Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ sáu, 17/04/2020, 13:58 PM

Chịu tang cha ở chốt chống dịch biên giới

Gần ba giờ sáng, thiếu uý Bùi Quang Huy, đồn Biên phòng cửa khẩu Lóng Sập (Sơn La) nhận điện thoại của mẹ báo tin cha anh đã qua đời.

Cảm ơn những anh hùng chống Covid-19

Đó là đêm 7/4, khi Huy đang trực tại chốt ngăn chặn người xuất nhập cảnh trái phép để phòng chống Covid-19, đóng sát biên giới Việt - Lào. Mẹ vừa dứt lời, Huy thấy tim mình thắt lại, những giọt nước mắt lã chã rơi. Cảm giác đau đớn, mất mát khiến anh thu mình nơi góc lều trong đêm đen đặc quánh của núi rừng Tây Bắc.     

22 tuổi, đây là biến cố lớn nhất mà người lính Biên phòng phải chịu đựng. Huy ước, giá như không có dịch bệnh, không có cách ly xã hội, anh sẽ lập tức xin phép thủ trưởng về nhà ngay trong đêm để tiễn ba, để ôm động viên mẹ. Nhưng là quân nhân đang làm nhiệm vụ quan trọng, tiếp xúc với nhiều người có nguy cơ nhiễm bệnh từ bên kia biên giới trở về, phương tiện đi lại mùa dịch không có, anh nén chặt nỗi đau, cúi đầu tiễn ba từ chốt tiền tiêu cách nhà gần 400 km.

"Nếu tôi về quê đưa tang ba, gặp nhiều người, khi trở lại đơn vị phải cách ly 14 ngày thì nửa tháng đó, gánh nặng tuần tra, kiểm soát biên giới sẽ đổ lên vai đồng đội trong chốt. Ba tôi là một quân nhân, từng đi qua chiến tranh, ông sẽ hiểu và thông cảm cho con trai", Huy tâm sự.

Thiếu uý Bùi Quang Huy, đồn Biên phòng cửa khẩu Lóng Sập trước chốt kiểm soát đặt cạnh biên giới Việt - Lào. Ảnh: Hiếu Duy

Thiếu uý Bùi Quang Huy, đồn Biên phòng cửa khẩu Lóng Sập trước chốt kiểm soát đặt cạnh biên giới Việt - Lào. Ảnh: Hiếu Duy

Bố mất, nữ điều dưỡng lập bàn thờ chịu tang ở khu cách ly COVID-19

Sáng hôm sau, được sự đồng ý của cấp trên, Ban chỉ huy Đồn Biên phòng cửa khẩu Lóng Sập đã giúp Huy lập bàn thờ vọng ngay tại Đồn. Đầu chít khăn tang, người lính trẻ cúi đầu trước di ảnh ba. Lãnh đạo huyện Mộc Châu và đồng đội đến thắp hương, chia buồn; đại diện Đồn cũng về Nam Định thay Huy đưa tiễn thân sinh. "Lấy đau thương làm động lực phấn đấu nhé", trung tá Sa Trọng Thời, Chính trị viên của Đồn ôm chặt lấy Huy dặn dò. 

Lời an ủi đó khiến anh lính Biên phòng nhớ lại lần cuối cùng gặp cha, dịp Tết nguyên đán 2020 cách đây bốn tháng. Lúc đó, ông ốm nặng nằm một chỗ, không còn nói được nữa nên Huy kê đệm nằm cạnh để tiện chăm sóc. Anh kể cho ba nghe về công việc của mình, còn ông, chỉ nhìn con với ánh mắt trìu mến, như muốn dặn dò "cố gắng làm tốt công việc của người lính bảo vệ biên cương". 

"Khi tôi đang thực hiện nghĩa vụ quân sự giữa năm 2018, được về phép thăm nhà và báo tin sắp đi học trinh sát đặc nhiệm, ba đã rất vui mừng. Ông dặn tôi hai điều, luôn học hỏi và làm việc toàn tâm toàn ý. Đó cũng là lần cuối cùng tôi được nghe ông nói", Huy kể.

Một tuần trôi qua kể từ khi ba mất, ngày nào cậu lính trẻ cũng gọi điện về động viên mẹ. Anh kể cho bà nghe về chốt tạm dựng dưới rừng tre ở bản Hong Lúa, xã Lóng Sập, huyện Mộc Châu, cạnh cột mốc 252, sát đường biên. Mái lán dựng tạm bằng những tấm bạt xanh, nơi Huy và hai đồng đội chốt trực 24/24 ở cách Đồn 22 km đường đồi núi, xung quanh không có nhà dân. Những ngày mưa, đường vào chốt rộng chừng một mét nhão nhoẹt bùn đất, không thể đi xe máy mà phải đi bộ từng bước.

