Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU

Chi tiết bộ kinh 10 điều lành giúp con người sống được bình an của đức Phật

Trong kinh 10 điều lành ghi rõ: "Người nào muốn thoát khỏi thân bệnh, không bị tai nạn, và cầu mong cho gia đình được đầm ấm, yên vui, con cái hiếu thảo, vợ chồng hòa thuận, sống trong tình nghĩa yêu thương mặn nồng, tràn đầy hạnh phúc thì hãy sống trong 10 điều lành”.

Ðức Phật ngày xưa dạy: “Các con tự thắp đuốc lên mà đi, Ta không cứu khổ các con được”. Lời dạy như vậy mà chúng ta còn cầu khấn van xin thì thử hỏi quý vị có phải là phật tử hay không? Hay là những tín đồ của một tôn giáo nào?

Theo trưởng lão Thích Thông Lạc, đức Phật có câu: "Nghiệp lành thoát các phược" (nghiệp lành thì thoát khỏi phiền não chướng ngại). Con người hãy hiểu rõ thân bệnh của mình đều từ ác nghiệp tạo ra. Nếu làm theo và sống trong 10 điều lành thì gia đình ấm yên, con cái hiếu thảo, vợ chồng hòa thuận, tràn đầy hạnh phúc. 

Lời dạy này không dối người, chỉ có những người sống quen trong 10 điều ác nên không đủ lòng tin. Vì thế, họ không sống trong 10 điều lành này nên phải chịu mọi sự khổ đau không bao giờ dứt.

Ðức Phật ngày xưa dạy: “Các con tự thắp đuốc lên mà đi, Ta không cứu khổ các con được”

Ðức Phật ngày xưa dạy: “Các con tự thắp đuốc lên mà đi, Ta không cứu khổ các con được”

Vậy 10 điều lành này là gì? 10 điều lành này là mười điều sống không làm khổ mình, khổ người và không làm khổ tất cả chúng sinh.

Làm người ai ai cũng cần phải thông hiểu 10 điều lành và còn phải luôn luôn áp dụng nó vào cuộc sống hằng ngày của mình như ăn cơm, uống nước thì cuộc sống mới được bình an, vô sự.

Bài liên quan

Ai cũng biết con người không ăn cơm uống nước thì không thể sống được. Cho nên, con người muốn không còn bệnh tật hay những tai nạn thì mười điều lành này phải sống như ăn cơm và uống nước. Khi biết pháp sống không còn đau khổ mà không áp dụng vào đời sống thì thà chết còn sướng hơn sống trong đau khổ. Chúng ta là những người có phước báu lớn nên mới gặp phương pháp 10 điều lành!

Muốn thoát khỏi bệnh tật, tai nạn khổ đau thì không có phương pháp nào hay hơn bằng phương pháp sống với 10 điều lành. Sống với 10 điều lành thì phải thực hiện ba chỗ trên thân của chúng ta. Ðó là thân, khẩu, ý. Lòng từ bi của đức Phật mong muốn con người thoát ra mọi sự khổ đau, vì thế Ngài mới dạy chúng ta sống trong 10 điều lành này mới cứu chúng ta thoát khỏi tất cả bệnh tật, tai ương, nạn khổ, chớ không có một vị thánh, thần nào cứu chúng ta thoát khổ được. Cho nên, khi có bệnh tật hay tai nạn khổ đau mà đến lạy lễ cầu chư Phật, chư Bồ tát, chư thánh, chư thần từ bi cứu khổ, cứu nạn thì những hành động cầu xin này là những hành động mê tín, di đoan, lạc hậu, mù quáng.

(1) Thân có ba việc làm lành:

- Không sát sanh

- Không trộm cắp

- Không tà dâm

(2) Khẩu có bốn việc làm lành:

- Không nói dối

- Không nói thêu dệt

- Không nói lật lọng (nói lưỡi đôi chiều)

- Không nói lời hung ác

(3) Ý có ba việc làm lành:

- Không tham lam

- Không sân hận

- Không si mê

Sống với 10 điều lành thì phải thực hiện ba chỗ trên thân của chúng ta. Ðó là thân, khẩu, ý.

