Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ bảy, 17/08/2019, 07:32 AM

Chính ngữ trong giáo lý Bát Chính Đạo

Chính ngữ là lời nói chân chính, không tạo nghiệp bất thiện bằng lời nói, mà trái lại, dùng lời nói để tạo các nghiệp thiện lành.

>>Những giáo lý Phật giáo nên đọc 

Đức Phật dạy: “Cố gắng tu tập để có những lời nói chân thật, hòa hợp, dịu dàng, và có ý nghĩa”.

Đức Phật dạy: “Cố gắng tu tập để có những lời nói chân thật, hòa hợp, dịu dàng, và có ý nghĩa”.

Bài liên quan

Trong Bát Chính Đạo, chính Ngữ là chánh thứ ba, và được định nghĩa như đã ghi trong Tương Ưng Bộ: “Thế nào là chính ngữ? Đó là từ bỏ nói láo, từ bỏ nói hai lưỡi, từ bỏ nói lời độc ác, từ bỏ nói lời phù phiếm”. Đó là về mặt tiêu cực. Về mặt tích cực, Đức Phật cũng dạy rằng chúng ta phải cố gắng tu tập để có những lời nói chân thật, hòa hợp, dịu dàng, và có ý nghĩa. Khi ta thực tập được những lời nói này, ta được nhiều người quý mến. Để đáp lại, họ sẽ lắng nghe những gì ta nói ra, và sẽ đáp ứng thân thiện và xây dựng.

Trong Tăng Chi Bộ 10.176, Đức Phật dạy “có bốn pháp tịnh hạnh về lời nói":

1) Ở đây, có người đoạn tận nói láo, từ bỏ nói láo. Nếu không biết, người ấy nói: “Tôi không biết”; nếu biết, người ấy nói: “Tôi biết”; nếu không thấy, người ấy nói: “Tôi không thấy”; nếu thấy, người ấy nói: “Tôi thấy”. Như vậy lời nói của người ấy không trở thành cố ý vọng ngữ, hoặc nguyên nhân vì mình, hoặc nguyên nhân vì người, hoặc nguyên nhân vì một vài quyền lợi gì.

2) Người ấy đoạn tận nói hai lưỡi, từ bỏ nói hai lưỡi. Nghe điều gì ở chỗ này, người ấy không đi đến chỗ kia nói, để gây chia rẽ ở những người này; nghe điều gì ở chỗ kia, người ấy không đi nói với những người này, để gây chia rẽ ở những người kia. Như vậy người ấy sống hòa hợp những kẻ ly gián, tăng trưởng những kẻ hòa hợp, thích thú hòa hợp, nói những lời đưa đến hòa hợp.

3) Người ấy đoạn tận lời nói độc ác, từ bỏ lời nói độc ác. Người ấy chỉ dùng những lời nói nhu hòa, êm tai, dễ thương, thông cảm đến tâm, tao nhã, đẹp lòng nhiều người, vui ý nhiều người.

4) Người ấy đoạn tận lời nói phù phiếm. Người ấy nói đúng thời, nói chân thật, nói có ý nghĩa, nói Pháp, nói Luật, nói những lời đáng được gìn giữ. Vì nói hợp thời, nên lời nói thuận lý, có mạch lạc, hệ thống, lợi ích”.

Đó cũng là bốn thiện nghiệp về Khẩu trong mười thiện nghiệp (thập thiện nghiệp) mà Đức Phật thường giảng dạy cho các vị đệ tử cư sĩ. Còn các thiện nghiệp khác là về Thân có ba thiện nghiệp: các hành động không sát sanh, không trộm cắp, không tà dâm; và về Ý có ba thiện nghiệp: các ý tưởng không tham, không sân, không tà kiến.

Ðức Phật rất chê trách những cuộc nói chuyện huyên thuyên, phí thời gian vô ích. Những lời gièm pha và đồn đãi không đem đến lợi lạc gì, vì chúng làm quấy động sự yên tĩnh và định tâm.

Ðức Phật rất chê trách những cuộc nói chuyện huyên thuyên, phí thời gian vô ích. Những lời gièm pha và đồn đãi không đem đến lợi lạc gì, vì chúng làm quấy động sự yên tĩnh và định tâm.

