dịch. Phương ngôn của Thủ tướng Chính phủ lúc đó chính là “Việt Nam quyết tâm không để ai bị bỏ lại phía sau, trong cuộc chiến chống dịch bệnh Covid-19”. Mỗi người có thể tham gia một số việc sau:

- Các hoạt động thiện nguyện, “lá lành đùm lá rách”, giúp đỡ người có hoàn cảnh khó khăn.

- Cây ATM phát gạo miễn phí. Các thành phố lớn, quy tụ đông đảo những người lao động nhập cư tổng đại dịch bị thất nghiệp đã được các bạn trẻ, mạnh thường quân quan tâm, hỗ trợ. Trong thời gian cách lý, nhiều nhóm thiện nguyện đã tổ chức địa điểm phát đồ ăn, nước uống. Hay ở Sài Gòn, những tiệm kinh doanh ăn uống tự nguyện đóng cửa, tập trung phục vụ nấu cơm chay ngày 2 bữa, phát cho dân nghèo…

- Sự hi sinh của các bác sĩ tuyến đầu chống dịch Covid-19.

- Học sinh, sinh viên các trường đại học phát khẩu trang, nước rửa tay cho người dân.

- Phong trào giải cứu dưa hấu, giải cứu tôm hùm,... khắp các tỉnh thành.

Phê phán những hành động xấu: Bên cạnh những việc làm tốt đẹp, thể hiện tinh thần đoàn kết đó, có không ít trường hợp ích kỉ, lợi dụng tình hình dịch bệnh để trục lợi cá nhân.

- Nâng mức giá khẩu trang, dung dịch rửa tay lên cao để kiếm chác lợi nhuận.

- Tệ hại hơn nữa là kinh doanh khẩu trang giả, không rõ nguồn gốc xuất xứ.

- Tung tin đồn thất thiệt về dịch bệnh, gây hoang mang dư luận…

Phát huy tinh thần đoàn kết: Qua những hành động tốt đẹp, ý nghĩa đó giúp ta thêm yêu, tự hào về dân tộc hơn. Là người con của Việt Nam, chúng ta cần nhắc nhở bản thân phải giữ gìn và nhân rộng tinh thần ấy.

Bài học về vô thường giúp người con Phật hiểu rõ bản chất thật của sự sống ngoài sống tốt cho mình, cho người mà trao dồi tâm linh để khi mọi việc xảy ra nhất là cái bệnh, cái chết chúng ta cũng biết đón nhận nó một cách điềm tĩnh như câu châm ngôn: không có gì là ta, không có gì là của ta, không có gì là tự ngã của ta.

Là người Phật tử chúng cần phải tự ý thức được trách nhiệm góp phần chung tay vào phòng chống dịch bệnh. Khi thấy bản thân có những dấu hiệu như sốt, ho, khó thở... hay có tiếp xúc gần với các ca lây nhiễm được công bố thì phải lập tức thông báo tới cơ sở y tế để kiểm tra, và tiến hành cách ly an toàn. Mỗi người đều phải trang bị đầy đủ khẩu trang, nước rửa tay khô mỗi khi ra đường, rửa thường xuyên với dung dịch khử trùng mỗi khi tiếp xúc mới bề mặt cứng ở ngoài. Không nên tụ tập đông người, vứt khẩu trang đúng nơi quy định. Đặc biệt, chúng ta cần tuyên truyền, chia sẻ những thông tin chính thống từ Chính phủ, Bộ Y tế, Giáo hội cho người thân, bạn bè để cùng nhau đẩy lùi dịch bệnh. Tất nhiên, vẫn còn tồn đọng những cá nhân thiếu ý thức, ích kỷ và không tôn trọng sức khỏe của bản thân cũng như của cả cộng đồng, việc này nhất định phải lên án, phê bình. Nếu mỗi công dân đều chung tay, đồng lòng, quyết tâm thì việc chiến thắng đại dịch Covid-19 là điều chắc chắn!

Là người Phật tử chúng cần phải tự ý thức được trách nhiệm góp phần chung tay vào phòng chống dịch bệnh.

Là người Phật tử chúng cần phải tự ý thức được trách nhiệm góp phần chung tay vào phòng chống dịch bệnh.

Qua những giáo lý mà Đức Phật đã để lại rõ ràng chúng ta thấy rằng “Đến để mà thấy” là một con Phật trong đại dịch Covid-19 mỗi người chúng ta điều có thể ứng dụng những giáo lý duyên khởi, vô thường-khổ-vô ngã, nghiệp báo...để mỗi chúng ta sẽ có chánh niệm trong cuộc sống đặc biệt hơn nữa là niềm tin nơi Tam bảo, tránh những mê tín không đáng có để xứng đáng người con Phật chân chánh.

Học viên xin trích đoạn lời tán thán Đức Phật của bà la mônVekhanass trong Kinh Vekhanassa 80 để thay cho lời kết:

Thật vi diệu thay, Tôn giả Gotama! Thật vi diệu thay, Tôn giả Gotama! Như người dựng đứng lại những gì bị quăng ngã xuống, phơi bày ra những gì bị che kín, chỉ đường cho những người bị lạc hướng, đem đèn sáng vào trong bóng tối để những ai có mắt có thể thấy sắc; cũng vậy, Chánh pháp đã được Tôn giả Gotama dùng nhiều phương tiện trình bày giải thích. Con xin quy y Thế Tôn, quy y Pháp và quy y Tỷ-kheo Tăng. Xin Thế Tôn nhận con làm đệ tử. Từ nay cho đến mạng chung, con trọn đời quy ngưỡng.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

Nghĩ về hạnh nguyện ngài Địa Tạng

Góc nhìn Phật tử 13:39 19/04/2024

Mỗi khi chắp tay kính lễ chư Phật và Bồ-tát, trong tôi lại sừng sững dáng Tăng của ngài U minh Giáo chủ Đại hùng, Đại lực, Đại từ, Đại bi Bổn tôn Địa Tạng Vương Bồ-tát.

Chúng sanh và lục thông

Góc nhìn Phật tử 12:20 18/04/2024

Lục thông là sáu thần thông ưu việt hơn những năng lực bình thường của đa số chúng sanh nhân giới. Sáu thần thông bao gồm: 

Nếu không có sự cảm thông và thấu hiểu thì đừng thị phi thêm dầu vào lửa

Góc nhìn Phật tử 11:45 18/04/2024

Mỗi người có quyền riêng tư và sự riêng tư này phải được tôn trọng. Khi ta không biết rõ về người đó và cuộc sống của họ, ta không nên kể những câu chuyện của họ cho người khác.

Chết có đáng sợ hay không?

Góc nhìn Phật tử 07:33 18/04/2024

Chúng sanh ai cũng sợ chết nhưng mong muốn khỏi già, khỏi chết là những sự kiện không thể có được như Đức Phật đã dạy:

Xem thêm