Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ sáu, 28/08/2020, 09:19 AM

Xuất gia là tích cực đối diện với cuộc đời

Xuất gia là một chí nguyện, như người lập chí cho sự nghiệp của mình mà ra sức và tập trung học hỏi trau dồi. Việc xuất gia mang ý nghĩa tiếp tục gánh vác trọng trách của đức Phật, nối tiếp dòng thánh, duy trì huệ mạng.

Tại sao gọi là xuất gia?

Xuất gia là ra khỏi sự ràng buộc của đời sống gia đình. Xưa kia, khi còn thị hiện làm Thái tử Tất-đạt-đa, đức Phật Thích Ca Mâu Ni đã thấy được cái khổ sinh già bệnh chết của cuộc đời; thế rồi Ngài quyết tâm từ bỏ ngai vàng điện ngọc, vợ đẹp con thơ để xuất gia tìm cầu chân lý. Trải qua biết bao khổ hạnh để theo đuổi tất cả những phương pháp tu tập đương thời mà không kết quả, cuối cùng Ngài tự mình xác định một con đường của mình và chứng đắc giác ngộ vô thượng.

Như vậy, xuất gia không phải là một việc dễ làm, càng không đơn giản để cả thân lẫn tâm đều cảm nhận được pháp lạc; cho nên, xuất gia là việc khó, phải trải qua nhiều công đoạn tu tập thực hành mới thành tựu được; là việc làm của bậc xuất trần thượng sĩ, không phải người có quyền uy hoặc giàu có là có thể làm được. Xuất gia là ra khỏi ngôi nhà đang bốc cháy của ba cõi, là ra khỏi ngôi nhà luân hồi sinh tử; muốn làm được điều này người xuất gia cần phải chuẩn bị cho mình một chí nguyện vững chãi, một tấm lòng thành kính để trau dồi phước huệ, nâng cao tính thiện trong con người; tinh tấn thực hành từ bi và hỷ xả để bước vào cảnh giới giác ngộ viên mãn.

Việc xuất gia mang ý nghĩa tiếp tục gánh vác trọng trách của đức Phật, nối tiếp dòng thánh, duy trì huệ mạng.

Việc xuất gia mang ý nghĩa tiếp tục gánh vác trọng trách của đức Phật, nối tiếp dòng thánh, duy trì huệ mạng.

Xuất gia là đại báo hiếu

Người xuất gia phải tự mình tháo gỡ ràng buộc, dần dần thoát ly biển khổ, xả bỏ lợi danh cám dỗ, chỉ một lòng tầm cầu chân lý giải thoát tối thượng. Xuất gia là việc làm siêu trần thoát tục, luôn luôn phải tỉnh thức nội tâm, tham học cầu tiến, giải trừ cho được cái khổ sinh già bệnh chết, tiêu trừ cho được mê hoặc, thăng cao quả vị chứng đắc. Làm được như thế thì việc xuất gia mới tích cực đối diện với cuộc đời.

Người xuất gia phải luôn tâm niệm rằng xuất gia là để vượt ra khỏi ngôi nhà phiền não sinh tử, ra khỏi ngôi nhà tà tri tà kiến, ra khỏi ngôi nhà tự tư tự lợi, để rồi hoàn thiện nhân cách, liễu ngộ cuộc đời tạm bợ vô thường, lợi lạc quần sinh. Bài kệ Thế phát (Xuống tóc) viết: “Cạo bỏ râu tóc, nên nguyện chúng sinh, xa rời phiền não, liền đắc tịch tịnh”. Kinh Phước Điền trong Tỳ-ni Nhật dụng Thiết yếu cũng nói về năm đức tính của một người xuất gia:” một là phát tâm xuất gia, vì cảm bội Phật pháp; hai là hủy bỏ hình đẹp, vì thích ứng pháp y; ba là cát ái từ thân, vì không còn thân sơ; bốn là không kể thân mạng, vì tôn sùng Phật pháp; năm là chí cầu đại thừa, vì hóa độ mọi người”.

Xuất gia là một chí nguyện, như người lập chí cho sự nghiệp của mình mà ra sức và tập trung học hỏi trau dồi.

Xuất gia là một chí nguyện, như người lập chí cho sự nghiệp của mình mà ra sức và tập trung học hỏi trau dồi.

