Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU

Chỉ cần lương thiện trời xanh ắt sẽ an bài

Mọi đau khổ trong cuộc đời ở chốn hồng trần đều do chúng ta gồng gánh trên lưng quá nhiều việc, ôm trong lòng quá nhiều khao khát mà mọi mê muội, thống khổ, tham lam, ích kỷ… đều đến từ bốn chữ "cầu mà không được".

>PHẬT PHÁP VÀ CUỘC SỐNG

Vì sao con người ta lại sinh ra ở cõi phàm trần? Vì sao thế gian lại có nhiều chuyện đau khổ như vậy? Dưới đây là câu chuyện giữa người đàn ông và Đức Phật. Sau cuộc trò chuyện, chất vấn với Đức Phật, người đàn ông nhận ra nguồn gốc của mọi khổ đau trên đời.

Bài liên quan
Cổ nhân có câu

Cổ nhân có câu "ngọc không mài không sáng", người không tu tâm ắt sẽ mãi thấy phàm trần chỉ toàn là khổ đau. (Ảnh minh họa).

Cuộc trò chuyện giữa người phàm và Đức Phật

Một ngày kia, có người đàn ông ở chốn phàm trần ngẩng đầu lên trời hỏi Đức Phật: "Vì sao ngài không cho chúng con một trái tim trong sáng, để cho cõi hồng trần được an lạc?"

Nghe thấy câu hỏi ấy, Đức Phật đáp lời: "Ta đã cho rồi. Mỗi người ở vào thời điểm mới sinh ra, trái tim của họ đều giống nhau, chí thuần, chí mỹ, chí chân, chí thiện. Chỉ đến khi họ mở mắt ra, liền bị phù hoa trần thế mê hoặc, khiến cho trái tim bị nhuốm bụi trần".

Người phàm lại hỏi: "Vì sao ngài lại là Đức Phật?"

Đức Phật nhẹ nhàng: "Ta cũng là người. Chỉ có điều trái tim của ta khác với các con. Ta trao trái tim cho vạn vật chúng sinh, cho nên cuộc sống của ta được tự tại".

Ban phát tình yêu thương cho vạn vật, trao trái tim mình cho chúng sinh, đó chính là tấm lòng của Đức Phật. (Hình minh họa).

Ban phát tình yêu thương cho vạn vật, trao trái tim mình cho chúng sinh, đó chính là tấm lòng của Đức Phật. (Hình minh họa).

Người phàm vò đầu bứt tai:

"Vậy con là ai? Vì sao con lại sinh ra ở chốn hồng trần?"

Đức Phật trả lời:

"Con là đứa con của ta, chỉ vì ham chơi, tinh nghịch, u mê, hồ đồ nên rơi xuống cõi phàm".

Nghe vậy, người phàm không khỏi buồn rầu

"Cõi hồng trần này có tình yêu không? Vì sao con chỉ thấy đau khổ?"

Đức Phật từ tốn lý giải: "Có chứ! Bởi vì sợ các con chịu khổ, nên ta đã đem tình yêu ban phát khắp vạn vật chúng sinh.

Chỉ có điều chúng sinh lại đem nó xé lẻ, lấy làm của riêng, mà một khi đã có được tình yêu liền không chịu buông tay, suy tính thiệt hơn, cho nên đau khổ".

Bài liên quan

Người phàm trầm ngâm một lúc rồi nói tiếp: "Chúng con còn có thể về nhà hay không? Ngài tha lỗi cho chúng con rồi phải không?"

Đức Phật đáp: "Ta không cản được bước chân sa ngã của các con. Ta đã từng rất đau lòng, mỗi giờ, mỗi khắc, mỗi ngày đều giang hai tay mình chờ đợi chúng sinh quay đầu.

Chỉ có điều, các con cõng trên lưng quá nhiều thứ. Ta chỉ nghe thấy tiếng thở nặng nề của các con, chứ không nghe được tiếng kêu gào đau khổ. Kỳ thực, ta rất mong muốn đón các con về nhà".

Vừa nghe tới đây, người phàm ấy đã dùng ánh mắt mong chờ mà nói rằng: "Vậy con phải làm thế nào mới có thể trở về bên ngài?"

Đức Phật mỉm cười: "Khi các con rơi vào cõi hồng trần, ta đã gieo trong tim mỗi người một hạt giống bồ đề. Chỉ cần con chăm chút cho nó lớn lên, đợi đến khi cành lá sum suê, đơm hoa kết trái, con sẽ thấy một con đường rợp bóng cây xanh đón con về nhà".

