Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ bảy, 27/05/2023, 13:30 PM

Cha mẹ ân cao, làm sao trả hết

Theo truyền thống của dân tộc, ngày rằm tháng bảy, ngày lễ Vu Lan báo hiếu, là ngày lễ trọng đại dành cho tất cả mọi người, nhất là những người con hiếu thảo, nghĩ đến công ân sinh thành của cha mẹ, tìm cách báo đáp công ân cao cả ấy trong muôn một.

Ngày lễ Vu Lan báo hiếu phát xuất từ hai bộ kinh. Kinh thứ nhất là kinh Vu Lan Bồn. Bộ kinh thứ hai là kinh Đại Báo phụ mẫu trọng ân.

kinh-cha-me-an-trong-kho-bao-dap

1. Kinh Vu Lan Bồn

Vu Lan Bồn là dịch âm của chữ ULLAMBANA, dịch nghĩa là Giải đảo huyền (tức là cứu cái khổ như bị treo ngược). Bà Mục Liên Thanh Đề, vì không tin nhân quả, lòng tham lam bỏn sẻn, khi sống đã tạo nhiều nghiệp ác, lúc chết phải rơi vào ngạ quỷ, chịu muôn ngàn thống khổ. Ngài Mục Kiền Liên dù thần thông đệ nhất cũng không thể cứu được mẹ, phải nhờ đến uy lực của mười phương chúng Tăng mới giải cứu được mẹ Ngài. Vì sau ba tháng an cư, các bậc Thánh Tăng giới đức thanh tịnh, phước tuệ trang nghiêm, không còn bị các thứ phiền não nhiễm ô lung lạc, được thúc đẩy bởi lòng từ bi hỷ xả, bởi đức tính bình đẳng vị tha, lấy chí nguyện độ sinh làm cứu cánh. Nhờ vậy mới đủ uy lực hóa giải những oán kết của các vong linh đang sa đọa mà cụ thể là bà Mục Liên Thanh Đề.

2. Kinh Đại Báo phụ mẫu trọng ân

Kinh này mô tả một ngày kia đức Phật cùng với các đệ tử đi về phía Nam thành Vương Xá, đức Phật thấy một đống xương khô cao như núi, Ngài liền sụp lạy. Tôn giả A Nan thấy vậy thắc mắc hỏi Phật, Phật liền dạy:

“Này A Nan, trong đống xương ấy có thể là xương của ông bà, cha mẹ trong nhiều đời quá khứ của Ta, vì thế mà Ta đỉnh lễ. Này A Nan, sự khác nhau giữa xương người mẹ với xương người cha là: Người mẹ trong lúc hoài thai con đã chịu đựng muôn ngàn nỗi cay đắng, chính máu của người mẹ tạo nên hình hài của con trẻ, và cũng chính máu của mẹ biến thành sữa ngọt để nuôi con khôn lớn thành người, do vậy mà xương của người mẹ đen và nhẹ, còn xương của người cha trắng và nặng”. Tiếp đến, đức Phật nêu rõ mười ân đức cao dày của người mẹ mà người con hiếu thảo muốn báo đáp phải làm sáu việc theo chính pháp để đáp đền:

MỘT là ân thai mang giữ gìn. Vì nhân duyên nghiệp lực cho nên chúng sinh gá vào thai mẹ, trải qua nhiều ngày mẹ phải chịu khổ, chín tháng cưu mang, nặng nhọc như đội đá, đi đứng ngại gió mưa, quần áo không sửa soạn, trang điểm còn kể chi.

HAI là ân sinh sản khổ sở. Đến tháng thứ mười, gần ngày sinh nở, tâm trạng mẹ hiền: đêm đêm như bệnh nặng, ngày ngày tợ hoàng hôn, hồi hộp lo nghĩ, lệ sầu tuôn rơi, nghĩ ngợi mông lung, chỉ sợ tử thần không dung tánh mạng.

bao-an-cha-me_0

BA là ân sinh rồi quên lo. Trong khi sinh đẻ, gan ruột từ mẫu dường như xé rách, đau đớn mê man, máu huyết dầm dề, khi nghe con an toàn thì vui mừng quên hết, song vui đó lại buồn đó, lo nghĩ xiết ruột gan.