Sống với 10 điều lành thì phải thực hiện ba chỗ trên thân của chúng ta. Ðó là thân, khẩu, ý.

Tại sao sống với 10 điều lành mà thoát khỏi bệnh tật, tai nạn, khổ đau của kiếp con người?

 ĐIỀU LÀNH THỨ NHẤT: KHÔNG NÊN GIẾT HẠI CHÚNG SANH

 ĐIỀU LÀNH THỨ HAI: KHÔNG NÊN TRỘM CẮP

 ĐIỀU LÀNH THỨ BA: KHÔNG NÊN TÀ DÂM

 ĐIỀU LÀNH THỨ TƯ: KHÔNG NÊN NÓI DỐI

 ĐIỀU LÀNH THỨ NĂM: KHÔNG NÊN NÓI LỜI THÊU DỆT

 ĐIỀU LÀNH THỨ SÀU: KHÔNG NÊN NÓI LẬT LỌNG

 ĐIỀU LÀNH THỨ BẢY: KHÔNG NÊN NÓI LỜI HUNG ÁC

 ĐIỀU LÀNH THỨ TÁM: KHÔNG NÊN THAM LAM

 ĐIỀU LÀNH THỨ CHÍN: KHÔNG NÊN SÂN HẬN

 ĐIỀU LÀNH THỨ MƯỜI: KHÔNG NÊN SI MÊ

Bài liên quan

Nếu người sống với MƯỜI ÐIỀU LÀNH để phá trừ được si mê thì sẽ thành tựu mười công đức như kinh MƯỜI ÐIỀU LÀNH dạy:

1/ Ðược ý vui chân thiện và bạn chân thiện.

2/ Tin sâu nhân quả, thà bỏ thân mạng chớ không làm điều ác.

3/ Chỉ quy y theo Phật, không quy y theo Thiên Thần ngoại đạo.

4/ Tâm được ngay thẳng chánh kiến.

5/ Thường sanh lên cõi Trời, khỏi bị đọa ba đường ác.

6/ Phước huệ không lường, thường tăng lên mãi.

7/ Dứt hẳn đường tà, chăm tu chánh đạo.

8/ Không còn lòng chấp ngã, bỏ hết nghiệp ác.

9/ Trụ nơi chánh kiến.

10/ Khỏi bị nạn dữ.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Ngồi thiền có bị vong nhập?

Phật giáo thường thức 17:45 02/11/2024

Tôi có tham gia một khóa thiền 10 ngày. Trong thời gian ngồi thiền, có lúc tôi cảm thấy hơi thở của mình trở nên nặng nhọc, khó thở. Có lúc tôi thấy cơ thể mình có hiện tượng lắc lư nhẹ theo hướng ngả về trước hoặc sau. Xin hỏi, các hiện tượng đó xảy ra trong lúc ngồi thiền có bình thường không?

Lục hòa: Sáu pháp sống chung hòa hợp

Phật giáo thường thức 14:50 02/11/2024

Đây là phép sống chung hòa hợp để tu tập hướng đến giải thoát giác ngộ. Người tu hành mà không học tập sống chung cùng đại chúng một cách hòa hợp thì khó mà tu tập thăng tiến.

Thứ lớp quả vị của Bồ tát Thập địa

Phật giáo thường thức 13:29 02/11/2024

Nhờ có trí tuệ thấy rõ khổ đau và thực hành Bát chính đạo cùng giáo lý Trung đạo, hành giả phát khởi Bồ đề tâm, hành trì Lục độ Ba la mật để dần đạt các cấp độ thành tựu trên con đường Giác ngộ.

Đạo ở ngay chỗ dừng lại mọi tìm cầu

Phật giáo thường thức 13:17 02/11/2024

Thầy từng nói Đạo Phật vốn không có giáo lý, và có rất nhiều vị đã phản đối điều này. Vì Tam Tạng Kinh Điển của Phật giáo vô số mà nói “không có giáo lý” sao được!

Xem thêm