Con đường Bát chánh đạo của Phật tử Lê Phước Vũ
Sống trong thế gian, để giữ được bát chánh đạo phải cố gắng bằng mọi giá tốt nhất không rơi rớt một nghiệp thiện nào. Đó là cái tôi luôn hướng đến và cố làm cho bằng được.
Chủ tịch HĐQT CTCP Tôn Hoa Sen Lê Phước Vũ – Phật tử điều hành doanh nghiệp trở thành một trong những công ty lớn mạnh nhất Việt Nam trong ngành tôn – thép chia sẻ trong chương trình Phật pháp nhiệm màu do chùa Hoằng Pháp tổ chức.
Ông Lê Phước Vũ (sinh năm 1963), pháp danh Hoằng Lược, nguyên quán Quảng Nam hiện sống tại Quận II, TP Hồ Chí Minh. Dù công việc kinh doanh nhiều bộn bề, ông vẫn ăn chay trường và khéo léo áp dụng Phật pháp vào công việc để vừa hoàn thành nhiệm vụ với xã hội, mà vẫn dành thời gian nuôi dưỡng, thăng tiến lộ trình tâm linh của mình.
Trong bài nói chuyện, ông có đề cập đến ba từ “bát chánh đạo”, phương pháp sống và tu tập của Phật giáo hướng đến sự giác ngộ, cao thượng và hạnh phúc.
Kẻ “bố thí” chân thật chứ không phải là chỉ là phát ngôn rồi để đấy
Đứng mũi chịu sào trước doanh nghiệp quy mô hàng ngàn người, ông Vũ kể có dạo nguyên một tuần ông gần như không ngủ. “Trên cương vị người đứng đầu doanh nghiệp, mối quan tâm đầu tiên phải là công ăn việc làm, cuộc sống của hàng ngàn nhân viên và đằng sau đó là hàng ngàn gia đình. Nhu cầu cuộc sống phải được nâng lên và đó là điều chính đáng”, ông nói.
“Chúng ta không thể nào sống trong tinh thần của Phật pháp khi chúng ta giàu còn mọi người thiếu thốn, không có tiền uống thuốc hoặc không có nhà để ở. Nếu tôi làm Phật sự, cũng đi bố thí mà không bố thí ngay nhân viên Hoa Sen thì tôi thấy bản thân chúng tôi cũng không chân thật. Cho nên trong vai trò đầu tàu, nhiệm vụ của chúng ta là phải làm sao để mọi người làm việc hết mình”, ông cho biết thêm.
Ông Vũ nằm trong danh sách 50 Người Tiên phong 2012 do báo Vnexpress bình chọn. Điều này chứng tỏ bản thân người đứng đầu Hoa Sen phải tự hoàn thiện mình và từng bước đưa công ty phát triển hơn. Nhưng “rõ ràng với cách điều hành hiện nay tôi nhận thấy bắt đầu có sự không phù hợp. Cũng như một cơ thể đã đến lúc trưởng thành, cái áo bắt đầu chật. Nếu không thay áo mắc, chắc chắn cái áo cũ sẽ rách”, ông nói.
Câu chuyện nhiều nhà đầu tư có hoàn cảnh khó khăn tích lũy được số tiền vài chục đến vài trăm triệu đóng tiền mua cổ phiếu càng khiến ông nhiều đêm trăn trở. “Đây là điều thuộc về lòng tin. Thú thực tôi không muốn tạo nghiệp xấu. Nếu thấy làm được tôi mới nhận tiền của bà con, còn nếu thấy không được thì tôi dừng ở đây, không làm nữa. Cái tâm chúng ta nó lung tung lắm. Nếu làm việc gì đó mà không giữ chánh, thì đó là nhân của một nghiệp báo xấu về sau”.
Cũng theo ông Vũ, người theo đạo Phật làm gì cũng dựa trên sự trên sự trung thực, trên những đạo lý chung. Đây chính là chỗ dựa để vượt qua được khó khăn, khủng hoảng, tránh được họa để vươn tới “phúc viên mãn”.
Sống phải theo tinh thần Bát Chánh Đạo
Với tâm niệm “đã đi phải đến, đã đào đất lên phải trồng cây và ra được trái”, ông quyết tâm làm đến cùng để không phụ lòng tin của mọi người. Ông tâm sự: “Không thể người ta gửi gắm, mình đào lưng chừng rồi bỏ. Sống như vậy là trái với tinh thần bát chánh đạo”.
Hoa Sen cũng chú trọng xây dựng tính cộng đồng thông qua các chính sách quan tâm đến đời sống nhân viên và coi đó là trách nhiệm, bổn phận công ty phải thỏa mãn ngày càng tốt nhất.
