Xin lỗi Phật, con từng nghĩ sẽ quay lưng với chùa
Từ đây, tôi xin hứa với lòng tôi không còn đến chùa để dòm để ngó, để cúng ít tiền lẻ, ăn chút cơm chay rồi ra về, để vội buông lời phán xét hay để gieo vào trong tâm thức người khác những thành kiến cực đoan mang tính huỷ hoại những tâm hồn yếu ớt, cả tin.
Tôi là một Phật tử, tôi dám nói điều đó bởi vì tôi đã từng quy y tam bảo, tôi có pháp danh. Tôi đã từng nghĩ mình sẽ quay lưng với chùa, cũng bởi Phật là ở tại tâm, ở tại nhà, chứ chẳng phải ở chùa mới có Phật. Tâm mình trong sáng, mình sống thiện lương, không tham lam hại người, thì mình chẳng cần sám hối, chẳng cần lên chùa làm gì? Cầu nguyện có kết quả gì, Phật trời nào cứu được mình ngoài sự u mê cuồng tín.
Cho đến một ngày,
1. Ba tôi bị cái nhọt ngay chân, khối nhọt to dần và thối rữa, lan ra cả bàn chân. Ai cũng bảo nên đưa ba tôi vào viện để chữa, tôi nhất quyết nói không, vì các loại cỏ cây thảo mộc cũng là thuốc, thuốc sau vườn nhà mình chứ đâu. Tôi tự mang lá về đắp và sát trùng vết thương cho ba, cũng bởi tôi đã quay lưng với bệnh viện, nơi mà các bệnh viện tư nhân mọc lên như nấm, bác sĩ thiếu y đức, vẽ bệnh, làm tiền. Nhưng vết thương ngày càng to dần, đau đớn và bóc mùi không thể cứu vãn. Gia đình nhất quyết đưa ba vào viện để làm phẫu thuật cắt bỏ chân để hy vọng cứu lấy mạng sống cho ba. Đứng bên ngoài phòng mổ tôi chỉ biết thầm cầu nguyện Phật trời cho ba tôi được bình an, ca mổ được thành công. Tôi cũng cầu nguyện, cũng u mê như mọi người sao, không, không, đó là tình người.
2. Tôi cho thằng Nam con tôi nghĩ học khi nó vừa lên cấp ba. Kiến thức vốn dĩ nằm trong sách vở, trong tư duy, trong sự tự lực nghiên cứu tìm hiểu chứ chẳng phải ở trường, ở lớp, ở giáo viên. Ngày nay các trường chỉ giỏi bày ra hàng tá lý do để thu phí, giáo viên thì tìm đủ mọi cách để moi tiền học sinh. Vậy thì tại sao tôi phải cho con tôi đến trường, không, không bao giờ. Tôi chính thức quay lưng với giáo dục học đường. Vài năm sau, tuổi thằng Nam ngày càng lớn, nó không có nổi cái bằng tốt nghiệp phổ thông để người ta nhận nó vào nghề. Suốt ngày, nó cứ quanh quẩn với những việc tay chân lao nhọc, nhìn nó khổ mà tôi muốn rớt nước mắt. Tôi nhất quyết cho nó đi học lại hệ bổ túc để mai này có cái nghề, cái nghiệp. Ngày tôi đưa nó đi thi xét tuyển đầu vào, đứng bên ngoài tôi chỉ biết thầm cầu nguyện Phật trời cho con tôi được nhập học, hồ sơ được suôn sẻ. Tôi cũng cầu nguyện, cũng u mê như mọi người sao, không, không, đó là tình người.
Bây giờ, mỗi lần nhìn thấy ba ngồi một mình trước hiên nhà, với nỗi buồn và mặc cảm, lòng tôi còn buồn hơn. Nhìn thằng Nam tuổi đã lớn mà còn phải cắp xách đến trường, tim tôi như tan nát. Cũng bởi những suy nghĩ nông cạn, những ngạo nghễ khi xưa của bản thân mà đã vô tình tạo nên bao điều vụng dại, lỗi lầm.
Chẳng lẽ bây giờ tôi lầm lỗi, tôi cũng tự quay lưng với chính bản thân mình.
3. Tôi đã từng quay lưng với chùa, để tìm Phật trong tâm, hay nói đúng hơn là bởi chẳng còn ai là thầy đáng kính trong mắt tôi. Pháp môn cao siêu tự tôi sẽ tìm ra, tự tôi sẽ chứng ngộ.
