Chỉ cần tu một pháp là có thể thành công
Trong tất cả kinh thuộc Phật giáo, đặc biệt là kinh thuộc hệ thống Nikàya và tương đương là bản A Hàm, tương đối gần với lời dạy của đức Phật nhất.
Bởi Pàli là những bản kinh được viết trên lá Bu (Buông) cách đây hơn 2000 năm, được xem là kinh chữ viết đầy tiên cho đến hiện nay, đã được đa số các học giả chuyên ngành Phật học, chuyên ngành lịch sử công nhận.
Như vậy, là vai trò tầm cỡ của năm bộ thuộc Tạng kinh Nikàya còn được thể hiện qua việc đức Phật hướng dẫn con người thành tựu bổn phận của mình một cách xứng đáng và trọn vẹn nhất qua lời dạy ở các bản kinh sau: Ở Trung A Hàm tập 1, đức Phật dạy khá rõ:
“Vị ấy khi sống cô độc tại nơi xa vắng, tâm không phóng dật, tu hành tinh cần, đã đạt đến cứu cánh mà một thiện nam tử vì cứu cánh ấy đã cạo bỏ râu tóc, mặc áo ca sa, chí tín, từ bỏ gia đình, sống không gia đình, xuất gia học đạo, duy chỉ cầu đắc vô thượng phạm hạnh ngay trong đời này, tự tri, tự giác, tự thân chứng đắc, thành tựu và an trú, biết một cách như thật rằng sự sinh đã dứt, phạm hạnh đã vững, việc cần làm đã làm xong, không còn tái sinh nữa”[1]. Đó là sự khẳng định hạnh độc cư, chuyên tâm hành trì thiền định để có được sự giải thoát xứng đáng của một vị xuất gia tu hành theo giáo lý Phật giáo, tuy nhiên, tùy theo đối tượng và căn cơ của mỗi vị Tỳ khưu mà đức Phật khen ngợi và chỉ dạy một phương pháp riêng.
Ai thấy pháp là người ấy thấy Phật
Trong Tăng Chi bộ kinh, đức Phật khen ngợi thọ dụng tứ sự (ăn, mặc, ở, bệnh) một cách đúng pháp và hộ trì sáu căn như sau:
“Rất có thể vị Tỳ khưu này, do sử dụng các sàng tọa thích đáng, do thân cận các thiện bằng hữu, do chế ngự các căn, vị ấy có thể ngay trong hiện tại, tự mình với thắng trí chứng ngộ, chứng đạt và an trú vô thượng cứu cánh Phạm hạnh, mà các thiện nam tử vì mục đích ấy chân chính xuất gia, từ bỏ gia đình, sống không gia đình”[2]. Như vậy, có thể nói, các lời dạy trên đều có sự phối hợp giữa các phương pháp trên cơ sở xoay quanh một trục pháp trụ để thành công của một vị Tỳ khưu: “Chính một pháp này, này các Tỷ khưu, được tu tập, được làm cho sung mãn, đưa đến nhứt hướng nhàm chán, ly tham, đoạn diệt, an tịnh, thắng trí, giác ngộ, Niết bàn”[3], đây là lời khẳng định chắc chắn, là sự khích lệ của đức Phật, để các vị hành giả xây dựng niềm tin vững vàng ý chi mãnh liệt, thực hành pháp này sẽ có thành tựu mục đích của một vị xuất gia hướng đến: “Nếu một pháp được phát triển và thường xuyên thực hành, thân được an tịnh và tâm cũng an tịnh, không còn suy nghĩ lý luận, hết vô minh, trí tuệ phát sinh, ảo tưởng về ngã được diệt trừ, những khuynh xấu cũng được trừ diệt, các xiềng xích được loại bỏ. Pháp duy nhất đó là Niệm Thân”[4]. Niệm Thân là lời dạy vắn tắt của đức Phật trong Tăng Chi bộ kinh, chứ ở Trung Bộ kinh có hẳn một bài kinh gọi là Tứ Niệm xứ: “Này các Tỷ khưu, đây là con đường độc nhất đưa đến thanh tịnh cho chúng sinh, vượt khỏi sầu não, diệt trừ khổ ưu, thành tựu chánh trí, chứng ngộ Niết bàn. Đó là Bốn Niệm xứ”[5], Bốn chỗ niệm chính là niệm Thân, niệm Thọ, niệm Tâm và niệm Pháp, trong bốn chỗ niệm đó, duy nhất là niệm Thân là dễ thực hiện, đưa đến quả chứng một cách nhanh chóng, phù hợp với mọi căn cơ, giới tính, giai tầng xã hội.