Sau công ty là cộng đồng ngoài xã hội, qua các hoạt động từ thiện. Ông khẳng định nếu xây dựng được tính trung thực và làm tốt được tinh thần cộng đồng, chắc chắn công ty sẽ phát triển bền vững.
Làm trong ngành thép, có thời điểm từ 6 tháng đến 1 năm giá cả có thể giảm tới 50%, nên một lô hàng nhập hàng chục tỷ đồng nếu để sơ sẩy có thể gây thiệt hại lớn.
“Khi đàm phán tôi kỹ lắm giống như sàng lúa sàng tới sàng lui, chắc chắn rồi mới mua vì mua phải giữ lời hứa”, ông lý giải.
“Sống trong thế gian, để giữ được bát chánh đạo phải cố gắng bằng mọi giá tốt nhất để không rơi rớt một nghiệp thiện nào”. Đó là điều ông luôn hướng đến và cố làm cho bằng được.
Theo kinh nghiệm tâm linh của ông, khi ta luôn hướng về Phật pháp, quy y Tam Bảo, muốn thực sự được sự gia hộ của chư Phật… những mong cầu thanh tịnh và chân thật của bản thân sẽ luôn được cảm ứng.
Trên đời này tôi thấy Phật pháp là cao quý nhất không gì sánh bằng.
Từ khi tôi nhận thấy được điều đó cho đến nay thì niềm tin ấy không bao giờ thay đổi, một niềm tin tuyệt đối và mạnh mẽ. Những lời dạy và những giá trị của đạo Phật chi phối mọi hoạt động trong cuộc sống của tôi. Điều quan trọng nhất của người học Phật là cung kính đức Phật và làm theo lời dạy của Ngài. Cho nên mình có cái gì quý nhất thì mình đem cúng dường, Thỉnh tượng Phật để thể hiện lòng nhớ ơn, một sự cung kính đối với Phật.
Tôi quan niệm hạnh phúc thuộc về mặt tinh thần. Chưa chắc có nhiều tiền đã là hạnh phúc. Có thể sống một đời sống vật chất vừa phải ( tất nhiên không để quá nghèo) nhưng vẫn có những giá trị tinh thần lớn lao, như thế đã là hạnh phúc. Đối với tôi cũng vậy thôi, mình đọc được kinh Phật, hiểu được giáo lý của đạo Phật, và qua đó mình sống tốt hơn, giúp ích được cho nhiều người hơn, từ đó mình thấy đời sống tinh thần, đời sống tâm linh của mình ngày một thăng hoa. Đức Phật, mặc dù nhục thân của Ngài mất cách đây đã hơn hai ngàn năm trăm năm, nhưng Pháp thân của Ngài vẫn hiện hữu trên thế gian này.
(Phật tử Hoằng Lược tức Lê Phước Vũ - người giàu thứ 7 trên thị trường chứng khoán Việt Nam năm 2013 với khối tài sản trị giá 1.770 tỷ đồng.)
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Nhất tâm niệm Phật
Góc nhìn Phật tử 10:07 21/11/2024Trong giáo lý của đạo Phật, pháp môn niệm Phật được xem là con đường dễ hành trì, nhưng lại mang đến lợi ích lớn lao cho những ai chí tâm tu tập.
Nhớ về một người Thầy
Góc nhìn Phật tử 09:12 21/11/2024Trong cuộc sống, ắt hẳn rằng mỗi người ai trong chúng ta cũng mong muốn có một cuộc sống thật tốt đẹp và hạnh phúc nhưng đối với tôi một cuộc sống hạnh phúc đã không còn tồn tại vào năm tôi lên ba tuổi khi thần chết đã cướp đi người mẹ mà tôi yêu quý và người cha mà tôi luôn kính trọng.
Những người Thầy khả kính
Góc nhìn Phật tử 21:55 20/11/2024Sự thật thì làm cha mẹ, ai cũng muốn con của mình được sống hạnh phúc, thành công. Họ chấp nhận hy sinh mọi thứ để đánh đổi cuộc đời cho những đứa con thơ, bởi lẽ không có cha mẹ nào mà chẳng thương núm ruột của mình dứt ra.
Đồng tiền có thể tạo ra sự tham lam và sự bất mãn vô tận
Góc nhìn Phật tử 18:30 20/11/2024Trong xã hội hiện đại, đồng tiền đã trở thành một yếu tố quan trọng quyết định đến cuộc sống của chúng ta. Không thể phủ nhận rằng tiền bạc mang lại sự tiện ích và tiến bộ, nhưng khi ta bị chi phối quá mức bởi nó, tiền bạc có thể trở thành cơn ác mộng và làm chúng ta trở thành nô lệ.
Xem thêm