Có người bảo rằng ta đến chùa vái là vái cái áo cà sa, tức là vái Phật, không phải vái sư. Không, tôi không vái, Phật đâu có nằm trên chiếc áo cà sa, trên mấy pho tượng bất động, vô tri. Ngày mẹ tôi mất, tôi cũng chẳng thiết tha lập bàn thờ, bài vị, thắp hương tưởng niệm gì, mẹ tôi đâu có nằm trên đó, tổ tiên ông bà tôi đâu có nằm trên đó. Nhà tôi không có bàn thờ, khung hình, bài vị, tôi chính thức là một kẻ vô thần.
Để rồi cái chân của ba, tương lai của thằng Nam, căn nhà không có nổi cái bàn thờ làm giỗ mẹ đã khiến tôi nhận ra cái cao ngạo của bản thân, cái mỏi mòn quanh quẩn lý luận chẳng tới đâu, mà đạo nghĩa, đạo hiếu, đạo tình đã tự mình đánh mất. Tôi đã quay lưng với người thầy mà tôi đã từng gọi hai tiếng Bổn sư, người đã truyền trao cho tôi tam quy ngũ giới để chính thức trở thành Phật tử, tôi đã quay lưng với mái chùa mà mình đã từng nương tựa, từng nuôi dưỡng hun đúc cho tôi từng ngày bằng những bài học Phật pháp đầu tiên. Tôi đã quay lưng với tiếng kệ, lời kinh với những đêm cầu nguyện thiêng liêng thắm đượm nghĩa tình cho chúng sanh vạn loại, cho kẻ còn người mất, cho quê hương dân tộc, cho một thế giới hoà bình, cho nhân sinh bớt khổ, bên các thầy, bên những người bạn đạo. Không, không, đó không phải là u mê, mà là vị tha, là từ bi, là tình đạo vị.
Từ đây, tôi xin hứa với lòng tôi không còn đến chùa để dòm để ngó, để cúng ít tiền lẻ, ăn chút cơm chay rồi ra về, để vội buông lời phán xét hay để gieo vào trong tâm thức người khác những thành kiến cực đoan mang tính huỷ hoại những tâm hồn yếu ớt, cả tin. Mà đến chùa là để bắt tay vào, dấn thân vào phụng sự cuộc đời cùng với các sư. Phụ sửa lại mái chùa còn đang hư dột, thay từng viên gạch đã mục nát, úa màu, lau giúp cái nền, nấu giúp những bữa ăn tình người, xếp từng cái kệ, từng đôi dép cho ngay, chăm lo thăm hỏi các thầy có cần chi giúp đỡ, hay mở lòng yêu thương tận tuỵ hướng dẫn người mới đến sau, mới bước vào cửa đạo, biết tham gia tu học, biết nghe kinh thính pháp. Được như vậy thì từ nay tôi mới dám gọi mình là Phật tử, tức là người tiếp nối, là người giữ gìn mối đạo thiêng liêng của tổ tông, của hồn dân tộc.
Giác Minh Luật
Los Angeles, 03/09/2020
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Vì sao Đức Phật không cứu độ hết chúng sinh thoát khỏi khổ đau?
Kiến thức 20:09 02/11/2024Phật không thể chuyển được nghiệp của chúng sinh, mà chỉ có thể từ bi chỉ dạy chúng sinh tự mình nỗ lực để thay đổi cuộc đời của mình.
Lục hòa: Sáu pháp sống chung hòa hợp
Kiến thức 14:50 02/11/2024Đây là phép sống chung hòa hợp để tu tập hướng đến giải thoát giác ngộ. Người tu hành mà không học tập sống chung cùng đại chúng một cách hòa hợp thì khó mà tu tập thăng tiến.
Thứ lớp quả vị của Bồ tát Thập địa
Kiến thức 13:29 02/11/2024Nhờ có trí tuệ thấy rõ khổ đau và thực hành Bát chính đạo cùng giáo lý Trung đạo, hành giả phát khởi Bồ đề tâm, hành trì Lục độ Ba la mật để dần đạt các cấp độ thành tựu trên con đường Giác ngộ.
Nói về Tứ niệm xứ
Kiến thức 10:40 02/11/2024Học, hiểu và tu tập Tứ niệm xứ là rất cần thiết dù tu sĩ hay cư sĩ giúp ta sống chất lượng, sâu sắc ý nghĩa, thanh tịnh thân tâm, thành tựu đinh lực trí tuệ hướng đến an vui giác ngộ giải thoát hoàn toàn ra khỏi mọi nỗi khổ niềm đau.
Xem thêm