Thứ tư, 19/08/2020, 15:15 PM

Câu chuyện về tái sinh ở Bhutan

Người Bhutan rất coi trọng nghi thức tang lễ, nếu không muốn nói là coi trọng nhất, bởi vì cái chết không chỉ đánh dấu sự rời bỏ của thần thức mà còn khởi đầu của tiến trình tái sinh.

Các nghi thức tang lễ thường kéo dài 21 ngày hoặc 49 ngày với việc tụng đọc kinh điển, khai thị tiến trình Thân trung ấm cho người mất. Người Bhutan tin tưởng con người phải trải qua vô số kiếp tái sinh trong luân hồi. Chất lượng và bản chất của đời sống kế tiếp có thể được quyết định bằng công đức mà mỗi người đã tích lũy trong vô số các đời trước và đời hiện tại.

Xin được kể lại một câu chuyện cụ thể, vào năm 1998 được chính thức xác nhận là năm hóa thân của Desi Tenzin Rabgye (1638-1696). Desi từng là vị lãnh đạo kiệt xuất của vương quốc Bhutan từ năm 1680 tới 1694. Tới nay người dân Bhutan vẫn còn tưởng nhớ và tôn kính Ngài, một nhà lãnh đạo đầy trí tuệ cả về tâm linh và thế tục. Trong suốt 14 năm Ngài trị vì vương quốc, Bhutan đã đạt được những tiến bộ vô cùng to lớn trên nhiều lĩnh vực, đất Ngài Tenzin Rabgye (1638-1696) nước sống trong thanh bình. Trong số những thành tựu đó là việc kiến lập tự viện Taktsang ở Paro và trùng tu ngôi tự viện Tango với bản thiết kế vô cùng độc đáo như hiện nay tại thung lũng Thimphu. Đây là những thánh địa linh liêng bậc nhất trong thế giới Phật giáo trên dãy Himalaya.

Quan niệm của Phật giáo về cái chết và sự tái sinh

Tap-chi-nghien-cuu-phat-hoc-So-thang-7.2020-Cau-chuyen-ve-tai-sinh-o-Bhutan-1

Tôi đã có cơ duyên là một phần trong việc tìm ra hóa thân của Ngài. Năm 1988, khi chúng tôi ở Kanglung, quận Tashigang miền Đông Bhutan. Giống như thông lệ hàng năm, đức vua đã có bài phát biểu với đám đông người dân, sau đó Ngài và gia đình phục vụ bữa trưa cho tất cả mọi người có mặt. Trong suốt khi Ngài đang chia sẻ với đại chúng, tôi quan sát thấy một chú bé đang ngồi lặng lẽ một mình ở phía hiên dưới. Khi ấy tôi tự hỏi chú bé này là ai. Chú rất chững chạc và có nhiều nét hóm hỉnh so với tuổi lên 4 hay 5 của mình. Sau khi đã phát hết thực phẩm cho mọi người, chúng tôi về phía lều để dùng bữa trưa, lúc ấy tôi lại nhìn thấy chú nhỏ vẫn đang ngồi trên thanh gỗ. Chú ngồi một mình lặng lẽ. Tôi bèn tới gần và nắm tay chú, đưa tới lều của đức vua. Nhà vua đang ngồi trên chiếc ghế bành nhỏ. Chú tiểu gỡ tay khỏi tôi và đi thẳng về phía đức vua. Khi tới trước mặt đức vua, chú dõng dọc thưa rằng; “Thưa Ngài, tôi xin có đôi lời với Ngài”. “Ồ, ta đang lắng nghe đây”, đức vua trả lời.

“Chúng ta đã từng rất thân quen với nhau từ lâu rồi. Khi ấy ngài đã khá cao tuổi. Ngài có bộ râu rậm và dài, còn tôi rất trẻ”.

Chú tiểu tiếp tục, còn nhà vua thấy rất thú vị nên cứ để chú tiếp tục. “Tôi đã xây dựng ngôi chùa Taktsang theo lời chỉ dạy của Ngài. Chú nói và lặng lẽ nhấn nhá, “và giờ tôi muốn trở về tự viện Tango”.

“Và tại sao chú lại muốn trở về Tango”, đức vua hỏi.

