Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ, 24/06/2019, 07:21 AM

Chùa Trắng - ranh giới địa ngục và niết bàn hút du khách ở Thái Lan

Chùa Trắng còn có tên gọi là Wat Rong Khun, đây là ngôi chùa mang kiến trúc kỳ lạ và đẹp bậc nhất thế giới ở Chiang Rai, Thái Lan, thu hút rất đông du khách tham quan hàng ngày.

Wat Rong Khun thường được gọi là White Temple (chùa Trắng), đây là ngôi chùa nổi tiếng bậc nhất của Thái Lan. Bất kể thời điểm nào trong năm, cổng vào của ngôi chùa cũng luôn tấp nập du khách từ khắp nơi trên thế giới.

Wat Rong Khun được bao phủ bởi một màu trắng sáng tượng trưng cho sự tinh khiết, chiếu rọi của Phật giáo.

Wat Rong Khun được bao phủ bởi một màu trắng sáng tượng trưng cho sự tinh khiết, chiếu rọi của Phật giáo.

Khác với màu vàng chủ đạo của các ngôi chùa ở Thái Lan, nơi được mệnh danh là "Xứ sở Chùa Vàng", Wat Rong Khun được bao phủ bởi một màu trắng sáng tượng trưng cho sự tinh khiết, chiếu rọi của Phật giáo.

Bao quanh chùa là một công viên với hồ nước và rất nhiều tác phẩm điêu khắc thủ công kỳ lạ, có thể là một ác quỷ, đầu lâu, hay các quái vật trong văn hóa dân gian Thái Lan

Bao quanh chùa là một công viên với hồ nước và rất nhiều tác phẩm điêu khắc thủ công kỳ lạ, có thể là một ác quỷ, đầu lâu, hay các quái vật trong văn hóa dân gian Thái Lan

Chùa có diện tích không quá lớn, chỉ khoảng 12.000 m2, nhưng tất cả kiến trúc trang trí tại đây xứng đáng được gọi là những tác phẩm nghệ thuật. Người sáng tạo nên ngôi chùa là Chalermchai Kositpipat, một kiến trúc sư kiêm nghệ nhân nổi tiếng của Thái Lan.

Chùa được nghệ nhân kiến trúc sư Chalermchai kiến thiết và tạo dựng, có 9 công trình kiến trúc riêng biệt bằng chất liệu thủy tinh và thạch cao.

Chùa được nghệ nhân kiến trúc sư Chalermchai kiến thiết và tạo dựng, có 9 công trình kiến trúc riêng biệt bằng chất liệu thủy tinh và thạch cao.

Bao quanh chùa là một công viên với hồ nước và rất nhiều tác phẩm điêu khắc thủ công kỳ lạ, có thể là một ác quỷ, đầu lâu, hay các quái vật trong văn hóa dân gian Thái Lan.

Đây là những tác phẩm công trình điêu khắc tinh xảo, đầy ý nghĩa

Đây là những tác phẩm công trình điêu khắc tinh xảo, đầy ý nghĩa

Hình tượng ác quỷ, đầu lâu theo tín ngưỡng dân gian Thái Lan, giống như địa ngục.

Hình tượng ác quỷ, đầu lâu theo tín ngưỡng dân gian Thái Lan, giống như địa ngục.

Được xây dựng từ năm 1997, tất cả kiến trúc của chùa đều được làm thủ công bởi Chalermchai. Năm 2014, trận động đất lớn đã phá hủy một phần của ngôi chùa.

Tuy nhiên điều đó không làm nản lòng người nghệ sĩ tâm huyết. Chalermchai vẫn tiếp tục hoàn thiện "công trình cuộc đời" của mình mà ông dự định sẽ hoàn thành vào năm 2070.

