Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ tư, 28/08/2019, 09:03 AM

Chùa Đất Sét: Nơi có 8 cây nến khổng lồ có thể cháy hàng trăm năm

Chùa Đất Sét được xem là ngôi chùa “độc nhất vô nhị” của tỉnh Sóc Trăng. Đây là ngôi chùa có các pho tượng được làm hoàn toàn bằng đất sét. Đặc biệt trong chùa Đất Sét có 8 cây nến có thể cháy hàng trăm năm, và đây cũng là ngôi chùa duy nhất tại Sóc Trăng có lối kiến trúc của người Việt.

>>Những ngôi chùa Việt độc đáo 

Đôi nét về lịch sử ra đời và kiến trúc ngôi chùa

Bửu Sơn Tự còn gọi là chùa Đất Sét.

Bửu Sơn Tự còn gọi là chùa Đất Sét.

Chùa Đất Sét tọa lạc tại số 163A Tôn Đức Thắng, thành phố Sóc Trăng tỉnh Sóc Trăng. Cách trung tâm thành phố khoảng 2km nằm trên quốc lộ 60 nối với Trà Vinh.

Chùa Đất Sét hay còn được biết đến với tên gọi là Bửu Sơn Tự được xây dựng vào khoảng đầu thế kỷ XIX, do ông Ngô Kim Tây xây dựng với mục đích tu tại gia. Lúc đầu chùa được làm hoàn toàn bằng những vật liệu tự nhiên sẵn có như: Tre, nứa, tranh,…

Năm 1909 ông Ngô Kim Đính có một người con trai tên là Ngô Kim Tòng (1909- 1970), tuy nhiên từ lúc mới sinh ra người con này đã có sức khỏe không tốt, thường xuyên đau ốm, khó nuôi. Năm 20 tuổi ông Ngô Kim Tòng đột nhiên lâm bệnh nặng, gia đình đành gửi ông vào chùa mong nương nhờ cửa Phật để thoát khỏi vòng vay bệnh tật. Kể từ khi vào chùa, ngày ngày ăn chay niệm Phật, ngồi thiền nên sức khỏe của ông ngày càng được cải thiện. Kể từ đó ông quyết định ở lại đây. Sau này khi ông Ngô Kim Tây qua đời, ông đã lên làm trụ trì đời thứ 4 của chùa.

Năm 1928 ông Ngô Kim Tòng được Phật báo mộng, và kể từ ấy ông quyết định làm những pho tượng hoàn toàn bằng đất sét mà cho đến ngày hôm nay, những pho tượng Phật này đều mang một ý nghĩa lịch sử tôn giáo quý giá.

Khuôn viên chùa - Ảnh: Sưu tầm

Khuôn viên chùa - Ảnh: Sưu tầm

Tuy không qua trường lớp, nhưng với bàn tay tài hoa của mình, từ năm 1928 đến 1970, cư sĩ Ngô Kim Tòng đã làm nên sự độc đáo, khác biệt trong lối kiến trúc. 

Chùa Đất Sét không quá lớn, nằm ngay trên đường Tôn Đức Thắng. Với cổng tam quan màu đỏ, cao tầm 3m trên đỉnh cổng tam quan có tạc hình lưỡng long chầu nguyệt bằng đất sét rất đẹp. Khuôn viên chùa không rộng, ở đây được xây dựng các miếu nhỏ để thờ ông Hổ, ông Tà theo kiến trúc của chùa người Khmer, ngoài ra còn có bàn thờ thiên phụ, địa mẫu,…Chắc có lẽ điều ấn tượng nhất là bên trong ngôi chùa này. Mái chùa được nâng đỡ bằng 24 cây cột đắp nổi hình rồng đẹp mắt, tinh xảo từ chân cột cho đến mái vòm.

Chánh điện là khu nhà tam giáo cộng đồng gồm Phật giáo, Nho giáo và Lão giáo được chống đỡ bằng 24 cột cây ốp đất sét khắc chạm nhiều hoa văn và hình rồng uốn lượn. Đặc biệt, chùa Đất Sét còn sở hữu 4 cặp đèn cầy khổng lồ. Mỗi cặp đèn cầy có thể cháy xuyên suốt hơn 100 năm.

Chánh điện của chùa thờ mười phương chư Phật cũng được tạo ra từ đất sét.

Chánh điện của chùa thờ mười phương chư Phật cũng được tạo ra từ đất sét.

Nơi đây còn lưu giữ hơn 1.000 tượng Phật, tượng tái hiện truyện tích nhà Phật, lục long đăng (đèn sáu đầu rồng), những chiếc lư hương, linh thú lớn nhỏ như thanh sư, bạch hổ, long mã, bạch tượng... đều làm bằng đất sét với đường nét sống động, tinh xảo, được sơn phết với màu sắc sặc sỡ.

Hiện nay trong chùa Đất Sét còn lưu giữ 2 công trình đặc biệt là Tháp Đa Bảo và Bảo Tòa.