Tôi đã để lại mọi vật dụng của mình ở đó, chú trả lời, và thêm nữa tôi muốn găp Norbu và Uyay của mình (chúng tôi sau đó mới biết đó là pháp danh của người thị giả và một đạo hữu thân cận).

“Như thế thì chú đã từng ở Tango”, đức vua hỏi.

“Vâng, đã lâu lắm rồi, chính tôi là người đã xây dựng Tango”.

Tất cả chúng tôi trong căn lều đã xúm quanh để lắng nghe buổi trò chuyện có một không hai giữa đức vua và chú tiểu nhỏ. Chú chỉ mới khoảng 4 tuổi. Thật kỳ lạ, chú nói tiếng Dzongkha, ngôn ngữ miền Tây Bhutan và không phải là ngôn ngữ mẹ để Sharchopkha ở miền Đông Bhutan.

“Tên của cha mẹ chú là gì?” đức vua hỏi.

“Tsewang Tenzin và Damche Tenzin”, chú trả lời (chỉ sau đó chúng tôi mới biết đó không phải là là tên của cha mẹ chú hiện đời mà là tên cha mẹ của Desi Tenzin Rabgye).

Hỏi đáp nhanh và dễ hiểu về tái sinh, thần thức theo Đạo Phật

Tap-chi-nghien-cuu-phat-hoc-So-thang-7.2020-Cau-chuyen-ve-tai-sinh-o-Bhutan-2

Một chú bé chưa đầy 5 tuổi làm sao lại có thể nhớ được tất thảy các chi tiết như thế? Mà nếu như có ai mớm lời trước thì chú cũng không thể trả lời các câu hỏi một cách nhanh chóng, chính xác và tức thì như thế được. Những lời đồn đại về chú bé đặc biệt có lời nói và cử chỉ như một người trưởng thành. Nhưng có một chi tiết đáng chú ý. Dù còn nhỏ nhưng mắt chú có vẻ yếu. Điều này nếu liên hệ với Desi Tenzin Rabgy, về cuối đời thị lực của ngài bị giảm sút và gần như mù lòa.

Chú bé sinh ra tại một gia đình nông thôn ở Kanglung. Một ngày khi Lama Neten, trụ trì tu viện ở Tashigan tới Kanglung cử hành nghi lễ tâm linh. Chú khi ấy mới chỉ 2 tuổi đã nói với mẹ rằng, chú rất buồn khi thấy vị trụ trì đã không nhận ra chú bởi vì chú và ngài đã là những đạo hữu tâm giao. Chú quả quyết rằng vị trụ trì từng là thị giả của chú và họ rất tôn kính nhau. Rất nhiều điều kỳ lạ mà chú từng nói và làm bắt đầu được nhiều người biết tới, cả những chi tiết mà chú biết rõ ràng về Desi Tenzin Rabgye, cũng như những đạo hữu từng thân cận với chú.

Những tin tức này được báo cáo lên đức Pháp chủ Bhutan Je Khenpo Trulku Jigme Choeda. Ngay sau cuộc gặp của chú với đức vua, ngài Pháp chủ đã quyết định tìm hiểu thêm về chú. Ngài đã cử một trong bốn vị Lama cao cấp của Giáo hội Phật giáo Trung ương tới tìm hiểu. Ngài Lama cao cấp là bậc thầy chuyên về biện kinh, một sự lựa chọn rất phù hợp bởi vì chính Desi Tenzin Rabgye đã xây dựng kỷ luật biện kinh trong hệ thống Giáo hội Bhutan. Ngay khoảnh khắc chú bé được gặp Lopon, chú đã không để Ngài rời mình nửa bước bởi chú luôn lo lắng ngài sẽ trở về thủ đô Thimphu và để chú lại, bởi vì chú luôn nói tâm nguyện của mình được trở về Tango. Chú bé đã giành một đêm tại nhà khách ở Tashigan với ngài Lama chuyên biện kinh. Ngài vô cùng ấn tượng trước trí thông minh kỳ lạ của chú và Ngài đi tới quyết định đưa chú tới Punakha Dzong ngày tiếp theo, để đích thân đức Pháp chủ gặp chú. Khi các ngài bắt đầu lên xe tới Punakha, mẹ và các chị chú bắt đầu khóc vì nhớ chú nhưng chú tiểu 4 tuổi hoàn toàn tự tại và chẳng có vẻ quyến luyến gia đình mình.

