Chùa Ngâu, ngôi cổ tự hàng nghìn năm tuổi ở Hà Nội
Chùa Ngâu - ngôi chùa với niên đại hàng nghìn năm tuổi ở Hà Nội mang nét trầm mặc cổ kính, gợi lên cảm giác thanh tao, thoát tục mà bất kỳ ai có dịp đến đây cũng có thể cảm nhận.
Chùa Ngâu (tên chữ là Hưng Long tự, hay Quốc Lão Hưng Long tự) nằm ở phía bắc làng Ngâu (hay thôn Yên Ngưu, xã Tam Hiệp, huyện Thanh Trì, Hà Nội). Tương truyền, chùa được Lệ Thiên Hoàng hậu cho xây vào năm 1130 (niên hiệu Thiên Thuận, thời vua Lý Thần Tông). Chùa Ngâu là nơi thờ Phật và đức tổ Mẫu Ngâu.
Thời Lê Trung hưng, chùa Ngâu rơi vào cảnh hoang tàn, đổ nát. Đến năm Cảnh Hưng thứ 23 (1762), chùa được một vị quốc lão triều Lê đứng ra hưng công, tu bổ lớn. Để tri ân công đức ấy, dân làng thờ ông và đặt tên chùa là Quốc Lão Hưng Long tự, tiếp tục xây dựng Đế Đô Hưng Quốc Phủ - Phụng Thiên Hành Thế.
Việc này được quan nghè Hàn lâm viện Hiệu thảo Nguyễn Mậu Đĩnh ghi lại trên tấm bia “Quốc Lão Hưng Long tự bi ký” lập năm Cảnh Hưng thứ 24 (1763) với nội dung đại ý: Thuở hàn vi, ông Nguyễn Du (Trịnh Du) thường qua lại đất Yên Ngưu.
Sau khi hiển đạt, ông đã xin phần đất này lập thái ấp và đứng ra hưng công, kêu gọi nhân dân trong vùng đóng góp để mở mang, tu sửa lại chùa Ngâu. Năm 1763, ông mất khi chùa vừa hoàn thành. Nhân dân tôn ông và cha mẹ ông làm hậu Phật.
Đến thời kỳ kháng chiến chống Pháp - Mỹ, do nằm ở vị trí thuận lợi ven sông Tô Lịch, gần đường quốc lộ, lại là kho chứa vũ khí, đạn dược và là nơi nuôi giấu cán bộ nên chùa Ngâu bị bom đạn phá hủy hoàn toàn và bỏ hoang trong thời gian dài. Năm 1995, chùa được đại trùng tu.
Bà Nguyễn Thị Dung (67 tuổi, xã Tam Hiệp, Thanh Trì, Hà Nội) bộc bạch: “Ở độ tuổi của chúng tôi, tìm đến nơi cửa Phật để tâm an, tĩnh tại là chuyện mà ai cũng muốn làm. Sau cả đời người bôn ba, vì gia đình, con cháu, cứ đến những ngày lễ lạp trong tháng ví dụ như mùng 1, ngày rằm hay ngày lễ vu lan,... là tôi thường đến chùa Ngâu để thắp hương, khấn chư vị thánh thần, cầu sức khỏe cho cả gia đình”.
Tuy gần như được xây mới nhưng chùa Ngâu vẫn mang nét cổ kính, tôn nghiêm. Chùa có quy mô vừa phải, ẩn mình dưới tán cổ thụ xanh tốt, gồm các hạng mục: Tam bảo, nhà thờ Tổ, phủ Đế Đô Hưng Quốc, tam quan...
Tam quan chùa được xây bằng đá xanh, bên phải là cây muỗm hàng trăm trăm tuổi và một giếng tròn to giáp với sân trước phủ Đế Đô. Tiền đường phủ gồm 5 gian 2 chái, được xây hai tầng kiểu chồng diêm. Hậu đường nằm ở sân sau, đầu hồi có lối thông sang chùa.
