Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ sáu, 02/12/2022, 18:00 PM

Chú Lăng Nghiêm và tôi

Kết quả thật kỳ diệu: Những gì tôi mong muốn cầu nguyện đều hiển hiện… đến mức người bạn hay nói tôi tu coi chừng lạc tà phải im lặng, phải vùi đầu nghiên cứu chú Lăng Nghiêm và không còn phê phán tôi.

Audio

Hồi 15 tuổi, trí óc tôi nhạy bén nên dễ tiếp thu bài. Năm lớp 9, thầy giáo chỉ cần bôi một đoạn Pháp văn trên bảng, thách ai đọc lại được đủ hết, thầy sẽ cho điểm cao.

Cả lớp không ai giơ tay, chỉ mình tôi xung phong đọc, thầy thưởng ngay 19 điểm ngon ơ và cưng tôi từ đó.

Năm 1975 khi chuẩn bị thọ Sa Di, tôi đã đem chú Lăng Nghiêm ra để học thuộc. Đang học một cách hứng thú say mê thì chị Thủy la:

– Không được học. Trong thiền viện không có tụng chú. Hãy cất đi, em không cần học làm chi!

Tôi tiu nghĩu gấp kinh lại. Theo thông lệ thọ giới bắt buộc phải thuộc chú Lăng Nghiêm. Thế là kỳ đó, qua khảo hạch tất cả thiền sinh chúng tôi đều đội sổ, vì không ai thuộc chú. Nhưng vẫn được phép thọ (vì mới giải phóng, chư Giới sư cũng rất từ bi muốn chúng tôi có giới giữ để tu ổn).

Thời gian qua mau, tôi không còn để ý đến chú Lăng Nghiêm nữa. Cho đến khi CHUYỆN NGA MY SƠN… xảy ra, dù chú Lăng Nghiêm được chị My diễn tả: Thấy Nga tụng dung nhan ngày càng biến đổi diễm lệ, tôi vẫn không lưu tâm.

15 điều khẩu truyền trân quý về Chú Lăng Nghiêm

1

Năm 2000, tình cờ đọc các bài thuyết giảng của ngài Tuyên Hóa tôi thích; Nhưng có bạn bảo tôi:

– Ông này tà!

Tôi hỏi: Tại sao?

Họ đáp: – Vì ổng quy y cho rồng

Tôi im lặng, chỉ thoáng nghĩ: Lục tổ cũng hàng phục rồng. Ngài Hư Vân cũng có quy y cho rồng. Nhưng tôi không nói gì, không thèm cãi lý vì chẳng có ý niệm gì trong đầu.

Thêm nữa, tôi đọc trong cuốn “Khai Thị” của ngài Tuyên Hóa có những câu như sau: “Tôi không cho động đất thì nơi đây không động đất”… (xin lỗi tôi không nhớ rõ nguyên văn nhưng đại khái là ý như thế) nên tôi rất không thích.

Phật còn cho phép mình nghi ngờ Ngài, huống nữa là Hòa thượng Tuyên Hóa. Phật từng dạy nghe giảng phải dùng trí biện suy, thấy phù hợp đúng pháp thì tin, chứ không nên nhắm mắt tin càn…

Nên tôi có quyền nghi ngờ ngài Tuyên Hóa, tôi còn thầm cho lời tuyên bố trên hơi… “phách lối” và thể hiện bản ngã quá! Tuy vậy tôi vẫn xem sách ngài, cái gì đáng tin thì tin, cái gì không đáng thì không tin. Vậy thôi, tôi cũng chẳng phải là fan cuồng ngài Tuyên Hóa, cũng chẳng để ý gì tới chú Lăng Nghiêm.

Tôi thấy ngài nói chú Đại Bi nếu ai trì mỗi ngày 108 lần, đủ ba năm, cầu gì cũng được.

Tôi liền tụng thử, chả biết cầu gì, thì thôi cứ tụng tích lũy phúc trí trí , có còn hơn không… (mà hình như có cầu mình sáng trí, thông minh, viết lách tốt, gột ái giỏi…)

Chị Thủy thì chắc cũng chả tụng chú Lăng Nghiêm, có lẽ chị hay niệm Bồ tát Quan Thế Âm và thích thì tụng chú Đại Bi.