Thế nhưng người phàm lại không khỏi rầu rĩ: "Vì sao con không thấy được con đường ấy?"

Đức Phật nhẹ nhàng nói: "Kỳ thực con đã ở trên con đường ấy, chỉ có điều đi mãi, đi mãi, con cứ mải ngắm phong cảnh bên đường, hái hoa bắt bướm, nên đi ngược lại dự tính ban đầu. Con đã lạc đường mất rồi!"

Người phàm vội hỏi: "Vậy con phải làm thế nào đây? Con muốn trở về nhà!"

Đức Phật trả lời: "Dừng chân lại một chút, suy nghĩ rõ ràng, có lúc lui về phía sau lại chính là bước về phía trước".

Lần này, người phàm không khỏi thắc mắc: "Vì sao con không thấy được bóng dáng của ngài?"

Giọng nói của đức Phật tựa như lúc gần, lúc xa, hồi đáp rằng: "Con hãy vứt bỏ gánh nặng trên lưng mình, ngẩng đầu nhìn lên bầu trời, ta và con tưởng như xa tít chân trời, nhưng hóa ra lại gần ngay trước mắt…"

Có câu

Có câu "Phật ở tại tâm". Trong thâm tâm mỗi con người đều có Phật tính, đó chính là "hạt bồ đề" đưa chúng ta về bên Đức Phật. (Ảnh minh họa).

Suy ngẫm từ câu chuyện

Suy cho cùng, mọi đau khổ trong cuộc đời ở chốn hồng trần này đều do chúng ta gồng gánh trên lưng quá nhiều việc, ôm trong lòng quá nhiều khao khát mà mọi mê muội, thống khổ, tham lam, ích kỷ… đều đến từ bốn chữ "cầu mà không được".

Bài liên quan

Vì sao ta lại sinh ra ở cõi phàm? Có lẽ, chính bởi chúng ta cần một lần nhìn rõ thế gian, để biết được rằng mình là người phương nào, lòng đang ở nơi nao, từ đó mới có thể nhìn thấu, tiếp nhận, biết cầm lên, cũng biết buông xuống.

Chính bởi Đức Phật luôn hiện diện quanh ta, và trong tim ta luôn có một hạt bồ đề, nên thứ ta cần chính là học cách sống ung dung, tự tại. Bởi chúng ta chỉ cần lương thiện, trời xanh tự sẽ có an bài.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

Bài thơ về cơm chùa

Phật pháp và cuộc sống 17:16 26/04/2024

Tôi còn nhớ hôm đó, khi mặt trời đã lừ đừ lặn về hướng Tây xa xa có những rặng núi xanh rì, tôi ra khỏi tam quan của chùa để trở về nhà…

Phiên chợ 0 đồng tại Điểm an sinh xã hội chùa Thiền Giác (TP.Thủ Đức)

Phật pháp và cuộc sống 15:20 26/04/2024

Sáng ngày 26/4/2024 (nhằm ngày 18/3 ÂL), Thượng tọa Thích Đạo Phước, Ủy viên HĐTS, Phó ban - Chánh Thư ký Ban TTTT TƯGH, trụ trì chùa Thiền Giác (phường Phú Hữu, Tp.Thủ Đức, TP.HCM) kết hợp cùng Uỷ ban MTTQVN phường Phú Hữu tổ chức Phiên chợ 0 đồng chủ đề "Phú Hữu nghĩa tình - Kết nối chia sẻ yêu thương”.

Thấy chú rùa bị bán ở ven đường, cô gái đã vận động giải cứu thành công

Phật pháp và cuộc sống 14:50 26/04/2024

Hôm qua, 25/4 là ngày đặc biệt của Phật tử Giác Sen (quê Nông Sơn, Quảng Nam, đang làm việc tại TP.Đà Nẵng) vì đã cùng những người bạn giải cứu thành công "bạn rùa" đang bị bán để lấy thịt.

Tưởng vậy nhưng không phải vậy

Phật pháp và cuộc sống 11:34 26/04/2024

Từ Khổng Tử, một hiền triết, cho đến Trương Sinh, một con người đa nghi, đều không tránh khỏi được “TƯỞNG là vậy mà không phải là vậy”.

Xem thêm