Cha mẹ là Phật
Dương Phủ người huyện Thái Hòa, tỉnh An Huy, do căn lành đã trồng sâu nên tiên sinh sớm thể hội cuộc đời vô thường, sớm còn tối mất, công danh như bọt nước ngoài khơi, liền lập chí xuất gia sống đời tỉnh thức.
Nghe nói đạo hạnh của Đại sư Vô Tế ở Tứ Xuyên hết sức cao thâm, vì muốn thân cận minh sư liền từ biệt song thân đến Tứ Xuyên tìm thầy cầu đạo. Vừa mới vào địa phận tỉnh Tứ Xuyên, tiên sinh may mắn gặp một vị hòa thượng đã gần 70 tuổi. Tiên sinh cung kính đảnh lễ lão hòa thượng. Lão hòa thượng từ tường hỏi:
– Con từ đâu đến đây, đến Tứ Xuyên có việc gì không?
Dương tiên sinh cung kính chắp tay đáp:
– A-di-đà Phật! Kính bạch thầy, con ở tỉnh An Huy, muốn đến Tứ Xuyên tham học với Đại sư Vô Tế.
– Con muốn gặp Đại sư Vô Tế, như thế không bằng thấy Phật.
– A-di-đà Phật! Kính bạch thầy, đương nhiên con rất muốn gặp Phật, nhưng quả thật con không biết Phật ở đâu, thỉnh lão hòa thượng từ bi chỉ bảo?
– Vậy con hãy lập tức trở về nhà, nếu gặp người nào trên thân khoác cái chăn bông, chân mang dép ngược, người ấy chính là Phật.
Dương Phủ nghe lão hòa thượng nói thế, hết sức vui mừng, tin nhận không chút nghi ngờ. Ngay lập tức tiên sinh cáo biệt lão hòa thượng, lên đường về quê. Trèo núi vượt đèo hơn cả tháng trời mới về đến nhà. Lúc đến nhà, mặt trời đã xuống núi từ lâu, các ngọn đèn trong xóm cũng dần dần thưa thớt, ông gõ cửa gọi mẹ:
– Mẹ ơi! Con vừa về, mẹ ra mở cửa cho con.
Người mẹ nghe tiếng đứa con trai của mình gọi thì mừng vui khôn tả xiết. Tuy ông bà đồng ý cho con xuất gia học đạo, nhưng trong lòng bà vẫn luôn nhớ nhung khôn nguôi, lúc nào cũng dõi theo từng bước chân của con. Vì thế, vừa nghe tiếng con thì bà vui mừng luýnh quýnh, lật đật ngồi dậy bước vội xuống giường, không kịp mặc áo, kéo đại cái chăn bông khoác lên người, líu quýu mang dép ngược, vội vội vàng vàng chạy ra mở cửa đón con...
Dương Phủ nhìn thấy mẹ khoác chăn bông, chân mang dép ngược chạy ra, tức thời nhớ lời hòa thượng và nhận hiểu được ngay ý nghĩa: cha mẹ chính là Phật sống trong nhà.
Từ đó về sau, ông hết lòng hiếu thuận, phụng dưỡng song thân. Về phương diện vật chất, ông luôn cố gắng cung dưỡng đầy đủ; còn về phương diện tinh thần, ông luôn tự mình làm nhiều việc tốt để cha mẹ vui lòng.
Dương Phủ hưởng thọ đến 80 tuổi, lúc sắp lâm chung vẫn an nhiên tự tại, đọc bốn câu kệ trong kinh Kim Cang rồi an tường ra đi.
("Nhân quả báo ứng hiện đời"
Biên soạn: Đường Tương Thanh
Việt dịch: Đạo Quang
Nguồn: NXB Văn hóa Sài Gòn, 2009)
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Thoát móng vuốt hổ nhờ cung kính pho tượng mục
Tư liệu 19:00 25/11/2024Vào đời nhà Đường, ở chùa Huệ Nhật, Hoa Châu, có một vị thầy tên là Pháp Thượng, xuất gia từ năm ba mươi bảy tuổi. Thầy kể lại chuyện trước khi xuất gia, thầy ở nhà thường vào rừng đi săn.
Bài kệ “Vô thường thị thường” của Thiền sư Minh Chính
Tư liệu 09:18 25/11/2024Bài thơ là lời nhắn nhủ của Thiền sư Thanh Đàm Minh Chính đến mọi người rằng, cuộc đời con người dù vinh hoa phú quý, giàu có hay nghèo hèn... cũng chỉ như một giấc mộng dài hư ảo, không phải là cái chân thật lúc nào cũng có.
Bịnh “trời cho”
Tư liệu 18:05 24/11/2024Đầu năm 1994 Giả tiên sinh, chồng Lý nữ sĩ bị bịnh ghẻ. Toàn thân anh nổi đầy ghẻ, vừa chảy mủ vừa nhức nhối khó chịu, đã chữa chạy khắp đông y tây y nhưng đều không thấy kết quả.
Trời thu, lá úa, vọng niệm vô thường
Tư liệu 09:11 24/11/2024Bài thơ “Cảnh mùa thu” của Thanh Sĩ (1928 – 1973) là viết theo thể thơ đường luật, vần bằng, tám câu. Với những câu tả cảnh đối nhau, tác giả giúp người đọc nhận thức rõ và sâu sắc về tính biến hóa vô thường ở vạn vật...
Xem thêm