(Hai chị em tôi đã nếm đủ mùi khổ ải trần gian, nếm tận cùng)… Do chị giảng kinh, giựt khá đông đệ tử ngoại đạo nên bị thư yểm đủ trò, hãm hại đủ cách (hồi xưa chị nói bùa chú là chuyện không tưởng, là ảo giác do đám người mê tín dựng lên) nhưng đến khi chị bị thư yểm, bị đau đớn, đến nghi sợ luôn tôi, lánh xa tôi vì nghĩ người ngoài có thể mượn tay tôi để hại chị.

Những lưu ý cơ bản về tụng chú Lăng Nghiêm Phật tử nên biết

2

Chị rời Viên Chiếu đi ẩn cư, dưỡng thương, nhưng ba mươi năm chị em xa cách nhau, tình thương chỉ giúp chúng tôi có thể liên lạc qua mail, nhắn tin qua phone chứ không thể nắm tay nhau.

Chị tu theo cách chị, tôi tu theo cách tôi, miễn sao thoát khổ, miễn sao hai bên đều an ổn. Tôi biết chị cũng chẳng tụng chú Lăng Nghiêm, giống như tôi không hề để ý đến, dù nghe đồn chú này hay, uy lực lớn.

Mãi đến khi chị Thủy mất, trước lúc mất chị cũng có đau đớn dữ dội (không biết có bị thiên ma phái binh tướng tới hành không, trong kinh Lăng Nghiêm Phật nói có tới năm mươi ngũ ấm ma mà? Trong giờ phút cuối đó chị luôn yêu cầu tụng chú Lăng Nghiêm cho chị), khiến tôi rất luu tâm điều này: Một màn cầu kinh tiễn người ra đi kỳ lạ nhất từ trước đến nay mà tôi chứng kiến.

Vì kinh tụng không phải Bát Nhã, kinh kim Cang hay kinh Di Đà, mà là kinh Địa Tạng và chú Lăng Nghiêm.

Trong thời gian dịch Báo ứng hiện đời, tôi thấy Quả Khanh tôn vinh tán thán chú Lăng Nghiêm rất nhiều, tiếp đến là Phùng Phùng một hành giả cư sĩ mà tôi ngưỡng mộ: Phùng Phùng gặp ngài Tuyên Hóa năm 1986, Quả Khanh gặp ngài năm (1991-1993) nghĩa là gần cuối đời ngài Tuyên Hóa, hai thời điểm họ tương ngộ khác xa nhau nhưng cùng có chung tấm lòng sùng kính ngài Tuyên Hóa tột đỉnh.

Qua Phùng Phùng, tôi mới biết ngài Tuyên Hóa không hề viết ra cuốn sách nào, có chăng là ngài chỉ giảng pháp từ tâm luu xuất, lời tuôn luu loát như nhả ngọc phun châu, hấp dẫn lôi cuốn… trong khi đó các đệ tử thu âm lại, họ ghi thành văn, rồi xuất bản ra sách. Phùng Phùng nói suốt thời gian thân cận Ngài, ông không bao giờ thấy ngài khoe khoang mình, hay kể ra bất kỳ chuyện thần thông vi diệu chi…

Tôi hiểu ra, do chúng đệ tử ngài luôn khoái ca ngợi thầy, ưa tán thầy lên mây, nên họ bung ra hết những điều mình nghĩ hay biết biết về thầy, hoặc chỉ nghe đồn thôi… và chính những lời tán tụng đó đã gây… phản tác dụng.

Tôi là bằng chứng rõ rệt: Càng nghe tán ai quá mức, tôi càng nghi ngờ và không ưa!

Nhưng khi chị Thủy trước lúc sắp ra đi, câu yêu cầu của chị luôn là: Hãy tụng chú Lăng Nghiêm cho chị! Đã làm tôi chú ý. Cực kỳ chú ý! Ghi nhớ mãi, vì tôi cũng phải tự chuẩn bị tư lương để ra đi an lành cho mình, nếu tôi ra đi đơn côi.

Tôi thấy mọi người vâng lời tụng chú Lăng Nghiêm liên tục bảy biến và chị ra đi an lành, đôi mắt sáng quắc.

