Chữ Tâm trong kinh doanh
Khi kinh doanh, người Phật tử không nên xem người kinh doanh cùng mặt hàng là đối thủ loại trừ, không nên khởi lên tâm lý cạnh tranh thiếu lành mạnh.
Tâm trong sáng trong kinh doanh là một phương diện đạo đức trong kinh doanh. Khi có tâm, doanh nghiệp sẽ biết tôn trọng luật pháp, không dùng thủ đoạn thấp kém để qua mặt hoặc tiêu diệt đối thủ. Bản chất của kinh doanh là làm giàu. Làm giàu hợp pháp và hợp đạo đức là điều được Đức Phật khích lệ và đề cao. Đành rằng lợi nhuận là kết quả mong đợi của kinh doanh đúng cách nhưng lợi nhuận không phải là tất cả. Chạy theo lợi nhuận mà bất chấp tất cả chỉ tạo ra những rủi ro đáng tiếc cho mình và khách hàng mà thôi.
Cần phải tu trong kinh doanh buôn bán
Học thuyết duyên khởi của Phật giáo cho chúng ta thấy sự có mặt của cái này dẫn đến sự có mặt của cái khác và ngược lại. Khi mậu dịch tự do được mở cửa, sự có mặt của các doanh nghiệp cùng kinh doanh một mặt hàng cũng gia tăng, góp phần dẫn đến cạnh tranh trong thương trường. Khi kinh doanh, người Phật tử không nên xem người kinh doanh cùng mặt hàng là đối thủ loại trừ, không nên khởi lên tâm lý cạnh tranh thiếu lành mạnh.
Cạnh tranh lành mạnh là một động lực giúp các bên cùng phát triển. Khi trong thị trường có nhiều nhà sản xuất một mặt hàng thì người tiêu dùng được nhiều lợi ích, chẳng hạn, trả tiền ít hơn nhưng được sử dụng một sản phẩm có cùng chất lượng và giá trị.
HomeAZ.vn và triết lý Phật pháp trong kinh doanh
Xem sự đa dạng và khác biệt không phải là mối đe dọa mà là một sự bổ sung, doanh nghiệp – Phật tử sẽ đề cao được cái tâm trong sáng trong kinh doanh. Động cơ và mục đích trong sáng này sẽ giúp cho doanh nghiệp định hướng sản xuất và phục vụ khách hàng tốt hơn. “Phụng sự chúng sinh” trong kinh doanh cũng là một dạng thức “Cúng dường Đức Phật”.
Xuất phát từ tâm lý này, đang khi kinh doanh với hỗ trợ của chương trình PR, Marketing và khuyến mại, doanh nghiệp – Phật tử không những không làm tổn hại tâm từ bi, mà còn biết nỗ lực nối kết các doanh nghiệp thành liên đoàn, cùng làm giàu cho đất nước, cùng đóng góp cho chúng sinh.
> Xem thêm video "Chân lý của hạnh phúc":
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Nhất tâm niệm Phật
Góc nhìn Phật tử 10:07 21/11/2024Trong giáo lý của đạo Phật, pháp môn niệm Phật được xem là con đường dễ hành trì, nhưng lại mang đến lợi ích lớn lao cho những ai chí tâm tu tập.
Nhớ về một người Thầy
Góc nhìn Phật tử 09:12 21/11/2024Trong cuộc sống, ắt hẳn rằng mỗi người ai trong chúng ta cũng mong muốn có một cuộc sống thật tốt đẹp và hạnh phúc nhưng đối với tôi một cuộc sống hạnh phúc đã không còn tồn tại vào năm tôi lên ba tuổi khi thần chết đã cướp đi người mẹ mà tôi yêu quý và người cha mà tôi luôn kính trọng.
Những người Thầy khả kính
Góc nhìn Phật tử 21:55 20/11/2024Sự thật thì làm cha mẹ, ai cũng muốn con của mình được sống hạnh phúc, thành công. Họ chấp nhận hy sinh mọi thứ để đánh đổi cuộc đời cho những đứa con thơ, bởi lẽ không có cha mẹ nào mà chẳng thương núm ruột của mình dứt ra.
Đồng tiền có thể tạo ra sự tham lam và sự bất mãn vô tận
Góc nhìn Phật tử 18:30 20/11/2024Trong xã hội hiện đại, đồng tiền đã trở thành một yếu tố quan trọng quyết định đến cuộc sống của chúng ta. Không thể phủ nhận rằng tiền bạc mang lại sự tiện ích và tiến bộ, nhưng khi ta bị chi phối quá mức bởi nó, tiền bạc có thể trở thành cơn ác mộng và làm chúng ta trở thành nô lệ.
Xem thêm