BỐN là ân nuốt đắng nhổ ngọt. Tình thương cha mẹ thật sâu nặng, thương mến có bao giờ nhạt phai. Nhổ ngọt không tiếc nuối, nuốt đắng nào phiền hà. thương mến càng sâu đậm, bi sầu càng tăng thêm, miễn sao con no ấm, đói khát mẹ nào từ.

NĂM là ân nhường khô nằm ướt. Mẹ nằm chỗ ướt át, nâng con chỗ ấm khô. Đôi vú no đói khát, hai tay che gió sương, yêu thương quên ngủ nghỉ, sủng ái hết giá lạnh, chỉ mong con yên ổn, mẹ hiền không cầu an.

dad-daughter-shutterstock-060916

SÁU là ân bú mớm nuôi nấng. Mẹ hiền ân hơn đất, cha nghiêm đức quá trời, che chở ân cao dày, cha mẹ nào tính toán, không hiềm không mắt mũi, không ghét què chân tay. Con sinh ra từ bụng mẹ, còn đổi dạ thương ai.

BẢY là ân tắm rửa săn sóc. Không nghĩ phận mình, chỉ lo con bệnh, cho nên hết lòng tắm rửa săn sóc. Áo quần lo cho con, rách rưới mẹ cam chịu. Thân con được đầy đủ là lòng mẹ ấm áp.

TÁM là ân xa cách thương nhớ. Chết mà từ biệt đã đành, khó nhẫn nại; sống mà biệt ly, lại càng rất nhớ thương. Con đi đường xa cách, lòng mẹ bóng theo hình, ngày đêm không thư dạ, sớm tối nào tạm quên. Khóc như khóc vượn nhớ con, thương nhớ nát can trường.

CHÍN là ân vì con làm ác. Lao khổ đủ muôn bề, bữa ăn rất khó kiếm. Vì muốn con no ấm, việc ác mẹ khó từ. Nuôi con khôn lớn, lo gầy dựng, lo cơm áo, sợ cơ hàn; kho nấu bao sinh vật, cũng vì ngon miệng con.

MƯỜI là ân thương mến trọn đời. Ân đức của cha mẹ cao sâu hơn trời đất, hi sinh hết tất cả, vẫn thấy chưa vừa lòng. Mẹ già hơn trăm tuổi còn thương con tám mươi. Tình thương có ngừng chăng, chỉ hơi thở cuối cùng.

tinhhoa.net-hfkfsj-20151205-nhung-khoanh-khac-khien-ban-lap-tuc-nhan-ra-cha-me-da-gia-roi

6 phương thức báo ân cha mẹ

Vì ân đức của mẹ hiền cao cả như thế, nên trong phần kết thúc kinh Đại Báo phụ mẫu trọng ân, đức Phật đã dạy cho hàng Phật tử sáu phương thức báo ân cha mẹ:

1. Truyền bá chính pháp để báo ân cha mẹ.

2. Vì cha mẹ, chuvên tâm đọc tụng và học hỏi kinh điển.

3. Vì cha mẹ, sám hối, tránh giết hại sinh vật.

4. Vì cha mẹ, cô gắng thực hiện việc ăn chay.

5. Vì cha mẹ, cúng dường Tam Bảo những vật nhu yếu.

6. Vì cha mẹ, thường bố thí, làm các việc phước thiện.Làm được như vậy mới thực là con có hiếu, cứu được cha mẹ sinh về nước Phật, phúc đức vô lượng.