Tam bảo chùa được xây trên nền cao. Trước thềm là pho tượng Bồ tát Quan âm Nam Hải. Tiền đường gồm 5 gian 2 chái với 3 lầu nhô lên 2 tầng theo kiểu chồng diêm, liên kết liền với trung đường 7 gian và thượng điện 3 gian theo hình chữ “tam”. Xung quanh sân sau thượng điện là nhà khách, nhà Tổ và nhà tăng.
Tại chùa Ngâu hiện còn nhiều di vật cổ, trong đó nổi bật là quả chuông đồng đúc năm Cảnh Thịnh thứ 7 (1799), cao 124cm, đường kính miệng rộng 60cm, quai được trang trí hình đôi rồng đuôi xoắn, thân đề bốn chữ “Hưng Long tự chung”.
Chị Lê Vân, Phú Xuyên, Hà Nội cho biết: “Tôi và gia đình thường đến chùa Ngâu thắp hương, cầu phúc phần cho mọi người bình an, nhà cửa êm ấm, thuận hòa, công việc hanh thông, thuận lợi. Đó cũng là một điều làm tâm tưởng mình thoải mái, an yên hơn giữa cuộc sống xô bồ như hiện nay”.
Đại đức Thích Đức Hạnh về trụ trì chùa Ngâu từ năm 2000. Sau đó chùa được trùng tu tôn tạo lại hoàn toàn với quy mô xây dựng lớn hơn trước nhiều. Các hạng mục công trình chính gồm có tam quan, tòa tam bảo, nhà thờ Tổ, nhà tăng, nhà khách ở giữa, bên tả là phủ Đế Đô Hưng Quốc và bên hữu là vườn cây.
Đại đức Thích Đức Hạnh trụ trì chùa Ngâu cho biết: "Chùa nằm sâu trong làng nên cũng ít người ở nơi khác biết đến, cứ đến ngày rằm, hay mùng 1 nhân dân địa phương đến thắp hương cầu bình an rất đông".
Qua thời gian, chùa Ngâu như trở thành chứng nhân lịch sử của đất nước ta. Năm 1995, chùa Ngâu đã được xếp hạng Di tích lịch sử - văn hóa cấp quốc gia.
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Chùa Côn Sơn: Một trong ba trung tâm Thiền phái Trúc Lâm
Chùa Việt 14:07 01/11/2024Chùa Côn Sơn gắn với Thiền phái Trúc Lâm, cả ba vị Tổ của thiền phái đã từng tu hành và thuyết pháp ở đây. Cùng với chùa Yên Tử và chùa Quỳnh Lâm, chùa Côn Sơn là một trong ba trung tâm của Thiền phải Trúc Lâm.
Chùa Khôsa Răngsây: Nơi có tủ sách cổ hàng trăm năm tuổi
Chùa Việt 10:58 31/10/2024Tọa lạc ngay trung tâm Q.Ninh Kiều (TP.Cần Thơ), ngôi chùa Khmer mang tên Khôsa Răngsây thu hút du khách hơn 60 quốc gia đến tham quan bởi nhiều nét độc đáo, trong đó có tủ sách cổ hàng trăm năm tuổi.
Độc đáo ngôi chùa hơn 400 năm tuổi, lộng lẫy như cung điện ở Sóc Trăng
Chùa Việt 20:32 30/10/2024Tại xã Viên Bình, H.Trần Đề (Sóc Trăng) có một ngôi chùa Khmer hơn 400 năm tuổi, chính điện được xây dựng nguy nga, lộng lẫy.
Huyền tích chùa thiêng trên đỉnh núi Tà Cú tại Bình Thuận
Chùa Việt 12:30 30/10/2024Trong hệ thống chùa chiềng tại tỉnh Bình Thuận, có một ngôi chùa thiêng gắn liền với tên tuổi của một nhà sư – người được xem là bậc 'cứu thế độ đời', danh đức của Ngài được người dân Bình Thuận cũng như Phật tử gần xa biết đến và cảm niệm hàng năm…
Xem thêm