Hành trình tới Punakha khá dài và đoàn phải nghỉ đêm tại Bumthang, nhưng thật may mắn chú tiểu nhỏ đã ngủ suốt trên dọc đường và chỉ tỉnh dậy khi đoàn gần tới Punakha. Khi ấy chú hỏi: “Ngài đã chuẩn bị khăn kata trắng với tám tướng cát tường để tôi cúng dường đức Pháp chủ Je Khenpo chưa?” Tất cả mọi người trên xe đều kinh ngạc mặc dù chú chưa từng được cho đi xa quê nhà như thế, chú đã biết chính xác là đã tới Punakha và loại khăn nào dùng để cúng dường lên Ngài theo đúng truyền thống. Bởi vì đoàn tới Dzong Punakha vào tối muộn nên vị Lopon dẫn chú tới phòng nghỉ. Nhưng ngay lập tức chú bước lên một bệ thờ trên bức tường và chỉ vào ngôi chính điện được sơn trên tường và nói: “Đây là Dzong Humrey”. Vị Lopon đã quay người lại và kinh ngạc, làm sao mà chú lại có thể biết chính xác đến như vậy? Humrey Dzong là một Dzong lớn và quan trọng ở thế kỷ XVII nhưng nay đã bị phá hủy và không còn dấu vết nào của tự viện trên nền cổ nữa.

Sáng hôm sau, ngày 25 tháng 01 năm 1999, chú bé đã được đỉnh lễ đức Pháp chủ. Ngài chào đón chú bằng tất cả những nghi thức tâm linh truyền thống và sau đó cùng chú tham dự nghi thức Sachoy diễn ra vào ngày hôm đó. Hai quan chức hàng đầu của huyện cũng có mặt ngày hôm đó và chú quan sát thấy thanh kiếm của họ đã bị cũ: “Hãy che chúng lại”, chú nói với họ. Đó là một nguyên tắc sử dụng kiếm đã được giữ gìn rất cẩn trọng từ thế kỷ XVII.

Sau khi ở lại Punakha Dzong 7 ngày, khoảng thời gian mà chú đã hoàn toàn giành được sự tin tưởng của đức Pháp chủ. Ngài đã tới thủ đô Thimphu trước đó vào ngày trăng tròn theo lịch Bhutan. Khi ấy một Lama hỏi chú xem chú thấy mình đã từng trải qua một hành trình nào như vậy chưa? “Đã từng, nhưng lần cuối cùng con tới nơi này là trên lưng ngựa, khi ấy con không thấy bị say xe như hành trình này”.

Tự tử sẽ gặp khó khăn trong việc tái sinh

Tap-chi-nghien-cuu-phat-hoc-So-thang-7.2020-Cau-chuyen-ve-tai-sinh-o-Bhutan-3

Tất cả những thứ thiết yếu và các nghi thức đã được chuẩn bị cho chú bé tới tự viện Tango. Chú ở lại nhà trong 9 ngày. Chú áp dụng lại các kỷ luật của tự viện cho ngôi nhà của tôi, nhắc nhở tôi không được cho các phụ nữ khác và con trẻ vào nhà sau khi trời tối. Một ngày đức Je Khenpo đã tới nhà tôi viếng thăm, khi tôi chuẩn bị mời Ngài bước vào phòng khách thì chú tiểu gợi í là tốt hơn nên thỉnh Ngài tới phòng thờ trước. Khi ấy ngài Zepon Wangchuk cũng tình cờ viếng thăm. Ngài vốn là một vị tăng phụ trách việc trùng tu tự viện Taktsang đã bị hỏa hoạn vào năm 1998. Chú tiểu chưa từng gặp ngài trước đó và cũng không thể biết tên của ngài. Nhưng khi ngài tới trước chú, và nói rằng ngài hãy đảm bảo là mình đang làm một việc quan trọng trùng tu tự viện Taktsang. “Nếu trọng trách được hoàn thành tốt, tôi sẽ tặng ngài một món quà, còn bằng không… và chú khẽ dơ quả đấm trước mặt Zepon Wangchuk!”