Xuống tóc không bởi xuất gia

Nhiều người sai lầm khi cho rằng chùa chiền là nơi trốn tránh trách nhiệm xã hội hoặc vào chùa thì liền được thanh tịnh giải thoát. Nghĩ như vậy thì quá ư nông nổi. Vào chùa, ngoài công việc bửa củi gánh nước, tụng kinh niệm Phật hàng ngày, người xuất gia còn phải biết tự câu thúc từng hành vi cử chỉ, từng lời ăn tiếng nói, trì nghiêm ngặt các nguyên tắc của thiền môn. Nếu người không đủ phước báo, thiếu quyết tâm hạ thủ công phu, hoặc không đủ thời gian tu tập và rèn luyện ngay từ đầu thì sẽ dễ dàng thất bại. Khi đó còn nói chi đến chuyện ngồi thiền, tĩnh tọa, kinh hành, nghiên cứu giáo nghĩa, thông thạo kinh điển, thuyết giảng độ sinh.

Hoặc có người cho rằng vào chùa là trốn tránh được sự đời, có ngờ đâu trong tâm còn phiền não thì dù ở chùa, phiền não lại càng tăng thêm. Một lời cảnh báo cho thấy “khi chưa khoác áo cà sa rồi thì chuyện càng nhiều”. Thật ra đây là một bài học hai mặt, khi tâm tịnh thì thế giới tịnh và khi tâm an thì thế giới an. Khi cái thấy biết của mình đã không đúng thì tâm làm sao mà tịnh; đức hạnh tu tập chưa thuần thì thân làm sao mà an.

Người xuất gia phải phát tâm dũng mãnh, trên cầu Phật đạo dưới cứu chúng sinh, giúp chúng sinh rời khổ được vui, chứng ngộ chân lý, giải thoát sinh tử luân hồi.

Người xuất gia phải phát tâm dũng mãnh, trên cầu Phật đạo dưới cứu chúng sinh, giúp chúng sinh rời khổ được vui, chứng ngộ chân lý, giải thoát sinh tử luân hồi.

Sức khỏe kém muốn xuất gia ở nhà tu được không?

Nếu không hiểu giáo lý thì cho dù có xuất gia đi chăng nữa tâm cũng không thể nào thanh tịnh; đó mới chỉ là hình thức thân xuất gia mà tâm không xuất gia. Mặt khác, xuất gia là một chí nguyện, như người lập chí cho sự nghiệp của mình mà ra sức và tập trung học hỏi trau dồi. Việc xuất gia mang ý nghĩa tiếp tục gánh vác trọng trách của đức Phật, nối tiếp dòng thánh, duy trì huệ mạng. Muốn được như vậy thì người xuất gia phải phát tâm dũng mãnh, trên cầu Phật đạo dưới cứu chúng sinh, giúp chúng sinh rời khổ được vui, chứng ngộ chân lý, giải thoát sinh tử luân hồi.

Xem thêm video "Tu thân theo lời Phật dạy":

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Tu hành là gì? Như thế nào gọi là tu hành?

Kiến thức 10:00 22/11/2024

Mọi người nhất định không nên hiểu lầm, hiểu sai đi ý nghĩa của hai chữ tu hành này. Như thế nào gọi là tu hành?

Bố thí sinh phiền não

Kiến thức 09:32 22/11/2024

Thuở xưa, khi mà Ngài Xá-lợi-phất đang tu Bồ-tát đạo, công phu tu tập chưa được vững. Một hôm có người Bà-la-môn đến thử Ngài. Họ nói: - Người tu hạnh Bồ-tát cần phải bố thí. Tôi nay có chút việc đến xin Ngài giúp cho.

Tâm là gì?

Kiến thức 09:16 22/11/2024

Trong chữ Hán, chữ (心) được mô tả bằng bốn câu thơ như sau: “Tam điểm như tinh tượng/ Hoành câu tợ nguyệt tà/ Phi mao tùng thử đắc/ Tố Phật dã do tha”.

Học Phật giản đơn

Kiến thức 08:00 22/11/2024

Luôn giữ tâm thanh tịnh, chánh niệm tỉnh giác xa lìa các pháp cấu uế, bất thiện dần hướng đến an lạc, Niết bàn miên viễn.

Xem thêm