Thứ tư, 18/08/2021, 16:19 PM

Gợi ý những món chay ngon cho lễ Vu Lan báo hiếu

Một mùa Vu Lan báo hiếu nữa đang về, chúng ta có nhiều cách để bày tỏ lòng hiếu thảo với cha mẹ. Trong đó việc ăn chay để cầu bình an, hạnh phúc cho đấng sinh thành là điều vô cùng đáng quý.

Nghi thức tụng Kinh Vu Lan báo hiếu

Theo nhiều nghiên cứu, ăn chay không chỉ giúp sức khỏe tốt hơn và tăng tuổi thọ mà ăn chay còn giúp cho tâm tính con người trở nên hiền hòa, an vui. Việc tiêu thụ các thực phẩm từ thiên nhiên cũng khiến người trường chay có cảm giác thanh bình, an nhiên.

Hiện nay, có nhiều người càng hướng đến việc ăn chay thường xuyên hơn. Nhất là trong mùa Vu Lan báo hiếu thì việc ăn chay lại càng trở nên phổ biến hơn ở khắp mọi gia đình. Theo quan niệm của nhiều người, việc ăn chay trong tháng Vu Lan thể hiện sự báo đáp công ơn sinh thành và dưỡng dục của cha mẹ, đồng thời cũng là một dịp để cầu phúc cho cha mẹ luôn sống khỏe mạnh, thanh bình và an nhiên. 

Mùa Vu Lan này, chúng ta cùng vào bếp làm mâm cơm chay xem như một món quà gửi đến cho ba mẹ - các đấng sinh thành nhân mùa báo hiếu. Dưới đây là gợi ý một số món chay ngon bạn có thể tham khảo để cùng vào bếp tự tay nấu một mâm cơm chay trọn vẹn ngày lễ Vu Lan:

1. Miến xào chay

Miến xào chay

Miến xào chay

Nguyên liệu: 150g miến; 50g đậu que; 1 củ cà rốt, súp lơ; 100 g nấm rơm; 2 miếng đậu hũ; Gia vị: muối, dầu hào chay, bột nêm, ớt, hành ngò.

Chế biến món miến xào chay:

Miến rửa sạch, ngâm vào nước lạnh trong 30 phút để cho mềm; Nấm rơm gọt rửa sạch, ngâm nước muối 5 phút; Cà rốt gọt vỏ, rửa sạch, cắt lát hoặc cắt sợi; Đậu que cắt đầu đuôi, tước xơ, cắt đôi.

Đậu hũ chiên vàng, cắt dọc nhỏ; Phi hành cho thơm rồi cho cà rốt, đậu que, súp lơ vào xào qua.Tiếp theo cho nấm rơm, đậu hũ xào vừa mềm, nêm một chút muối ăn.

Khi các hỗn hợp thấm gia vị, bạn nhanh tay đổ miến đã ráo nước vào, đảo nhẹ tay để miến không bị nát và thấm gia vị. Món ăn chín tới thì cho miến ra đĩa và thưởng thức.

2. Đậu bắp luộc chấm chao

Đậu bắp luộc

Đậu bắp luộc

Nguyên liệu: 200 gram đậu bắp; chao; đường, muối, ớt trái.

Cách làm:

- Đậu bắp mua về rửa sạch, để ráo rồi cắt bỏ đầu.

- Đun một nồi nước cho thật sôi rồi cho vào nồi nước sôi 1 xíu muối, sau đó cho đậu bắp vào luộc khoảng 3 - 4 phút là đậu chín có màu xanh thẫm, vớt ra rổ để ráo. Không luộc lâu, đậu bắp sẽ bị nhũn và mất màu xanh đẹp.

- Cho chao ra chén nhỏ cùng với một ít nước chao rồi dầm nát, sau đó trộn với khoảng 1 muỗng café đường cho đều, nêm lại cho vừa ăn (tùy theo độ mặn của chao mà gia giảm lượng đường cho vừa). Cho thêm vài lát ớt nếu thích ăn cay.