Đạo Phật có mặt vì lợi ích cho chúng sinh và loài người, nên không bao giờ xa rời đời sống con người, và chính vì thể hiện lòng từ bi, giáo hóa mọi loài, cứu vớt sinh linh đau khổ, đức Phật đã dạy về đạo hiếu và cách thức báo hiếu hết sức tường tận như những kinh điển đã dẫn, nhất là kinh Vu Lan Bồn và kinh Đại Báo Phụ Mẫu trọng ân. Tinh thần của kinh Đại Báo Phụ Mẫu trọng ân là tiêu biểu cho phương pháp độ sinh, nghĩa là cứu vớt cha mẹ ngay trong khi còn sống bằng cách thực hiện 6 việc thiện theo chính pháp mà đức Phật đã chỉ dạy. Người Phật tử làm được những điều ấy mới là cách báo hiếu vẹn toàn. Vì cách báo hiếu này không những đem lại cho cha mẹ niềm vui vật chất mà còn đem lại cho cha mẹ niềm an lạc tinh thần; không những cứu vớt cha mẹ trong một đời mà còn cứu vớt cha mẹ trong nhiều đời; không những giải thoát cho cha mẹ trong nhất thời, mà còn giải thoát cho cha mẹ trong vĩnh kiếp. Còn kinh Vu Lan Bồn tiêu biểu cho phương pháp độ tử, nhằm cứu độ những vong linh quá cố mà điển hình là bà Mục Liên Thanh Đề. Trong khi đó, Tôn giả Mục Kiền Liên là tấm gương hiếu hạnh bất hủ để cho muôn đời nhân loại soi chung.

Chúng ta là những người con Phật, nguyện noi gương báo hiếu của tôn giả Mục Kiền Liên. Trong mùa Vu Lan thắng hội, nguyện cầu cha mẹ quá cố, cửu huyền thất tổ và những vong linh còn trầm luân chưa giải thoát, nương nhờ Phật lực, nghiệp chướng tiêu trừ, thiện căn tăng trưởng, nhập thánh siêu phàm, cao đăng Phật quốc:

Nhờ phép Phật siêu sinh tịnh độ,

Phóng hào quang cứu khổ độ u.

Khắp hòa tứ hải, quần chu,

Não phiền trút sách, oán thù rửa trong

... Nhờ phép Phật uy linh dũng mãnh,

Trong giấc mê khua tỉnh chiêm bao.

Mười loài là những loài nào,

Gái, trai, già, trẻ đều vào nghe kinh.

... Phật hữu hình, từ bi phổ độ,

Chớ ngại rằng có có, chăng chăng,

Nam mô Phật, nam mô Pháp, nam mô Tăng,

Độ cho nhất thiết siêu thăng thượng đài.

(Đại văn hào Nguyễn Du - "Chiêu Hồn Thập Loại Chúng Sinh")

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

Buông xả là một loại năng lực

Kiến thức 17:30 03/05/2024

Khi nói đến đạo Phật, người ta hay bảo nhau nên sống từ bi hỷ xả. Không phải ngẫu nhiên mà ngoài cổng tam quan các chùa, nhìn vào thường bên trái khắc chữ "Từ bi", bên phải đắp chữ " Hỷ Xả".

Nói về ngũ uẩn

Kiến thức 15:00 03/05/2024

Ở Việt Nam ta, từ ngũ uẩn được các Phật tử thường xuyên được nghe câu đầu tiên trong bài tụng Tâm kinh Bát Nhã gồm 260 từ được rút gọn tinh túy trong bộ Đại Bát Nhã 600 quyển.

Một chút lưu luyến trong lúc vãng sanh sẽ sanh ra nhiều chướng ngại

Kiến thức 11:50 03/05/2024

Tôi 26 tuổi học Phật, nghe được Phật pháp, năm nay đã 80 tuổi rồi, nghĩ lại giống như mới học Phật ngày hôm qua, bạn nói xem đời người có ý nghĩa gì?

Đại từ đại bi, chữ “đại” có nghĩa là gì?

Kiến thức 10:45 03/05/2024

Chúng ta nhất định phải có trí huệ, đối xử với tất cả chúng sanh, chúng ta luôn mong muốn tất cả chúng sanh sớm được giác ngộ, sớm được thoát khỏi sáu cõi luân hồi, sớm viên thành Phật đạo.

Xem thêm