Một ngày sau khi chú tới thủ đô Thimpu, người em gái của tôi đã cho chú xem bức ảnh về tự viện Tango và hỏi xem ngài có nhận ra không. “Tất nhiên, nhưng tôi không thấy Dzongkha trong bức hình này.” Vào khi ấy không ai trong chúng tôi biết Dzongkha là tên một cái động nhỏ phía trên Tango, nơi ngài Desi Tenzin mấy trăm năm trước vẫn thường chuyên tu và nhập thất.

Tự viện Tang được xây dựng năm 1688 trên mỏm một ngọn đồi cheo leo ở cuối phía nam thung lũng Thimphu. Tự viện trông giống như một cung điện của chư thiên, vươn mình lên bầu trời, với những bức tường trắng giữa những lùm cây bao quanh. Các cửa sổ lớn, được chạm khắc hoa văn tinh xảo và tường được trang hoàng tôn nghiêm biểu tượng chư Phật, bản tôn, các thánh tăng. Nhưng một ngọn lửa bùng lên từ sân phía trước vào chính điện.

Tự tử sẽ gặp khó khăn trong việc tái sinh

Tap-chi-nghien-cuu-phat-hoc-So-thang-7.2020-Cau-chuyen-ve-tai-sinh-o-Bhutan-4

Các chú tiểu nhỏ trong y phục đỏ sẫm luôn mỉm cười hồn nhiên bởi vì Tango là tự viện Phật giáo cao cấp của Bhutan với hơn 200 tăng đang tu học. Ngọn đồi xung quanh tự viện là các am thất nhỏ để nhập thất, thiền tu và nhiều các Lama lựa chọn để nhập thất đơn độc tại đây, theo truyền thống 3 năm 3 tháng 3 ngày. Trong suốt khoảng thời gian này, chỉ những bậc thầy hay thị giả mới được tới gần thất tu để mang thức ăn và hộ thất cho các ngài. Cũng chỉ có những ai có sự định tâm, không bị các cảm xúc làm phiền não mới được lựa chọn để nhập thất dài hạn bởi vì nhập thất đòi hỏi hành giả có nhiều phẩm chất và những rèn luyện, đặc biệt khả năng hướng nội và không tiếp xúc với thế giới bên ngoài dài ngày.

Vào ngày 20 tháng 03 năm 1999, chú bé mà tôi nhắc tới ở trên đã được chính thức cung đón với một nghi thức đặc biệt tại tự viện Tango. Dọc đường mọi người xếp thành hàng dài để đỉnh lễ Ngài và chứng kiến thời khắc đặc biệt trong lịch sử. Trên đường tới Tango, chú đã đỉnh lễ trước chính điện và sau đó được cử hành nghi lễ đăng quang là hóa thân của vị Desi Tenzin Rabgye ở thế kỷ XVII. Sau đó chú được đưa tới tu viện trưởng của Tango là Kuenlay Gyelshen và ngài cũng chính là hóa thân của Norbu, một thị giả của Desi khi ngài đang trì vì vương quốc. Sau đó ngài cũng nhận ra và xác nhận hóa thân của một thị giả thân cận khác của mình. Khi vị Desi nhỏ tuổi leo lên tới tầng 2 của tự viện, chú đã dừng lại, bước vào một căn phòng và thốt lên: “Đây chính là nơi tôi từng ở.” Vào thế kỷ XVII đây chính là căn phòng của ngài Desi. Vào tháng 03 năm 2005, tự viện Taktsang, thánh địa linh liêng bậc nhất Bhutan từng bị thiệt hại nặng do hỏa hoạn và được trùng tu lại trong vòng 07 năm, đã được khánh thành mới. Buổi lễ được cử hành chính bởi ngài Desi trẻ tuổi, hóa thân của người đã kiến lập nên ngôi tự viện này 3 thế kỷ trước đây.

Tháng 03 năm 2011, ngài đã có chuyến viếng thăm quốc tế đầu tiên tới Nhật Bản, và cuối năm 2011, theo lời thỉnh cầu của đức vua, ngài đã trở lại Kanglung ở Tashigang, nơi ngài sinh ra và gặp gỡ đức vua lần đầu tiên, để cử hành nghi thức cầu nguyện.

