Câu nói 'Ta là Phật đã thành, chúng sinh là Phật sẽ thành' trích ở đâu?
Câu kinh “Ta là Phật đã thành, chúng sinh là Phật sẽ thành” được tìm thấy trong kinh tạng Phật giáo Bắc tông (Đại chính, tập 24, số 1484), Phật thuyết Phạm võng kinh Bồ-tát tâm địa phẩm.
Hỏi: Câu kinh “Ta là Phật đã thành, chúng sinh là Phật sẽ thành” do chính Đức Phật nói hay được suy diễn về sau trên cơ sở mỗi chúng sinh đều có Phật tánh và có khả năng trở thành bậc Giác ngộ? Nếu do chính Đức Phật nói thì được trích nguyên văn từ nguồn kinh tạng nào?
Đáp:
Câu kinh “Ta là Phật đã thành, chúng sinh là Phật sẽ thành” được tìm thấy trong kinh tạng Phật giáo Bắc tông (Đại chính, tập 24, số 1484), Phật thuyết Phạm võng kinh Bồ-tát tâm địa phẩm:
“Các ông tân học Bồ-tát
Phải cung kính thọ trì giới!
Khi thọ trì giới nầy rồi
Nên truyền lại cho chúng sinh,
Lắng nghe ta đang trì tụng
Pháp Ba-la-đề-mộc-xoa
Là giới tạng trong Phật pháp.
Đại chúng lòng nên tin chắc:
Các người là Phật sẽ thành,
Ta đây là Phật đã thành.
Thường có lòng tin như vậy
Thời giới phẩm đã tròn vẹn
Tất cả những người có tâm
Đều nên nhiếp hộ Phật giới
Chúng sinh nào thọ Phật giới
Chính là vào hàng chư Phật”.
(Đời Dao Tần, Tam tạng Pháp sư Cưu-ma-la-thập dịch từ Phạn sang Hán, HT.Thích Trí Tịnh dịch từ Hán sang Việt)
Đánh thức tiềm năng sẽ thành Phật
Thiết nghĩ cũng nên nói thêm về một số đặc điểm của kinh Phật. Kinh điển Phật giáo trên thế giới hiện nay lưu xuất từ hai nguồn chính: Các nước thuộc Phật giáo Nam tông (Nguyên thủy) sử dụng kinh tạng Pali, các nước thuộc Phật giáo Bắc tông (Đại thừa) sử dụng kinh điển với ngôn ngữ gốc là Sanskrit và được dịch sang tiếng Hán. Từ đây, hai hệ kinh điển này được dịch ra tiếng của mỗi quốc gia để đọc tụng, học tập và tu hành.
Thời Đức Phật Thích Ca tại thế kinh điển được truyền miệng, không ghi chép bằng văn tự. Khoảng gần 400 năm sau khi Phật Niết-bàn, kinh Phật mới được ghi chép bằng ngôn ngữ Pali và bảo lưu đến tận ngày nay. Đây là kinh tạng của Phật giáo Nam tông, được xem là nguyên thủy nhất, gần với lời Phật dạy nhất. Tuy vậy, nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, vẫn có sự thêm thắt, biên tập của người đời sau trong kinh tạng này.
Kinh tạng Phật giáo Bắc tông, ngoài bốn bộ A-hàm được kết tập đồng thời và phần lớn tương đương với kinh tạng Pali, còn khá nhiều kinh văn được trước tác rất muộn về sau (phần lớn trước tác tại Ấn Độ sau dịch ra tiếng Trung Quốc, một phần được trước tác tại Trung Quốc). Chính bản kinh Phạm võng nói trên dù tựa kinh ghi rõ “Phật nói kinh Phạm võng” nhưng các nhà nghiên cứu dựa vào văn bản học cho rằng lịch sử truyền dịch kinh không rõ ràng, có thể được trước tác vào cuối thời Lưu Tống (420-479) ở Trung Quốc. Vì vậy, nếu chúng ta xác quyết câu kinh ấy là do chính Đức Phật nói, trong trường hợp đó là bản kinh hậu tác, thực sự cũng rất miễn cưỡng.
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Theo Phật giáo, con người từ đâu đến và rồi sẽ đi về đâu?
Hỏi - Đáp 17:46 18/12/2024Thưa Ngài, theo triết học cuả Phật giáo thi con người từ đâu đến và rồi sẽ đi về đâu?
Cảnh giới của "Lâm chung mộng kiến bỉ Phật” như thế nào?
Hỏi - Đáp 12:27 18/12/2024Kinh Vô Lượng Thọ có đoạn: “Lâm chung mộng kiến bỉ Phật” (mạng chung mộng thấy Đức Phật A Di Đà), xin giải thích cảnh giới này như thế nào? Nếu ở trong mộng gặp A Di Đà Phật, chẳng may bị người thân quyến thuộc gọi tỉnh giấc, có phải là đánh mất cơ hội vãng sanh rồi không?
Lưu thông sách về Tây phương cực lạc sẽ tạo nghiệp ác?
Hỏi - Đáp 12:15 18/12/2024Con đem sách Tây Phương Cực Lạc Thế Giới Du Ký giới thiệu nhưng có đồng tu nói sách đó nói không đúng sự thật, lưu thông sẽ tạo nghiệp, xin lão Hòa thượng khai thị.
Dọn cơm cúng thế nào cho đúng?
Hỏi - Đáp 11:14 08/12/2024Tôi thường thấy lúc cúng vong, có ba chén cơm để ngang nhau...
Xem thêm