Bài liên quan

Cũng có trường hợp, khi ta nói chân thật và lễ độ mà vẫn chạm đến tự ái của kẻ khác, khiến họ phật lòng. Tuy thế, đôi khi cần phải nói sự thật dù có mất lòng nhưng hữu ích, có khả năng đem đến lợi lạc trên đường tu tập. Trong kinh Trung Bộ, Vương tử Vô Úy hỏi Đức Phật rằng có thể nào lời nói của Ngài làm phật ý người khác hay không. Ngài trả lời:

“Này Vương tử Vô Úy, lời nói nào Như Lai biết không như thật, không như chân, không tương ứng với mục đích, và lời nói ấy khiến những người khác không ưa, không thích, Như Lai không nói lời nói ấy.

Lời nói nào Như Lai biết là như thật, như chân, không tương ứng với mục đích, và lời nói ấy khiến những người khác không ưa, không thích, Như Lai không nói lời nói ấy.

Lời nói nào Như Lai biết là như thật, như chân, tương ứng với mục đích, và lời nói ấy khiến những người khác không ưa, không thích, ở đây, Như Lai biết đúng thời mà giải thích lời nói ấy.

Lời nói nào Như Lai biết là không như thật, không như chân, không tương ứng với mục đích, và lời nói ấy khiến những người khác ưa thích, Như Lại không nói lời nói ấy.

Lời nói nào Như Lai biết là như thật, như chân, không tương ứng với mục đích, và lời nói ấy khiến những người khác ưa và thích, Như Lai không nói lời nói ấy.

Và lời nói nào Như Lai biết là như thật, như chân, tương ứng với mục đích, và lời nói ấy khiến những người khác ưa và thích, ở đây, Như Lai biết đúng thời mà giải thích lời nói ấy”.

Ta thấy rằng, Đức Phật chọn đúng thời để giảng dạy người khác, với những lời lẽ chân thật, đưa đến mục đích giải thoát giác ngộ, cho dù lời nói ấy được người nghe ưa thích hoặc không ưa thích.

Trong kinh Lời Nói (Tăng Chi 5.198), Đức Phật giảng 5 yếu tố của một lời nói thiện lành:

“Thành tựu năm chi phần, này các Tỳ-khưu, các lời là thiện thuyết, không phải ác thuyết, không có phạm tội và không bị những bậc Hiền trí chỉ trích. Thế nào là năm? Nói đúng thời, nói đúng sự thật, nói lời nhu hòa, nói lời đem đến lợi ích, nói với từ tâm”.

1) Nói đúng thời: có khi một lời chân thật nhưng không được phát biểu đúng lúc thì thành ra vô ích hoặc làm cho người khác bực mình. Người thiện trí phải tế nhị để áp dụng lời nói của mình đúng chỗ, đúng lúc.

2) Nói đúng sự thật: bậc thiện tri thức nói một lời phải dựa trên sự thật, không ngụy biện, không lừa dối.

3) Nói lời nhu hoà: lời nói cần phải dịu dàng, lễ phép, tạo không khí hòa hợp.

4) Nói lời đem đến lợi ích: lời nói phải có mục đích và ý nghĩa của nó, dù là lời chân thật nhưng không có mục đích đem lại lợi ích cho ai, thì đó cũng chỉ là lời nói nhảm, vô dụng.

5) Nói lời với từ tâm: lời nói phải phát xuất từ tấm lòng thương yêu, cẩn trọng.

Đức Phật thường khuyên các vị tu sĩ đệ tử rằng: “Này các Tỳ-khưu, khi quí vị hội họp với nhau, có hai việc cần phải làm: một là đàm luận về Chính pháp, hai là giữ sự im lặng của bậc Thánh”.

Đức Phật thường khuyên các vị tu sĩ đệ tử rằng: “Này các Tỳ-khưu, khi quí vị hội họp với nhau, có hai việc cần phải làm: một là đàm luận về Chính pháp, hai là giữ sự im lặng của bậc Thánh”.

Ngoài ra, trong bài kinh Khéo Thuyết, Kinh Tập 78, Đức Phật giảng thêm:

“Thành tựu bốn chi phần, này các Tỳ-khưu, lời nói được khéo nói, không phải vụng nói, không có lỗi lầm, không bị người trí quở trách. Thế nào là bốn? Ở đây, này các Tỳ-khưu, Tỳ-khưu chỉ nói lời khéo nói, không nói lời vụng nói; chỉ nói lời đúng pháp, không nói lời phi pháp; chỉ nói lời khả ái, không nói lời phi khả ái; chỉ nói lời đúng sự thật, không nói lời không đúng sự thật. Thành tựu với bốn chi phần này, này các Tỳ-khưu, lời nói là được khéo nói, không phải vụng nói, không có lỗi lầm, không bị người trí quở trách.”

