Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ sáu, 27/11/2020, 14:35 PM

Chưa hội đủ duyên lành thì khoan vội xuất gia

Xuất gia là chuyện hệ trọng của đời người. Để được như nguyện cần có tâm chí dũng mãnh, chuẩn bị kỹ càng, nhất là phải hội đủ nhân duyên lành tốt.

Người con Phật, muốn làm bất cứ việc gì cần xem xét kỹ lưỡng, cân nhắc thấu đáo, chu toàn trách nhiệm, nói chi đến việc xuất gia trọng đại mà ‘âm thầm ra đi và để lại lá thư’ bỏ lại sau lưng ngổn ngang trăm mối thì thật không ổn.

Mặt khác, dẫu thuận duyên xuất gia đi nữa thì đó cũng chỉ là bước đầu. Lộ trình tu học để được thân tâm an lạc vẫn còn dài, nhiều gian nan phía trước đang chờ đợi và thử thách. Nếu vụng tu và thiếu duyên thì đời sống xuất gia vẫn đau khổ như thường, thậm chí có người không chịu nổi phải hoàn tục.

Xuất gia theo đạo Phật không chỉ để giải thoát cho chính mình mà còn vì lợi ích cho hết thảy mọi loài chúng sinh.

Xuất gia theo đạo Phật không chỉ để giải thoát cho chính mình mà còn vì lợi ích cho hết thảy mọi loài chúng sinh.

Xuất gia là tích cực đối diện với cuộc đời

Nhiều Phật tử còn có trách nhiệm nặng nề với gia đình, nhất là con nhỏ. Các con rất cần cha, mẹ để khôn lớn. Các Phật tử cần phải ý thức rất rõ điều này. Lý tưởng xuất gia là để giải thoát và cứu độ chúng sinh. Con cái hiện là chúng sinh đang cần bạn ‘cứu độ’ nhất.

Một số người có hoàn cảnh vướng bận bởi gia đình như con cái nhưng được chồng đồng ý cho xuất gia, con dại gửi cho nội (ngoại) nuôi, đặc biệt có trường hợp cả hai mẹ con đều được vào chùa cùng tu nhưng tu học mà nhiều vướng bận như thế thì rất khó thiết lập sự bình yên, thanh thản.

Đến khi nào bản thân không còn vướng bận bởi thế sự thì hãy xuất gia.

Đến khi nào bản thân không còn vướng bận bởi thế sự thì hãy xuất gia.

Ý nghĩa thực tiễn của người xuất gia

Các Phật tử có một số lợi thế như tuổi trẻ và sức khỏe, công việc ổn định, biết tu tập hàng ngày. Đây là nền tảng căn bản có thể giúp thiết lập sự thăng bằng, an lạc ngay trong hiện tại. Nhờ công việc ổn định Phật tử có thể tự chủ cuộc sống, nhờ biết tu tập hàng ngày Phật tử có thể kham nhẫn trước những khó khăn, phiền não.

Thế nên, nếu còn vướng bận với gia đình như chồng, con,... chúng ta hãy mở lòng, nói cho chồng biết những khó khăn của bản thân, kể cả ý nguyện xuất gia. Dù cho hoàn cảnh có thế nào, chúng ta cần phải có trách nhiệm với con; cùng chồng nuôi con khôn lớn, nên người. Đến khi con cái trưởng thành hoặc sắp xếp ổn thỏa chuyện gia đình thì mới có thể xin xuất gia.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

Nhập thất: Nhất tâm, lộ trình sơ thiền (5)

Góc nhìn Phật tử 17:30 28/03/2024

Tôi đề cập vấn đề này nhiều lần mà có vẻ như chưa đủ. Hai chữ nhất tâm nó có thể quyết định toàn bộ con đường tu tập, cả về phương pháp luận về các pháp hành mà Đức Phật đã chỉ ra.

Người trồng nụ cười

Góc nhìn Phật tử 10:51 28/03/2024

Thoáng chốc đã hai năm nó gặp Thầy! Người đã thay đổi cuộc đời nó. Từ một cô bé vô tư, ngây ngô, chỉ biết ở chùa cho vui, làm công quả để kiếp sau bớt khổ. Đó là nó nghe được từ các cô, các bà chứ đôi mươi thì nào biết gì.

Nhập thất: Tăng nhất A-hàm (4)

Góc nhìn Phật tử 18:30 27/03/2024

Đàm luận về nhân quả đó là bài học vô cùng hữu ích đối với tất cả mọi người đang hướng đến con đường học Phật. Bạn đọc lại "10 câu hỏi trăn trở và thao thức" để bắt đầu suy nghiệm nhân quả mà tác giả đã gửi gắm vào đấy.

Người có tâm

Góc nhìn Phật tử 13:12 27/03/2024

Chúng ta thường nghe nói, con người “quý ở chữ tâm”, “hơn nhau ở chữ tâm” hay “sống phải có tâm”. Cụ Nguyễn Du cũng nói trong Truyện Kiều rằng “Chữ tâm kia mới bằng ba chữ tài”. Vậy thế nào là một người có tâm?

Xem thêm