Chính vì những ưu điểm trên mà đức Phật cố gắng trình bày một cách rõ ràng về cách niệm Thân qua bốn oai nghi bởi lý do sau: “Lại nữa, vì chúng sinh tham chấp dục lạc, nên trước hết phải trừ tham dục, để mở đường vào đạo. Bởi vậy nên người tu hành phải thường quán niệm tứ oai nghi ở nơi thân mình”[6]. Rõ ràng là phá trừ tham dục là cội gốc của sinh tử luân hồi, mở đường vào cõi Bồ đề nuôi nhân giải thoát cần phải tiến thêm bất tịnh thân, nhàm chán thức ăn, lìa các sân tưởng, siêu vượt tâm nóng giận mở ra tâm bình thản, để quán khổ không, vô ngã, Niết bàn tịch tĩnh.
Pháp 'Niệm Phật' trong Kinh tạng Nikaya
Khi quán với nhiều cách quán và phép quán: “Bồ tát quán thân do tứ đại hòa hợp mà được thi thiết ra, chỉ là hư dối, chẳng phải thật có. Ví như, khi người thợ mổ trâu, chia ra làm bốn phần, thì chẳng còn có tướng trâu nữa”[7]. Đó là một số pháp quan mà đưa đến thành tựu nhanh, làm cho ngũ ấm nhanh chóng tan hoại, đưa đến “vô minh diệt, minh khởi, bóng tối diệt, ánh sáng sinh, đối với vị an trú không phóng dật, nhiệt tâm tinh cần”[8]. Đây là một quá trình, một thứ bậc của sự tu tập mang lại quả vị cho sự an vui giải thoát.
Ở nhiều bộ kinh khác cũng đã khẳng định niệm Thân hay (Thân Hành niệm) đưa đến lợi ích lớn, quả vị lớn và trong Tăng Chi bộ kinh cũng đã khẳng định như vậy: “Có một pháp, này các Tỳ khưu, khi được tu tập, được làm cho sung mãn, thân được khinh an, tâm được khinh an, tầm tứ được tịnh chỉ, toàn bộ các pháp thuộc về minh phần đi đến tu tập, làm cho viên mãn. Một pháp ấy là gì? chính là thân hành niệm. Khi tu tập, làm cho sung mãn một pháp này, thân được khinh an, tâm được khinh an, tầm và tứ được chỉ tịnh, toàn bộ các pháp thuộc về minh phần đi đến tu tập, được làm cho viên mãn”[9]. Chỉ có thân mới dễ năm bắt, mới dễ nhận diện, Thọ, Tâm, Pháp chỉ phù hợp với các căn cơ lớn, người bình thường không dễ thành tựu.
Lời kết: Không dễ gì hiểu và tu một cách có kết quả thiết thực trong đời hiện tại, để những người xuất gia và tại gia tu theo lời dạy của đức Phật trong kinh Tăng Chi bộ có được kết quả. Chính phương pháp niệm Thân là phương pháp quan trọng hàng đầu trong các pháp môn mà đức Phật dạy chúng ta, niệm thân là phương pháp dễ thực hiện, kết quả định tâm nhanh chóng, trí tuệ khéo xây dựng, giác ngộ giải thoát có khả năng thành hiện thực. Vả lại, niệm Thân cũng chính là phương pháp lõi, bao hàm trên cả Thân, Thọ, Tâm, Pháp khiến cho viên mãn sự tu hành vị ấy tự thấy: “Trong sự giải thoát, khởi lên trí biết rằng: ‘Ta đã giải thoát’. Vị ấy biết rõ: ‘Sinh đã tận, Phạm hạnh đã thành, những việc nên làm đã làm, không còn trở lui trạng thái này nữa”[10]. Đây không chỉ là mong muốn, mà sẽ thành hiện thực nếu chứng ta học và hành những điều Phật dạy trong Tăng Chi bộ kinh một cách trọn vẹn.
Tứ niệm xứ - con đường giác ngộ theo kinh điển Nikaya
Tài liệu tham khảo:
1. Tỳ Khưu ni: Thích Nữ Diệu Không (1987) Luận Đại Trí Độ Tập III, Quyển 48. Phẩm thứ mười chín - Quảng Thừa. Bản thảo, Sài Gòn.
2. Thích Hạnh Bình (2013) Những vấn đề cốt lõi trong Kinh Tăng Chi, 158. Sự khác biệt về 3 Minh giữa Đạo Phật Và Ngoại đạo, Nxb Tủ sách Tuệ Chủng, TP. Hồ Chí Minh.
3. HT. Thích Minh Châu dịch (1991), Kinh Tương Ưng 4, Thiên Sáu xứ. Nxb Viện Nghiên Cứu Phật Học Việt Nam, Tp. Hồ Chí Minh.
4. HT Thích Minh Châu dịch (1996) Kinh Tăng Chi bộ 1, Nxb Viện Nghiên Cứu Phật Học Việt Nam, TP. Hồ Chí Minh.
5. Gs. Ukolay, Tỳ khưu ni Huyền Trân dịch,Tóm tắt kinh Tăng Chi bộ, đăng trên trang.
http://www.daophatngaynay.com/vn/kinh-dien/pali/12887-gioi-thieu-tang-chi-bo-kinh.html.