Năm 2012 đánh dấu 13 năm kể từ ngày đăng quang Desi trẻ tuổi là trụ trì tại Tango. Từ khi Ngài tới trụ trì ngôi tự viện, điện, đường, giao thông, thông tin liên lạc đã được xây dựng và kết nối tới toàn bộ khu vực. Những năm đầu, Ngài được tham học dưới sự hướng đạo của các cao tăng Giáo hội, đặc biệt là Dorji Lopon, tiếp tới ngài được sự hướng đạo trực tiếp của một ẩn sĩ trứ danh, ngài Tsham Penjor, ngài đã giành trọn cuộc đời nhập thất, thiền định trên các sơn động, trên các rặng núi của Bhutan. Tsham Penjor ban đầu còn lưỡng lự chưa nhận lời trở thành thầy giáo thọ cho Desi nhưng sau đó Ngài đã nhận lời sẽ hướng đạo cho Desi trẻ tuổi trong một năm. Đây là một điều rất đặc biệt bởi Desi đã được sự hướng đạo bởi một hành giả ẩn mật, người đã buông xả hoàn toàn mọi ngoại duyên để tham thiền.

Ở tuổi 18, Ngài Desi đã hoàn thành suất sắc các nghiên cứu Phật học tại tự viện Tango, nơi Ngài đã hoàn thành chương trình tu học 9 năm. Ngài sống một đời sống kỷ luật, khép mình trong giới luật Phật giáo nghiêm ngặt.

Chuyên đề Bhutan: Chuyên đề được thực hiện bởi dịch giả La Sơn Phúc Cường, sự đóng góp tư liệu và lược dịch bởi Cư sĩ Anh Vũ và Nguyễn Thị Trang (Học viện Tài chính), sự cộng tác của cư sĩ Cát Khánh Công ty Lantours.

Chú thích: Câu chuyện kể trên của Thái hậu Dorji Wangmo (1955), trích từ bộ sách: Treasures of the Thunder Dragon: A Portrait of Bhutan, Nxb Pengui Global, 2007. Bà là người sáng lập và bảo trợ quỹ từ thiện Tarayana, đồng thời là diễn giả và thành viên danh dự của nhiều tổ chức và diễn đàn Phật giáo trên thế giới.

Tạp chí Nghiên cứu Phật học số tháng 7/2020

Xem thêm video: "Hoa sen và thuyết luân hồi của Phật giáo":

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Kiếp người, nếu không chịu tu tập sẽ không còn kịp nữa

Tư liệu 19:45 30/11/2024

Tôi nghĩ mình nhờ có chút thiện căn, những kiếp trước cúng dường Tam Bảo, xuất gia tu hành tinh tấn, nỗ lực hoằng pháp độ sinh, nên đời nay phước duyên đó khiến tôi sớm được gặp Phật pháp tu hành.

Phát huy vai trò của Ni giới trong xã hội

Tư liệu 09:26 30/11/2024

Phật giáo cho rằng đạo đức là nền móng vững chắc Nhất để xây dựng tôn giáo của mình. Đức phật là người đầu tiên trong lịch sử khởi xướng phong trào bình đẳng nam nữ trong xã hội. Với quan điểm Này thì đức phật là Người đặt những những hòn đá tảng đầu tiên để xây dựng nên lâu đài bình đẳng giới.

Long vương và tiếng chuông chùa tiêu trừ ác tâm

Tư liệu 13:15 28/11/2024

Trên đỉnh núi Hy Mã có một cái ao lớn, trong ao có rất nhiều rồng trú ngụ, chúng thường hay làm mưa nổi gió nhổ bật cây cối, gây nguy hại cho nhân dân ở dưới núi. Bởi vậy, dân chúng ở dưới núi than khổ dậy trời, phần lo dọn dẹp, phần thì chết chóc. Một vùng hoang tàn thê lương.

Kinh Bách dụ giảng giải: Để xác trong nhà

Tư liệu 16:15 27/11/2024

Người ngu có bẩy người con, chết mất một, người ngu định để xác con trong nhà, rồi dọn đi nơi khác. Có người khuyên, sao không đem xác chết đi chôn, mà lại để trong nhà, rồi phải dọn đi nơi khác ở.

Xem thêm