Trong Kinh Tăng Chi Bộ 10.69, Đức Phật khuyên chúng ta chỉ nên bàn luận về những đề tài thiết thực, có ích lợi trong sự tu tập:

“Có mười đề tài đáng để đàm luận. Thế nào là mười? Đó là các đề tài về ít dục, đề tài về biết đủ, đề tài về viễn ly, đề tài về không tụ hội, đề tài về tinh tấn, đề tài về giới, đề tài về định, đề tài về tuệ, đề tài về giải thoát, đề tài về giải thoát tri kiến”.

Ðức Phật rất chê trách những cuộc nói chuyện huyên thuyên, phí thời gian vô ích. Những lời gièm pha và đồn đãi không đem đến lợi lạc gì, vì chúng làm quấy động sự yên tĩnh và định tâm. Ngài cũng giảng thêm rằng người ta không thể trở thành bậc trí chỉ vì nói nhiều, cũng không phải vì nói nhiều mà người ta được gọi là bậc lão thông Pháp, như trong các câu Pháp Cú sau đây:

“Dầu nói ngàn ngàn lời,

Nhưng không gì lợi ích,

Tốt hơn một câu nghĩa,

Nghe xong, được tịnh lạc.” (Pháp Cú 100)

“Không phải vì nói nhiều,

Mới xứng danh bậc trí.

An ổn, không oán sợ.

Thật đáng gọi bậc trí.” (Pháp Cú 258)

“Không phải vì nói nhiều,

Là thọ trì chính pháp.

Người nghe ít diệu pháp,

Nhưng trực nhận viên dung,

Chính pháp không buông lung,

Là thọ trì chính pháp.” (Pháp Cú 259)

Bài liên quan

Trong ngôn ngữ Pàli, danh từ “Mâu-ni” (Muni) trong tên “Thích-ca Mâu-ni” (Sakya Muni) có nghĩa là người luôn giữ sự yên lặng (bậc Tịch tịnh), thường được dùng để gọi một vị Thánh. Đức Phật thường khuyên các vị tu sĩ đệ tử rằng: “Này các Tỳ-khưu, khi quí vị hội họp với nhau, có hai việc cần phải làm: một là đàm luận về Chính pháp, hai là giữ sự im lặng của bậc Thánh” (Phật tự thuyết, Ud 10).

Lời nói có một ảnh hưởng vô cùng quan trọng, không những tác động đến đời sống hạnh phúc của mỗi cá nhân mà còn có thể tác động đến sinh hoạt của xã hội. Nếu có tỉnh giác và định hướng tốt, lời nói qua các cuộc thảo luận, tọa đàm, giao tiếp hằng ngày, sẽ mang đến nhiều lợi ích cho sự tu tập của những người con Phật chúng ta. Chính vì thế mà Đức Phật đã đưa chính Ngữ vào Bát Chính Đạo, con đường dẫn đến giải thoát giác ngộ, đạt đến cảnh giới của chư Phật, chư vị Bồ tát, Thánh hiền, Tăng.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

Hải đảo tự thân

Kiến thức 15:07 28/03/2024

Khi bước vào ngôi nhà của mình, ta có thể thư giãn, trở về với chính mình. Ta cảm thấy ấm cúng, thoải mái, an toàn và hạnh phúc. Nhưng thực sự thì ngôi nhà đích thực của ta ở đâu?

Buông xả là trí tuệ

Kiến thức 15:00 28/03/2024

Ta học xả vì ta biết có cố chấp nắm giữ cũng không thể nào được. Ta xả vì ta biết rằng đó là cách duy nhất làm cho cuộc sống của ta và người thân được an vui hạnh phúc.

Hiểu được nhân duyên 

Kiến thức 14:56 28/03/2024

Thiền sư Dược Sơn Duy Nghiễm từng ở dưới tòa của thiền sư Thạch Đầu Hi Thiên mà được mật chứng tâm ấn. Về sau ở dưới tòa của thiền sư Mã Tổ Đạo Nhất được triệt ngộ. 

Dùng sợi chỉ để thuyết pháp 

Kiến thức 14:48 28/03/2024

Một Thiền sư thấy một cội tùng già cành lá sum xuê, tán lá như cây dù Ngài liền quyết định nghỉ ngơi ở trên. Về sau lại có rất nhiều chim khách làm tổ xung quanh, thần thái Ngài tự tại hòa thuận rất dễ mến, mọi người nhân đó gọi là Thiền sư Ô Khòa (ổ quạ). 

Xem thêm