Tứ như ý túc: Bốn pháp đầy đủ như ý
Nói như ý là vì khả năng làm chủ, hướng tâm thành tựu các pháp theo ý muốn. Nói là thần vì linh diệu thông suốt không chướng ngại.
Đây là phần thứ 3 tiếp sau Tứ niệm xứ và Tứ chánh cần trong 7 phần - 37 phẩm Bồ đề quan trọng của Phật giáo. Cho nên trước thực hành Tứ niệm xứ, Tứ chánh cần có kết quả là nền tảng, là điều kiện quan trọng để tu tập phát triển Tứ như ý túc.
Tứ thần túc (hán, 四神足, sa. catvāra ṛddhipādāḥ, pi. cattāro iddhi-pādā, cũng gọi là Tứ như ý túc (四如意足), Tứ như ý phần (四如意分) là bốn pháp thiền định, bốn phương tiện giúp người tu học thành tựu các tầng thiền định như ý.
Nói như ý là vì khả năng làm chủ, hướng tâm thành tựu các pháp theo ý muốn. Nói là thần vì linh diệu thông suốt không chướng ngại.
Bốn pháp này được xem là bốn loại thiền định (zh. 四種禪定).
Có nhiều cách phân loại giải thích khác nhau, cơ bản bốn loại định đó là khi dục làm chủ sẽ đắc định, tinh tấn làm chủ sẽ đắc định, nhất tâm làm chủ sẽ đắc định, quán làm chủ sẽ đắc định. Nhờ sức mạnh của bốn pháp này dẫn phát các loại công năng thần thông diệu dụng.
- Dục, tinh tấn, hỷ, nhất tâm
- Dục, cần, tâm, quán
Câu xá luận, Đại Tỳ bà sa luận bàn sâu về Tứ như ý túc.
Dưới đây là chúng tôi chọn một cách trình bày phân loại mang tính phổ quát nhất:
1. Dục như ý túc hay Dục thần túc.
Thiền định phát sanh do năng lực của ý muốn, tư tưởng mà đạt được thần thông. Dục ở đây chỉ cho ước muốn, mong cầu một cách thiết tha, mong muốn đạt được những thứ chính đáng hướng thượng thanh tịnh.
Một số người hiểu lầm là người tu tập đoạn dục, diệt dục chứ sao con tu tập phát triển Dục thần túc. Thật ra trên lộ trình tu tập từ phàm phu đến Phật quả, dục (ước muốn thiết tha) thuận hướng giác ngộ giải thoát sẽ hỗ trợ thành tựu các tầng thiền định rất lớn. Nói đơn giản, dục thiện (mong muốn thiết tha theo hướng thiện lành giác ngộ) là rất cần thiết cho con người trên lộ trình tu tập hướng đến giác ngộ giải thoát.
2. Tinh tấn như ý túc hay Cần thần túc.
Thiền định phát sanh nhờ vào sức tinh tấn chuyên cần nỗ lực tu tập. Khi đã có mong cầu thì phải tinh tấn nổi lực để tu tập làm thiện, đoạn trừ vô minh tập khí.
3. Nhất tâm như ý túc hay Tâm thần túc.
Thiền định phát sinh nhờ sức mạnh của tập trung tâm niệm. Một lòng chuyên tâm nhất niệm trụ nương vào sức mạnh của tâm, nên định dẫn phát sanh.
4.Quán như ý túc hay Quán thần túc.
Là thiền định phát sinh nhờ sức mạnh quán sát tư duy chân lý Phật, nương vào sức mạnh tư duy quán sát nên phát sanh định lực.
Tứ thần túc
Dục, tinh tấn
Nhất tâm và quán
Đắc được thiền định
Đường hướng thượng.
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Tứ như ý túc: Bốn pháp đầy đủ như ý
Kiến thức 18:30 31/10/2024Nói như ý là vì khả năng làm chủ, hướng tâm thành tựu các pháp theo ý muốn. Nói là thần vì linh diệu thông suốt không chướng ngại.
Tu hành theo hạnh Dược Sư, chữa lành thân tâm bệnh của chính mình
Kiến thức 13:10 31/10/2024Phật Dược Sư hiểu rõ được những tâm tư nguyện vọng mong muốn của chúng sanh con người, nên phát ra lời nguyện đáp ứng được mọi ước mơ thực tế. Chỉ cần chúng sanh thật tâm tin tưởng biết tu tâm dưỡng tánh nương theo nguyện lực của ngài thì sẽ đạt như ý nguyện.
Yêu thương hơn, hạnh phúc hơn bằng phương pháp “Quán từ bi”
Kiến thức 12:00 31/10/2024Thực hành phép "Quán Từ Bi", một pháp môn rất vi diệu trong Phật Pháp, được Đức Phật hết sức tán thán, ca ngợi về cả công đức thù thắng, lớn lao, cũng như ý nghĩa quan trọng trong việc tu hành viên mãn đức hạnh.
Hạnh nguyện và năng lực gia trì của đức Phật Dược Sư
Kiến thức 11:10 31/10/2024Hôm nay, nhân ngày kỷ niệm vía đức Phật Dược Sư Lưu Ly Quang Như Lai, chúng tôi xin nói về mười hai hạnh nguyện của Ngài. Đức Phật Dược Sư còn có tên là Đại Y Vương Phật, Ngài là vị giáo chủ cõi Tịnh Lưu Ly ở phương Đông.
Xem thêm