Làm sao để vong linh thai nhi siêu thoát?
Nhiều bạn trẻ khi có thai ngoài ý muốn, thường lựa chọn cách phá thai với suy nghĩ “bỏ đi là xong”. Thế nhưng ngay sau đó, họ thường cảm thấy day dứt, bất an; bởi vừa thương đứa con chưa thành hình đã bị tước đoạt mạng sống...
Vậy nên làm gì với thai nhi sau khi phá để giảm trừ tội lỗi và đem lại lợi ích cho vong linh? Bài viết này sẽ đưa ra những việc nên làm dựa trên nền tảng nhân quả.

Cha mẹ cần sám hối chân thật để vong linh thai nhi hiểu thấu và xả bỏ oán kết
Sám hối thai nhi
Đức Phật dạy: Trên đời có hai hạng người đáng quý nhất, một là người không mắc phải lỗi lầm gì, hai là người có lỗi nhưng biết sai và sửa chữa. Vì thế, với những người cha, người mẹ đã phá thai, trước hết cần phải sám hối.
Đầu tiên là sám hối lên Tam Bảo, sau đó, với tất cả tấm chân thành và sự đau xót, cha mẹ hãy sám hối với vong linh thai nhi. Đặc biệt, trong lời sám hối ấy phải có cả tình yêu thương để các vong linh cũng cảm nhận được.
Phá thai là tước bỏ đi quyền được sống của thai nhi nên vong thai sẽ thù hận rất lâu dài. Cho nên việc sám hối là điều cần làm trước nhất.
Cầu siêu cho thai nhi
Khi đã trót lỡ phá bỏ thai nhi, cha mẹ nên lập đàn cầu siêu cho vong thai và thỉnh những vị chư Tăng có giới đức làm lễ cầu siêu. Các Ngài sẽ khai thị, quy y cho các linh thức hài nhi. Nhờ công đức tu tập tâm từ bi giác ngộ của chư Tăng, oai lực của Tam Bảo, mà các hài nhi giác ngộ phần nào về nhân quả của mình, sẽ hoan hỷ nhận phần phước báu của gia đình mà hóa giải hận thù.
Cùng với đó, cha mẹ cũng nên tác phước cúng dường Tam Bảo, hồi hướng cho vong linh. Bởi vong linh rất cần phước báu để tái sinh chuyển kiếp, không đi theo bố mẹ nữa.
Một số lưu ý khi cầu siêu cho thai nhi
1. Có thể cầu siêu nhiều lần cho vong thai
Các cha mẹ cần hiểu đúng về việc cầu siêu, không phải cầu siêu một lần mà vong linh siêu thoát ngay được; còn tùy theo mức độ oán hận của vong linh.
Cũng như khi mình giận ai, không phải người đó xin lỗi một lần mà mình hết giận ngay được. Cho nên, những người mẹ đã nạo phá thai mà có duyên để cầu siêu cho hài nhi thì vẫn nên làm để được lợi ích.
2. Cầu siêu giúp các vong thai đến với cảnh giới tốt hơn
Cầu siêu không phải là để giúp vong thai được siêu thoát về cõi Phật, mà để cho vong thai thoát khỏi kiếp ngạ quỷ, cô hồn và được chuyển lên cảnh giới tốt hơn, có thể có duyên nghiệp được làm người.
Nếu không làm lễ cầu siêu thì những vong linh thai nhi (tiểu quỷ) sẽ phá nghịch tới gia đình, xã hội rất nhiều. Thế nên, việc cầu siêu là điều rất tốt, nên làm. Tinh thần cầu siêu của đạo Phật có thể giúp được cho các vong linh siêu thoát.
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn


Lần thứ hai Ma Vương tìm cách phá hoại Bồ Tát Sĩ Đạt Ta ra sao?
Hỏi - Đáp
Hỏi: Lần thứ hai Ma Vương đã tìm cách phá hoại Bồ Tát Sĩ Đạt Ta ra sao?

Bản kinh ngắn, dễ hiểu dành cho Phật tử tụng kinh cầu an đầu năm
Hỏi - Đáp
Hỏi: Tôi muốn tụng kinh cầu an đầu năm tại tư gia để cầu nguyện gia đạo an lành. Tuy nhiên vì không có nhiều thời gian cũng như không rành rẽ các pháp thức kinh kệ nên tôi chỉ muốn tụng đọc bình thường những bản kinh ngắn, dễ hiểu, dễ thực hành.

Vì sao đầu năm cầu an cần tụng kinh, niệm Phật Dược Sư?
Hỏi - Đáp
Vì sao đầu năm các chùa thường tụng kinh Dược Sư để cầu an? Tôi muốn trì niệm danh hiệu Phật Dược Sư để được gia hộ. Xin cho biết nên trì niệm danh hiệu nào vì Phật Dược Sư có nhiều danh hiệu và ý nghĩa của danh hiệu cùng công năng của việc trì niệm Phật Dược Sư.

Vào chùa nên đi lối nào và đứng ở đâu để khấn nguyện?
Hỏi - Đáp
Vấn: Xin thầy cho con biết vào chùa con nên quỳ hoặc đứng ở đâu là đúng nhất khi thắp nhang và khấn nguyện? Vào chùa con nên đi cửa nào vào là đúng? Có bạn bảo là không được đi bằng cửa chính vì chỉ dành cho các thầy hay để cử hành lễ nhưng nếu chùa có một cửa thì phải làm sao?
Xem thêm