Tháp Đa Bảo được ông Ngô Kim Tòng xây dựng vào năm 1939 lúc ấy ông chỉ 30 tuổi, tháp Đa Bảo cao 4,5m gồm có 13 tầng với 208 cửa tương ứng với 208 vị Phật được tạo hình bên trong. Xung quanh tháp Đa Bảo có 156 con rồng uốn lượn chuyển mình đang trong tư thế bay vút lên trời cao, hộ pháp cho tháp.

Bảo tòa liên hoa bằng đất sét.

Bảo tòa liên hoa bằng đất sét.

Bảo Tòa là công trình đặc sắc thứ 2 được xây dựng vào năm 1940, cao khoảng 2m. Trên có hoa sen với 1000 cánh theo hình bát giác, dưới có 16 tiên nữ đứng hầu. Chân tháp tạo hình 4 con vật trong tứ linh (lân, long, quy, phụng) và 12 con cá hóa long đặc sắc, sinh động và đầy ấn tượng. Tháng 9/2013 hai công trình này được cấp bằng xác nhận kỷ lục của Việt Nam.

Trước Bảo tòa liên hoa là Tháp Đa Bảo cao 3,5 m cũng được làm bằng đất sét.

Trước Bảo tòa liên hoa là Tháp Đa Bảo cao 3,5 m cũng được làm bằng đất sét.

8 cây nến khổng lồ

Một trong tám cây nến lớn tại chùa - Ảnh: Sưu tầm.

Một trong tám cây nến lớn tại chùa - Ảnh: Sưu tầm.

Khi đến với chùa Đất Sét Sóc Trăng, ngoài những công trình được làm hoàn toàn bằng đất sét thì một điểm nhấn khá nổi bật trong ngôi chùa này, là 8 cây nến khổng lồ, được ông Ngô Kim Tòng đúc vào những năm cuối đời. Hiện nay trong chùa có 8 cây nến với 6 cây cao 2.6m nặng 200kg và 2 cây nến nhỏ nặng 100kg đang được thắp. Để làm được 8 cây nến này ông Ngô kim Tòng đã sử dụng 1.4 tấn sáp nguyên chất, được mua tại Sài Gòn, nấu lỏng liên tục trong vòng 3 ngày và đổ vào khuôn (những tấm tôn cuộn tròn lại), một tháng sau thì lấy ra.

Chân nến - Ảnh: Sưu tầm.

Chân nến - Ảnh: Sưu tầm.

2 cây nến nhỏ được thắp từ lúc ông Ngô Kim Tòng viên tịnh, đến ngày nay đã được 48 năm vẫn còn 1/3 cây nến, theo ước tính 2 cây nến nhỏ này sẽ cháy hết trong vòng 70 năm, như vậy mỗi cặp nến lớn sẽ cháy hết khoảng trong vòng 100 năm.

Nét đặc trưng của chùa Đất Sét là không có sư vì đây là nơi thờ tự tại gia, và không nhận tiền công đức. Con cháu trong dòng họ Ngô giúp thầy Trụ trì bảo vệ chùa, chỉ bán bên ngoài những vật phẩm địa phương cho khách thập phương đến hành hương, viếng Phật.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Chùa Đại Lộc - ngôi chùa Nam tông đầu tiên trên đất Phật

Chùa Việt 15:18 19/11/2024

Chùa Đại Lộc tọa lạc tại số 13/46 M-5 Khajuhi, Sarnath, Varanasi – 221007, U.P. (India) - nơi có tháp Chuyển Pháp Luân, là một trong Tứ Động Tâm của Phật giáo tại đất Phật Ấn Độ, Nepal.

Ngôi chùa được phong sắc tứ duy nhất tại Gia Lai

Chùa Việt 09:00 19/11/2024

Gia Lai hiện có hàng trăm ngôi chùa, trong đó có nhiều chùa đã qua trăm năm lịch sử. Nhưng chỉ duy nhất chùa Tân An (đường Nguyễn Thiếp, phường Tây Sơn, thị xã An Khê) được sự công nhận và ban tặng của hoàng gia nhà Nguyễn, gọi là sắc tứ.

Ngôi chùa 900 tuổi đẹp nhất của Hà Nội xưa

Chùa Việt 16:47 18/11/2024

Chùa Chiêu Thiền, hay còn gọi là chùa Láng, dù đã 900 tuổi vẫn đứng uy nghiêm giữa lòng Hà Nội với một vẻ đẹp lưu giữ nhiều thăng trầm của thời gian.

Vãng cảnh chùa Hang ở An Giang

Chùa Việt 08:50 18/11/2024

Chùa Phước Điền (còn gọi là chùa Hang) tọa lạc trên triền núi Sam (TP. Châu Đốc), với kiến trúc độc đáo, cùng khung cảnh xanh mát, đây là một điểm đến ấn tượng tại thành phố vùng biên.

Xem thêm