- Gắp đậu bắp ra đĩa, dọn kèm với chén chao pha đường.

3. Canh khoai nấu nấm

Canh khoai hầm nấm

Canh khoai hầm nấm

Nguyên liệu:

- Khoai tây - Khoai lang tím - Cà chua - Cà rốt - Nấm đông cô - Nấm rơm.

- Đậu phụ non.

- Muối, dầu ăn, hạt nêm nấm.

- Nước dùng.

Cách làm:

Đem gọt vỏ khoai lang, khoai tây, cà rốt, rửa sach rồi cắt hình quân cờ. Nấm đông cô đem ngâm đến khi nở mềm rồi cắt bỏ chân, rửa sạch, cắt làm đôi.

Nấm rơm đem gọt bỏ chân rồi ngâm khoảng 10 phút với nước muối pha loãng, sau đó rửa sạch, để ráo, rồi cắt làm đôi.Với đậu phụ non đem rửa qua rồi cắt hình quân cờ.

Tiếp theo cho nước dùng (Nước dùng được nấu từ nước với củ cải đường và nấm hương có hương vị ngọt tự nhiên và thơm) vào với khoai lang, khoai tây, cà rốt, nấm đông cô, cà chua và dầu ăn vào. Khi canh sôi các bạn nêm gia vị vừa ăn rồi đun thêm khoảng 20 phút thì cho tiếp đậu phụ non và nấm rơm vào.

Cho canh ra bát tô, rắc 1 ít tiêu vào rồi trang trí cho đẹp mắt.

Hướng dẫn cách chuẩn bị mâm cỗ cúng Rằm tháng bảy

4. Sườn chay kho đậu phụ

Sườn chay kho đậu phụ

Sườn chay kho đậu phụ

Nguyên liệu: Sườn chay khô 100g, Đậu hũ chiên 1 miếng, Nấm đùi gà baby 100g, Cà rốt 50g, Tiêu xanh 2 nhánh; Nước dừa tươi 1 chén; hạt nêm chay, đường, muối.

Cách làm:

Sườn chay khô ngâm mềm, vắt ráo, cắt làm tư. Đậu hũ chiên cắt miếng vừa ăn. Nấm đùi gà baby cắt dọc làm đôi hoặc cắt miếng dày 1cm. Cà rốt cắt miếng dày 5 ly. Tiêu xanh đập dập.

Chiên: đun nóng dầu, cho sườn vào chiên sơ, vớt ra để ráo.

Kho: Đun nóng 2ml dầu ăn, cho tiêu xanh vào phi thơm, thêm 1ml dầu diều, cho sườn chay, cà rốt và nấm đùi gà vào xào săn, đổ nước dừa vào, đun sôi, cho đậu hũ chiên vào, thêm nước ngập nguyên liệu, Nêm hạt nêm chay để món được thơm. Cho sườn chay kho đậu hũ ra dĩa.

5. Nem rán chay

Nem rán chay

Nem rán chay

Nguyên liệu: Nấm đông cô: 100gr; Cà rốt, củ cải trắng, su hào; Mì căn: 100gr; Đậu hũ: 2 miếng; Miến: 50 gr; Gia vị: hành ngò, bột nêm chay; Bánh đa nem: 20 cái.

Sơ chế nguyên liệu:

Nấm đông cô mua về ngâm mềm với nước ấm pha muối cho khử bớt mùi hôi. Rồi thái sợi nhỏ.

Miến ngâm với nước cho mềm bớt. Chỉ ngâm 5-10 phút rồi vớt ra ngay cho ráo nước.

Cà rốt, su hào, củ cải trắng gọt vỏ, rửa sạch thái thành hạt lựu. Phơi trong nửa ngày cho héo bớt. 

Mì căn xé nhỏ

Đậu hũ đem đi xay nhuyễn.