Sau đó, ngày nào anh tôi và đại chúng cũng tụng chú Lăng Nghiêm cho chị, khi rước linh quan chị từ Boston về Cali. Chiều đó mới tụng chú Lăng Nghiêm bảy biến, bầu trời làng A Di Đà mây ngũ sắc cuồn cuộn kéo về, ban đêm có vầng hào quang sáng trắng bao phủ trên nhà quàng, rồi ngày di quan mặt trời chói lọi tỏa bảy sắc cầu vồng tuyệt đẹp và thanh tịnh…. Biết bao điềm lành xuất hiện…

Đã làm tôi xúc động. Lúc này ở Việt Nam tôi cũng không ngừng tụng chú Lăng Nghiêm để tiễn đưa chị và tôi… mê chú Lăng Nghiêm từ đó, “cuồng” chú Lăng Nghiêm từ đó!

Qua nghiên cứu, tôi biết chú Lăng Nghiêm có công năng diệt ái, tăng trí tuệ, sở cầu như ý, người tụng còn tha hồ hưởng ké phúc mười phương chư Phật gia trì cho…

Khi thấy tôi tụng, có bạn đã nói: Coi chừng tôi lạc tà, vì tôi xuất sinh từ thiền viện…

Với tôi, pháp nào cũng là pháp Phật, tôi đã nếm bao khổ ải tận cùng, ạch đụi thí nghiệm đủ pháp… để tìm ra một môn phù hợp giải khổ cho mình.

Tôi không màng người thế gian phê bình, nhận xét, khen chê! Chỉ cần tôi hành đúng pháp, tin nhân quả , giới luật nghiêm minh, được chư Phật, Bồ tát chứng minh là đủ. Lời khen chê của người trần thế không đưa tôi lên thiên đàng hay xuống địa ngục, mà chính những nhân gieo và hành vi của tôi mới định đoạt kết quả xấu hay tốt cho tôi. Vì vậy tôi quan tâm mình sống thế nào, hành xử thế ra sao hơn là để ý đến lời người bàng quan…

Kết quả thật kỳ diệu: Những gì tôi mong muốn cầu nguyện đều hiển hiện… đến mức người bạn hay nói tôi tu coi chừng lạc tà phải im lặng, phải vùi đầu nghiên cứu chú Lăng Nghiêm và không còn phê phán tôi.

Tới giờ tôi vẫn chưa thuộc chú Lăng Nghiêm, cũng chẳng thèm để ý có thuộc chưa? Tôi cứ tụng, ngày mười lần chú, tâm chú 108 biến để hưởng niềm hạnh phúc bình an kỳ diệu.

Nhưng tôi phải ngưng viết để dùng trưa thôi. Tôi sẽ kể tiếp những điều kỳ diệu của chú Lăng Nghiêm cho bạn nào muốn đọc, vào một ngày khác.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

Phật dạy tu thiền định cốt để buông xả các niệm tạp loạn

Tư liệu 09:36 21/05/2024

Phật dạy tu thiền định cốt để buông xả các niệm tạp loạn, tâm lặng lẽ thanh tịnh. Theo kinh Nguyên thủy Phật dạy Bát chánh đạo, trong Bát chánh đạo từ Chánh kiến cho tới cuối cùng là Chánh định. Theo kinh Đại thừa Phật dạy Lục độ, thứ nhất là bố thí tới thứ năm là thiền định, thứ sáu là trí tuệ.

Tâm thế nào nhìn ra thế ấy

Tư liệu 17:00 20/05/2024

Một hôm, Tô Đông Pha đến chùa Kim Sơn chơi với Thiền sư Phật Ấn cả ngày. Hai người đối nhau luận Thiền, Đông Pha hỏi Phật Ấn: Ngài thấy tôi thế nào?

Chim két chết có xá lợi

Tư liệu 14:00 19/05/2024

Vào năm 1987, con chim két này bị người ta đem từ Lạc Sơn tỉnh Tứ Xuyên đến Bao Đầu, bởi vì miệng nó ngu không biết nói, lại không thuần phục, lại hay dùng mỏ mổ người ta. Vì thế nó trở thành kẻ khó ưa. Sau đó người ta chuyển nó cho nhà cư sĩ Vương nuôi.

Trong cõi vô thường

Tư liệu 07:19 19/05/2024

Xóm là xóm tha phương, ý mọi người nói là do đủ mọi nơi tìm đến đây sinh sống, lập nghiệp mà tạo ra xóm. Con đường đất cũng cong queo, theo cách cất nhà cái nhô ra cái trồi vào, thấm thía câu nói của Lỗ Tấn: “Khi xưa có đường đâu, người ta đi thét mà thành đó thôi”.

Xem thêm