Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ năm, 18/05/2023, 09:25 AM

Cha của Đức Phật là ai?

Cha của Đức Phật chính là vua Tịnh-phạn (Suddhodana), người đứng đầu tiểu quốc Thích-ca (Shakya). Ông kết duyên với hoàng hậu Ma Da và là cha của Thái tử Tất Đạt Đa (Đức Phật Thích Ca Mâu Ni sau này).

Đức Phật là người có phúc báu lớn nhất thế gian. Để có thể được làm cha, làm mẹ của Ngài thì phải là những người cao quý, đặc biệt và đó là những người vô cùng hiếm có trên thế gian này.

Đức vua Tịnh Phạn chính là người đặc biệt và duy nhất được Đức Phật chọn làm cha trước khi giáng sinh.

Ngay từ khi sinh ra, đã có những "điềm báo" cho rằng, sau này Thái tử Tất Đạt Đa (Đức Phật Thích Ca sau này) sẽ đi xuất gia, và Ngài cũng không màng đến phú quý, quyền lực. Cho nên, vua Tịnh Phạn rất lo lắng, bởi vua mong con trai sẽ kế vị ngai vàng, trị vì xã tắc. Nhưng cuối cùng, Thái tử vẫn quyết chí ra đi và trước khi vua cha lâm chung, Ngài còn độ vua cha đắc quả A La Hán (quả vị cao nhất trong Phật giáo).

Vậy cuộc đời của Đức vua Tịnh Phạn đặc biệt ra sao khi làm cha của Đức Phật? Mời quý vị cùng tìm câu trả lời trong bài viết dưới đây!

Đôi nét về cuộc đời của Đức vua Tịnh Phạn - Cha của Đức Phật

Đức vua Tịnh Phạn (Suddhodana) là quốc vương của dòng tộc Thích Ca (Sakya), trị vì thành Ca Tỳ La Vệ. Ông kết duyên với hoàng hậu Ma Da và là cha của Thái tử Tất Đạt Đa (Đức Phật Thích Ca Mâu Ni sau này).

Khi ấy, Đức vua và Hoàng hậu tuy tuổi đã cao nhưng chưa có con nối dõi. Vì khao khát sinh Thái tử nối ngôi nên Đức vua và Hoàng hậu đã nhất tâm lễ bái, cầu nguyện, làm các việc phúc lành để mong cầu sinh ra Thái tử. Các quan đại thần trong triều cũng nóng lòng đến thỉnh Đức vua và Hoàng hậu hạ sinh Thái tử nối ngôi.

Quan đại thần trong triều thỉnh Đức vua và Hoàng hậu hạ sinh Thái tử nối dõi ngôi vị (ảnh minh họa)

Quan đại thần trong triều thỉnh Đức vua và Hoàng hậu hạ sinh Thái tử nối dõi ngôi vị (ảnh minh họa)

Sau một buổi lễ các vị tinh tú, Hoàng hậu tổ chức bố thí cho người nghèo; sau đó bà hồi cung, nằm nghỉ và mộng thấy một con voi trắng như tuyết từ trên trời bay xuống. Con voi có sáu ngà, vòi ngậm một bông hoa sen rất đẹp; nó cưỡi mây từ trên trời bay xuống bên cạnh và chui qua hông bên phải vào bụng của Hoàng hậu. Sau đó, Hoàng hậu thấy một hương thơm rất lạ kỳ thoang thoảng.

Khi tỉnh giấc, bà đem kể chuyện cho Đức vua. Ngài đã cho mời các nhà tiên đoán thì biết Hoàng hậu mang thai một bậc vĩ nhân - không ai khác đó chính là Đức Phật Thích Ca Mâu Ni.

Tại sao Đức vua Tịnh Phạn được làm cha của Đức Phật?

Bồ Tát Hộ Minh - Thiên chủ cung trời Đâu Suất chính là tiền thân của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni. Trước khi giáng sinh xuống nhân gian, Bồ Tát Hộ Minh đã quán sát rất kỹ các điều kiện cần thiết; trong đó, Ngài có quán sát để chọn cha, mẹ thích hợp.

Cụ thể, để có được phước duyên sinh ra một vị Phật toàn giác, thì trong vô lượng kiếp người được chọn làm cha phải tu các công đức, khiến cho được đầy đủ phước báu như sau:

Danh vị: Làm vua trị vì thiên hạ

Quốc độ trị vì: Quốc độ đó phải là nơi hội tụ tất cả khí linh thiêng của trời đất; nơi đó nằm ở trung tâm, trù phú, đông dân cư, có thể lan tỏa được giáo lý khắp muôn nơi.

Công đức: đầy đủ 60 công đức

Công đức về dòng họ, gia tộc từ các kiếp trước cho tới nay:

1. Dòng họ thanh tịnh tốt đẹp.

2. Được chư Hiền thánh gia tâm ủng hộ.