Đầu hành thái nhuyễn

Bắc chảo lên cho dầu vào phi thơm đầu hành rồi cho cà rốt, su hào, củ cải vào xào cùng. Sa cùng cho nốt đậu hũ, mì căn, ngò vào đảo đều và nêm nếm vừa ăn. Rồi trút ra tô để làm nhân.

Cuốn nem rán và chiên:

Đặt bánh đa nem lên bề mặt phẳng rồi cho hỗn hợp khi nãy lên và gói lại. 

Gói tới đâu thì bắc chảo lên chiên tới đó. Nhớ đổ ngập dầu thì món nem chay rán mới ngon hơn nhé. 

Món này có thể ăn kèm với rau sống và tương ớt cũng ngon không hề thua kém nem mặn đâu đấy.

6. Xôi gấc

Xôi gấc

Xôi gấc

Nguyên liệu cần chuẩn bị:

- 1 quả gấc chín (có thể sử dụng gấc đã sơ chế trữ đông)

- 1kg gạo nếp ngon

- Gia vị: muối, đường, rượu trắng, dầu ăn.

Cách nấu xôi gấc đỏ đẹp

- Bước 1: Vo sạch gạo nếp, ngâm khoảng 6 – 8 tiếng đồng hồ. Sau đó cho vào rổ, xả lại nước sạch và để ráo.

- Bước 2: Bổ đôi quả gấc, dùng thìa nạo lấy thịt gấc rồi ướp một chút muối trong ít nhất 1 tiếng, có thể ướp qua đêm 6-8 tiếng.

- Bước 3: Trộn đều gạo nếp với thịt gấc và 1 thìa muối nhỏ.

- Bước 4: Cho gạo vào xửng hấp để đồ xôi trong khoảng 25 - 30 phút. Khi xôi gấc chín mềm, dùng đũa đảo đều, thêm 1 thìa dầu ăn trộn cùng và đồ xôi thêm 5 phút. Dầu ăn giúp xôi gấc đỏ bóng đẹp hơn.

- Bước 5: Bắc xửng xôi xuống bếp, khi xôi nguội bớt thì rắc đường vào đảo đều. Xới xôi vào đĩa hoặc dùng khuôn tạo hình đẹp mắt. 

Rắc thêm dừa nạo hoặc vừng rang thơm lên trên cùng nếu muốn món xôi thêm hấp dẫn.

Lễ Vu Lan báo hiếu là ngày nào trong năm 2021?

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Thế nào là viên tịch, tân viên tịch và thuận tịch?

Kiến thức 09:00 25/12/2024

Nhân có học Tăng, khi đọc bài viết bàn về chữ "Tân viên tịch" không hiểu chắc là nói như vậy đúng hay sai....Chúng tôi cũng thấy cần nói rõ.

Luân hồi trong thần chú Lăng Nghiêm: Năng lực thần chú

Kiến thức 08:46 25/12/2024

Thần chú Thủ Lăng Nghiêm còn gọi là Phật Đỉnh Quang Minh Ma Ha Tát Đát Đa Bát Đát Ra hay Bạch Tán Cái tức chỉ cho cái thể dụng rộng lớn của bản lai tự tánh. Bạch là trí tuệ. Tán cái là lòng từ bao la rộng lớn.

Đại sư, Pháp sư, Thái sư nghĩa là gì?

Kiến thức 20:26 24/12/2024

Đại sư, Pháp sư, Thái sư là những danh từ chúng ta thường gặp trong các sách về Phật giáo, Đạo giáo và lịch sử. 

Thần chú Phật Đảnh Tôn Thắng Đà Ra Ni (bản tiếng Việt)

Kiến thức 10:00 24/12/2024

Thần chú Phật Đảnh Tôn Thắng Đà Ra Ni còn gọi là Tối Thắng Phật Đảnh Thần Chú, được đức Thế Tôn thuyết trong kinh Phật Đảnh Tôn Thắng Đà Ra Ni. Thần chú này rất mầu nhiệm, oai lực bất khả tư nghì, độ thoát chúng sinh trong sáu đạo luân hồi và lần lượt đều được chứng quả giải thoát.

Xem thêm