6. HT Thích Minh Châu dịch (2012) Kinh Trung Bộ 1, 10. Kinh Niệm Xứ, Nxb Tôn Giáo, Hà Nội.
7. Hán dịch: Tam Tạng Tăng Già Đề Bà, Việt dịch: Tuệ Sỹ (2008) Kinh Trung A Hàm, Tập 1, 74. Kinh Bát Niệm, Nxb Tôn Giáo, Hà Nội.
8. HT Thích Minh Châu dịch (2005) Kinh Tăng Chi bộ 3, Nxb Tôn Giáo, Hà Nội.
Chú thích:
[1] Hán dịch: Tam Tạng Tăng Già Đề Bà, Việt dịch: Tuệ Sỹ (2008) Kinh Trung A Hàm Tập 1, 74. Kinh Bát Niệm, Nxb Tôn Giáo, Hà Nội, tr. 576.
[2] HT Thích Minh Châu dịch (2005), Kinh Tăng Chi bộ 3, Nxb Tôn Giáo, Hà Nội, 2005, tr. 383.
[3] HT Thích Minh Châu dịch (1996), Kinh Tăng Chi bộ 1, Nxb Viện Nghiên Cứu Phật Học Việt Nam, TP. Hồ Chí Minh, tr.65.
[4] Gs. Ukolay, Tỳ khưu ni Huyền Trân dịch,Tóm tắt kinh Tăng Chi bộ, đăng trên trang.
http://www.daophatngaynay.com/vn/kinh-dien/pali/12887-gioi-thieu-tang-chi-bo-kinh.html
[5] HT Thích Minh Châu dịch, Kinh Trung Bộ 1, 10. Kinh Niệm Xứ, Nxb Tôn Giáo, Hà Nội, 2012, tr.85.
[6] Tỳ Kheo ni: Thích Nữ Diệu Không (1987), Luận Đại Trí Độ Tập III, Quyển 48. Phẩm thứ mười chín - Quảng Thừa. Bản thảo, Sài Gòn, tr.258.
[7] Tỳ Khưu ni: Thích Nữ Diệu Không (1987), Luận Đại Trí Độ Tập III, Quyển 48. Phẩm thứ mười chín - Quảng Thừa. Bản thảo, Sài Gòn, tr.259.
[8] Thích Hạnh Bình (2013), Những vấn đề cốt lõi trong Kinh Tăng Chi, 158. Sự Khác Biệt Về 3 Minh Giữa Đạo Phật Và Ngoại Đạo, Nxb Tủ sách Tuệ Chủng, TP. Hồ Chí Minh, tr.167.
[9] HT. Thích Minh Châu dịch (1996), Kinh Tăng Chi Bộ 1, Chương I Một Pháp XXI. Phẩm Thiền Định 2, Nxb Viện Nghiên Cứu Phật Học Việt Nam, TP. Hồ Chí Minh, tr.89.
[10] HT. Thích Minh Châu dịch (1991), Kinh Tương Ưng 4, Thiên Sáu Xứ, Chương I Tương Ưng Sáu Xứ Phần I. Nxb Viện Nghiên Cứu Phật Học Việt Nam, Tp. Hồ Chí Minh,tr.10.
ĐĐ.Ths. Thích Giác Minh Hữu
Chùa Khánh Ngọc, xã Khánh Vĩnh Yên, huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Phật giáo Việt Nam và sự dung hợp tam giáo thời Trần
Nghiên cứu 14:00 30/11/2024Có thể thấy, Phật giáo - Nho giáo và Đạo giáo đã có sự dung hòa, bổ sung cho nhau để cùng hướng đến xây dựng đời sống tinh thần và đời sống nhân văn cho xã hội.
Ứng dụng triết lý Phật giáo Trúc Lâm trong xây dựng, phát triển đất nước
Nghiên cứu 08:45 25/11/2024Phật giáo là cuộc sống, không có sự phân biệt bất cứ thành phần nào trong xã hội, Phật giáo chính là quá trình đi tìm chân lý. Chân lý thì không nằm trong Phật giáo mà nằm trong cuộc sống.
Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử: Dấu ấn của Phật giáo thời Trần
Nghiên cứu 09:40 15/11/2024Thời đại nhà Trần, không những độc lập dân tộc, tự chủ về đời sống kinh tế, chính trị, xã hội…, mà còn độc lập, tự chủ về hệ tư tưởng làm chỗ dựa cho đời sống tinh thần của nhân dân Đại Việt thế kỷ XIII – XIV.
Tín ngưỡng thờ phụng đức Phật Dược Sư thời nhà Đường
Nghiên cứu 09:45 03/11/2024Việc thiết lập đàn tràng và tu trì đức Phật Dược Sư trở nên quan trọng hơn dưới thời trị vì của vua Đường Túc Tông, thời kỳ triều đình nhà Đường phải vật lộn để vượt qua thách thức do những cuộc nổi dậy của quân đội trong nước gây nên...
Xem thêm