2014 động đất đã phá hủy 1 phần công trình, nhưng kiến trúc sư không hề nản chí, kế hoạch xây dựng chùa của ông tiếp tục tới năm 2070

2014 động đất đã phá hủy 1 phần công trình, nhưng kiến trúc sư không hề nản chí, kế hoạch xây dựng chùa của ông tiếp tục tới năm 2070

Mục đích của Chalermchai muốn tạo nên 9 công trình kiến trúc riêng biệt bằng chất liệu thủy tinh và thạch cao. Đó là khu chính điện, sảnh đường, tòa nhà vàng, nhà nguyện, bảo tàng, phòng trưng bày nghệ thuật, khu ăn nghỉ... Do muốn chứng kiến ngôi chùa hoàn thành trước khi mất, Chalermchai đã đồng ý để các học trò của ông tham gia giúp đỡ.

Muốn đi vào chùa phải đi qua cây cầu Luân hồi - tái sinh, bạn sẽ không khỏi rùng mình bởi hàng trăm bàn tay từ dưới ngoi lên như muốn níu kéo bạn xuống.

Muốn đi vào chùa phải đi qua cây cầu Luân hồi - tái sinh, bạn sẽ không khỏi rùng mình bởi hàng trăm bàn tay từ dưới ngoi lên như muốn níu kéo bạn xuống.

Điểm nổi bật nhất khi bước vào chùa là bạn sẽ đi qua cây "cầu luân hồi - tái sinh", nơi có vô số bàn tay đang ngoi lên như muốn kéo bất kỳ ai đi qua xuống dưới.

Bước qua cây cầu, bạn sẽ tới "cổng thiên đường", sau đó là gian chính điện, nơi duy nhất phải để giày dép bên ngoài và không được chụp ảnh.

Những cánh tay biểu tượng sự ham muốn nhục dục sẽ lôi kéo con người xuống hố sâu

Những cánh tay biểu tượng sự ham muốn nhục dục sẽ lôi kéo con người xuống hố sâu

Những bàn tay bên dưới cầu luân hồi - tái sinh tượng trưng cho ham muốn nhục dục của con người như hố sâu vô tận.

Tuy nhiên, khi có thể dừng lại đúng lúc, cánh cửa thiên đường vẫn rộng mở giúp bạn có thể thay đổi, như được tái sinh lần nữa.

Hai ông hộ pháp, trước sân chùa.

Hai ông hộ pháp, trước sân chùa.

Hai ông hộ pháp này biểu trưng cho sự hòa bình và chết chóc, cũng giống ông Thiện - ác

Hai ông hộ pháp này biểu trưng cho sự hòa bình và chết chóc, cũng giống ông Thiện - ác

Trước cổng thiên đường là 2 vị hộ pháp hùng dũng uy nghi, được điêu khắc vô cùng tinh xảo, tượng trưng cho "hòa bình" và "chết chóc". Việc đặt cổng thiên đường ở vị trí này cũng ám chỉ con người sau khi thoát khỏi bể khổ sẽ tới miền cực lạc.

Nếp chùa màu vàng kim để thể hiện sau hành trình vất vả, bạn sẽ gặp niết bàn

Nếp chùa màu vàng kim để thể hiện sau hành trình vất vả, bạn sẽ gặp niết bàn

Tòa nhà vàng" là công trình có màu vàng kim nằm phía bên phải cổng vào, nổi bật giữa những tòa kiến trúc màu trắng. Tòa nhà được thiết kế tinh xảo, bên trong là một nhà vệ sinh rất hiện đại.

Giếng cầu nguyện, bạn có thể thả những đồng xu xuống đây để cầu may mắn

Giếng cầu nguyện, bạn có thể thả những đồng xu xuống đây để cầu may mắn

Đi tiếp vào bên trong, bạn sẽ bắt gặp "cây may mắn", đây là nơi du khách có thể buộc những chiếc bùa để cầu may. Bên cạnh đó là "giếng cầu nguyện", bạn có thể ném những đồng xu xuống giếng và cầu nguyện cho mọi việc thuận buồm xuôi gió.