3. Phải chân chánh, không bị xen lẫn dòng máu họ khác.

4. Con cháu nối nhau làm vua phải là trưởng tử, không gián đoạn.

5. Làm vua từ xưa đến nay không có gián đoạn.

6. Có tiếng tốt, oai thế vang lừng khắp nơi.

7. Là bậc tối thượng trong tất cả các nhà khác.

8. Thường biết ân nghĩa.

9. Thường tu khổ hạnh.

10. Phép tắc được đưa ra làm mẫu mực cho mọi người.

11. Thường ưa bố thí cho chúng sinh.

12. Chú trọng xây dựng luật nhân quả.

13. Thường hay cúng dường tất cả Tiên nhân, Thánh hiền.

14. Thường hay cúng dường Thần linh.

15. Thường hay cúng dường chư Thiên.

16. Thường hay cúng dường bậc Đại nhân.

17. Trải qua nhiều đời không có oán thù.

Công đức khiến có người sinh trong gia đình từ kiếp quá khứ của Phật Phụ (cha của Đức Phật):

1. Đều thuộc dòng Thánh hiền.

2. Đối với các dòng Thánh, thuộc dòng Thánh bậc nhất.

3. Thường thuộc dòng Chuyển luân thánh vương.

4. Thuộc dòng họ có oai đức lớn.

5. Có vô lượng quyến thuộc hộ vệ chung quanh.

6. Có quyến thuộc không tan rã.

7. Có quyến thuộc nhiều hơn quyến thuộc người khác.

8. Đều hiếu dưỡng từ mẫu.

9. Đều hiếu dưỡng phụ thân.

10. Đều cúng dường chư Sa-môn.

11. Đều cúng dường chư vị Bà-la-môn.

12. Không làm tất cả các điều ác.

13. Hết thảy đều được thanh tịnh.

14. Tất cả các vua từ trước đến nay phải là người trồng nhiều căn lành.

15. Thường được chư Thiên, Hiền thánh ca ngợi.

16. Đầy đủ oai đức lớn.

17. Hết thảy vợ con trong nhà này đều tiết hạnh đoan chánh.

18. Có nhiều con trai trí tuệ dũng mãnh.

19. Tâm tánh nhu hòa.

20. Không ôm lòng oán hận.

21. Không lẳng lơ mất nết.

22. Thông minh đa trí.

23. Không ngu si.

24. Không có tội lỗi.

25. Đều sợ tội lỗi.

26. Không có tâm nhút nhát.

27. Chưa từng có tâm khiếp nhược.

28. Không có tâm sợ sệt chạy theo người khác.

29. Không bị người khác cảm hóa.

30. Giỏi nhiều nghề nghiệp.

31. Không làm các nghề xảo trá thế gian, trong việc mưu sống cũng không tham lam của cải.

32. Thường nhiều bạn bè.

33. Không lấy việc sát hại động vật để nuôi lấy thân mạng.

34. Không có tâm hiếu sát.

35. Ý chí kiên cường, không ai hàng phục được.

36. Là kẻ dũng mãnh trong thế gian.

37. Đi khất thực được nhiều vật thực.

38. Đi khất thực, không ai là không được cung cấp.

39. Có rất nhiều ngũ cốc.

40. Có nhiều vàng bạc, xa cừ, mã não, tất cả tài sản không thiếu một vật gì.

41. Có nhiều tôi trai tớ gái, voi, ngựa, bò, dê.

42. Chưa từng làm thuê cho kẻ khác.43. Đối với tất cả sự vật trong thế gian, hết thảy đều được đầy đủ, không thiếu một vật gì.

Đức vua Tịnh Phạn có đầy đủ 60 điều kiện trên và được chọn làm phụ thân của Thái tử Tất Đạt Đa, tức là Phật Thích Ca.

Và để được nhân duyên làm cha của Đức Phật, trong vô lượng kiếp, Đức vua Tịnh Phạn cũng đã phải hành các công đức Ba-la-mật. Nếu nói Đức Phật ra đời là nhân duyên hy hữu thì cha mẹ của Ngài cũng rất hiếm hoi, hy hữu.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Hạnh nguyện và năng lực gia trì của đức Phật Dược Sư

Kiến thức 11:10 31/10/2024

Hôm nay, nhân ngày kỷ niệm vía đức Phật Dược Sư Lưu Ly Quang Như Lai, chúng tôi xin nói về mười hai hạnh nguyện của Ngài. Đức Phật Dược Sư còn có tên là Đại Y Vương Phật, Ngài là vị giáo chủ cõi Tịnh Lưu Ly ở phương Đông.

Cảnh cùng khốn

Kiến thức 09:39 31/10/2024

Người khéo học đạo thì trước trị trong để dẹp ngoài, đừng tham ngoài để hại trong. Cho nên giáo hóa chúng sanh, cốt yếu ở tâm thanh tịnh. Muốn chánh được người, cố nhiên phải chánh mình trước.

Lục độ: Sáu pháp vượt bờ

Kiến thức 09:00 31/10/2024

Một trong những hành pháp tiêu biểu của Đại thừa là Lục độ. Tư tưởng lục độ Bồ tát ảnh hưởng vô cùng lớn đến mọi mặt của đời sống Phật giáo Việt Nam gần 2000 năm nay.

Thiền tắm

Kiến thức 17:39 30/10/2024

Chánh niệm là một loại năng lượng mình có thể chế tác ra được trong mỗi giây phút, trong khi đi, khi ngồi, khi ăn cơm, khi làm việc… Có chánh niệm rồi thì ta mới có khả năng nhận diện, chăm sóc, chữa trị cho những nỗi khổ niềm đau.

Xem thêm