Chốt có ba lính Biên phòng và một dân quân chia ca tuần tra, kiểm soát. Người không trực sẽ tranh thủ nghỉ ngơi và lo cơm nước. "Sau khi ra trường vào tháng 7/2019, tôi nhận quyết định lên Sơn La công tác, đến 23/9 thì được phân công về Đồn Biên phòng cửa khẩu Lóng Sập. Dịch bệnh ập đến bất ngờ, tôi vào rừng chốt biên với các anh. Đây là cơ hội để rèn giũa và thực nghiệm ăn núi ngủ rừng", Huy nói.

Đồng đội đến thắp hương, tiễn biệt cha của thiếu uý Bùi Quang Huy tại bàn thờ vọng được lập tại Đồn Biên phòng cửa khẩu Lóng Sập. Ảnh: Trọng Thời

Đồng đội đến thắp hương, tiễn biệt cha của thiếu uý Bùi Quang Huy tại bàn thờ vọng được lập tại Đồn Biên phòng cửa khẩu Lóng Sập. Ảnh: Trọng Thời

Những nén tâm hương trong cơn đại dịch

Cùng chung nỗi đau mất cha khi đang bám biên chống dịch, trung úy Nguyễn Đình Thông, 26 tuổi, Đội trưởng vũ trang Đồn Biên phòng Thạnh Trị, Bộ đội Biên phòng tỉnh Long An cũng phải tiễn biệt cha từ chốt chống dịch ở biên cương. Anh nhận tin dữ khi đang tuần tra biên giới ở xã Thạnh Trị, thị xã Kiến Tường lúc 14h ngày 2/4.

Quê tận Hà Tĩnh, nhiệm vụ chống dịch lại đang thời kỳ cao điểm khi Campuchia đã phát hiện các ca nhiễm nCoV. Thông và đồng đội luôn trong tình trạng căng mình làm nhiệm vụ. Khu vực biên giới ở xã Thanh Trị có nhiều đường mòn, lối mở, người dân hai nước thường qua lại thăm thân. Nếu không kiểm soát chặt, dịch bệnh có thể xâm nhập vào trong nước qua biên giới.    

Trước điều kiện ngặt nghèo đó, dù là anh trai cả trong gia đình, Thông không thể về nhà chịu tang cha. Để an ủi chàng lính trẻ và thể hiện tình cảm với người đã khuất, Ban chỉ huy Đồn Biên phòng Thạnh Trị đã lập bàn thờ vọng với bát hương, hoa quả ngay trước chốt kiểm soát mà trung úy Thông cùng 5 cán bộ, chiến sĩ đang làm nhiệm vụ. Nhiều đồng đội đã đến thắp hương, chia sẻ nỗi đau mất cha với Thông.

Trong cuộc họp trực tuyến toàn quân của Ban chỉ đạo phòng chống Covid-19 Bộ Quốc phòng mới đây, Tư lệnh Bộ đội Biên phòng Hoàng Xuân Chiến xúc động khi nhắc đến những người lính phải hi sinh tình riêng để lo việc nước. Ông nói, nhiều người bố mẹ, anh em ruột mất, vợ con ốm đau đi bệnh viện cấp cứu cũng không được về; hàng chục cán bộ, chiến sĩ hoãn cưới vợ, hoãn cưới con.    

Từ cuối tháng một, khi dịch bùng phát ở Trung Quốc, bộ đội Biên phòng đã rời Đồn lên bám biên chống dịch. Khoảng 10.000 cán bộ, chiến sĩ đang trực 24/24 ở các đường mòn, lối mở từ Bắc vào Nam để ngăn chặn người xuất nhập cảnh trái phép, không cho Covid-19 xâm nhập qua biên giới.    

Nguồn: VnExpress

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

Rác nhựa gây ra quá nhiều hiểm họa

Môi trường 16:34 24/04/2024

Làm thế nào để chấm dứt tất cả các loại nhựa sử dụng một lần và tìm giải pháp thay thế? Mối đe dọa mà nhựa gây ra cho môi trường và Trái đất lớn đến mức nào?

Phật đản: 7 đóa sen trên sông Hương sẽ được thắp sáng từ mùng 8/4 âm lịch

Môi trường 12:37 23/04/2024

Đây là một trong những nội dung được Ban Trị sự Phật giáo tỉnh TT-Huế thông qua trong phiên họp hôm 20/4, tại chùa Từ Đàm (TP.Huế) - Văn phòng Ban Trị sự.

Thương mại điện tử tác động tới môi trường ra sao?

Môi trường 15:18 16/04/2024

Mua sắm trực tuyến đã trở thành một cách phổ biến để người tiêu dùng mua hàng hóa mà không cần phải rời khỏi ngôi nhà thoải mái của mình. Tuy nhiên, sự tiện lợi này lại phải trả giá đắt cho môi trường, đặc biệt là ở dạng rác thải bao bì.

Có bao nhiêu rác thải nhựa trôi ra đại dương?

Môi trường 16:43 14/04/2024

Khoảng 0,5% rác thải nhựa trôi ra đại dương. Phần lớn chúng nằm sát bờ biển. Đây là báo cáo của Our World in Data mới nhất.

Xem thêm