Rất nhiều du khách tìm tới đây để chứng nghiệm

Rất nhiều du khách tìm tới đây để chứng nghiệm

Dù trưa nắng vẫn nhộn nhịp

Dù trưa nắng vẫn nhộn nhịp

Bài liên quan

Wat Rong Khun hiện tại đang ngày càng nổi tiếng và đón tiếp lượng lớn du khách tới đây.

Chùa mở cửa đón du khách từ 8-18h hàng ngày, nhưng bất kỳ thời điểm nào, dù là giữa trưa nắng, nơi đây đều rất tấp nập, nhộn nhịp.

Bất cứ góc nào của Wat Rong Khun đều có nét đẹp nghệ thuật mê hoặc, có thể trở thành điểm check-in lý tưởng cho du khách. Ảnh: madmondaine - lukgalsrikarn.

Bất cứ góc nào cũng mê hoặc người đến chiêm ngưỡng

Bất cứ góc nào cũng mê hoặc người đến chiêm ngưỡng

Bạn có thể đến tham quan ngôi chùa vào mọi mùa trong năm. Tuy nhiên, thời điểm đẹp nhất có lẽ là từ tháng 11 đến tháng 2 bởi lúc này Thái Lan đang vào mùa lễ hội. Mùa hè đến đây và chứng kiến ngôi chùa phản chiếu dưới ánh nắng đẹp rực rỡ cũng là một lựa chọn hấp dẫn.

Dưới ánh nắng mùa hè, chùa có phản quang lấp lánh.

Dưới ánh nắng mùa hè, chùa có phản quang lấp lánh.

Góc nào của chùa cũng rực rỡ.

Góc nào của chùa cũng rực rỡ.

Lưu ý quan trọng để được vào tham quan chùa là bạn phải ăn mặc giản dị, không hở hang. Ngoài ra, nếu tham quan chùa, bạn nên kết hợp du ngoạn các điểm nổi tiếng của Chiang Rai như làng cổ dài Karen, Nhà Đen hay khu tam giác vàng nổi tiếng.

Bài liên quan

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Ngôi chùa 650 năm tuổi, nằm trên ngọn đồi cao nhất Phnom Penh

Ảnh 11:55 26/10/2024

Wat Phnom là ngôi chùa nổi tiếng ở thủ đô Phnom Penh của Campuchia, nằm trên đỉnh đồi cao nhất thành phố này.

Đêm hoa đăng tưởng niệm Trưởng lão Hòa thượng Thích Minh Châu tại Thiền viện Vạn Hạnh

Ảnh 08:20 20/10/2024

Tối 19/10, trong khuôn khổ Kỷ niệm 35 năm thành lập Viện Nghiên cứu Phật học VN, Hội đồng Quản trị Viện, môn phái tổ đình Tường Vân (Huế) và thiền viện Vạn Hạnh (TP.HCM) đã tổ chức Đêm hoa đăng tưởng niệm Trưởng lão Hòa thượng Thích Minh Châu, Phó Pháp chủ Hội đồng Chứng minh, Viện trưởng sáng lập Viện.

Nhiều bạn trẻ vượt đường xa đến ngôi chùa đặc biệt để cầu an cho cha mẹ

Ảnh 10:43 11/10/2024

Nhiều bạn trẻ vượt hàng chục thậm chí hàng trăm cây số từ khắp các tỉnh thành đổ về chùa Bửu Long (toạ lạc tại TP Thủ Đức, TP.HCM), không chỉ là chiêm ngưỡng vẻ đẹp kiến trúc tuyệt mỹ mà còn để cầu an cho cha mẹ nhân mùa dâng y Katina.

Nét đẹp khất thực tại khóa xuất gia gieo duyên ở Huế

Ảnh 17:30 10/10/2024

Khoá Xuất gia gieo duyên mùa Đông năm 2024 (Khóa 22) do chùa Huyền Không (TP.Huế, tỉnh TT-Huế) tổ chức có trên 100 thiện tín, nam nữ Phật tử tham dự, đang diễn ra kể từ ngày 3/10.

Xem thêm