Chữa vết thương lòng
Thông thường, vết thương bên ngoài dễ biết dễ chữa, chấn thương tâm lý bên trong rất khó phát hiện và khó chữa lành. Vì khó phát hiện ra nên không ít người cả đời mang trong mình chấn thương tâm lý với nhiều hệ lụy khổ đau cho bản thân và những người xung quanh.
Hầu hết trong chúng ta, nhất là những người thiếu phước, sống nhiều năm, có nhiều trải nghiệm trong cuộc sống, sẽ chất chứa trong lòng những nỗi đau, những vết thương trong tâm hồn. Dù ít hay nhiều, dù sâu hay cạn nếu chúng ta không biết cách chữa trị, vết thương lòng ngày càng ngấm sâu hơn, khó trị hơn, làm ta đau khổ nhiều hơn, khổ lây cho những người xung quanh ta.
Những người có tuổi thơ bất hạnh, bị sốc tâm lý, hoặc bị hành hạ, đánh đập, ngược đãi, bị bỏ rơi, bị khinh thường, nhất là những ám ảnh kinh sợ...
Những cú sốc tâm lý trong gia đình, trong trường học, trong quan hệ bạn bè, tình cảm nam nữ, hôn nhân, trong công ty, trong xã hội như bị lừa đảo, bị bán đứng, bị dối trá, bị bỏ rơi, bị cô độc...
Có khi những người yếu vía vô tình nhìn thấy một cảnh tượng rùng rợn hãi hùng như một người vốn sợ ma nhìn thấy hình ảnh một người chết thân thể tan nát máu me bê bết cũng sẽ gây ám ảnh tổn thương tâm lý cả đời.
Chữa lành bằng những yêu thương
Như có người lúc trẻ bị mẹ ghẻ hành hạ ngược đãi khi lớn lên trở thành kẻ biến thái rối loạn tâm lý, chỉ cần nghe giọng người nữ trung niên hơi như giọng mẹ ghẻ là máu hận thù sôi lên sùng sục, có khi thành kẻ sát nhân. Một số người khác thì âm thầm chôn sâu nỗi đau tận đáy lòng, day dứt, dày vò, chịu đựng suốt đời.
Nếu ta biết cách chữa trị những vết thương lòng ấy lành lại thì ta sẽ sống an vui hạnh phúc hơn, nếu không, an vui hạnh phúc rất xa vời với họ cho dù đời sống vật chất họ đủ đầy.
Với những loại thuộc tâm bịnh này, thì chỉ có phương pháp chữa trị tâm bịnh của đức Phật mới có thể trị liệu hiệu quả và tận gốc, vì đức Phật là bậc thầy tâm linh vĩ đại nhất từ xưa đến nay...
Vậy cách nào trị vết thương lòng khả thi, phù hợp và hiệu quả nhất...
Muốn chữa trị hiệu quả, đầu tiên nhất là tùy theo vết thương lòng cụ thể của mỗi người ta phải tự tìm ra nguồn gốc, nguyên nhân cụ thể tạo ra vết thương đó. Muốn chữa được bịnh phải tìm ra gốc bịnh.
Cái gốc sâu xa và chung nhất của các thứ tâm bịnh, vết thương lòng là nghịch cảnh và thù hận tích tụ lâu ngày mà không được nhận diện, chữa trị và giải tỏa. Bên cạnh đó, tập nghiệp được huân tập trong quá khứ cũng có tác động nhất định trong việc tạo ra tâm bịnh.
Có người đang có vết thương trong lòng mà không thấy rõ, không nhận diện được, cứ lơ đi mà sống, có người mơ hồ nhận ra, có người nhận diện, nhưng không biết cách trị liệu và chuyển hóa.
Hãy tĩnh tâm quan sát thật rõ các trạng thái tâm lý của chính mình, sáng suốt nhận ra sự bất ổn nếu có của mình, tâm bịnh của mình mà chủ động đối diện, tìm cách thức phù hợp trị liệu cho trở lại bình thường để ta có đời sống an ổn vui vẻ và chất lượng hơn...
Ta phải tỉnh tâm chánh niệm quan sát thật sâu sắc các trạng thái biểu hiện tâm tính cùa ta, nếu tâm ý thường mông lung, mơ hồ, tán loạn, có những biểu hiện mừng giận thất thường bộc phát không ý thức kiểm soát thì ta nên dũng cảm chấp nhận đối diện để chuyển hóa.
Những phương pháp chữa trị chung nhất.
- Thiền quán: ngồi thiền định tĩnh tập trung tâm đối diện, quan sát sâu sắc, rõ ràng đúng như thật về những nội kết đau thương trong lòng ta,
Dùng trí tuệ, quán từ bi, quán buông bỏ để xả dần, loại bỏ dần chúng ra khỏi lòng ta.
Ví dụ: ta hận mẹ ghẻ hành hạ đánh đập đối xử tệ bạc với ta, ta hãy để tâm vào công nuôi dưỡng ta trưởng thành, ta quán nhờ sự khắc nghiệt đó mà ta rèn luyện trưởng thành, nhờ sự tệ bạc mà ta lập chí nên người tự lập. Rồi ta quán từ bi để xóa tan tâm thù hận, quán buông bỏ để loại những ấn tượng xấu ra khỏi tâm ta.
Thời gian ở chùa cũng là thời gian để chữa lành vết thương
- Quán vô thường để trị liệu và xả bỏ: nhìn rõ mọi thứ đang thay đổi chuyển biến và hoại diệt. Mạng sống của ta cũng vậy, chuyện quá khứ hãy cho nó qua luôn vì nó chẳng có ý nghĩa tích cực cho cuộc sống của ta hiện nay. Chỉ có người u mê mới bị chuyện qua rồi làm khổ.
- Quán như huyễn: khổ đau bất hạnh trong quá khứ đã qua và không tìm được không nắm bắt được trong hiện tại, chỉ do tâm ta chấp và dính mắc thì nó mới còn tồn tại, tâm ta không chấp không vướng bận thì dù tìm đâu cũng không thấy.
- Quán vô ngã: các pháp không có chủ tể tự ngã, ta cũng không có chủ tể tự ngã, sự việc đã qua cũng không có chủ tể tự ngã, thân ta do tứ đại giả hợp, tên ta do đặt gọi thành quen, không có chủ tể. Quán sát sâu sắc rõ ràng như vậy thì vết thương tâm lý sẽ tự tiêu mất
Thường niệm danh hiệu, Nam mô Quan Thế Âm bồ tát
Thường trì chú Đại bi, siêng làm thiện bố thí, cũng giúp ta chuyển hóa nội kết đau thương, phát huy thiện niệm, tăng trưởng phúc trí.
Tập trung, chuyên tâm vào công việc, học hành, để phát triển sự nghiệp, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cũng giúp ích xoa dịu, làm nhòa vết thương lòng.
Hãy sống tích cực, tập buông xả, hướng thiện, nhìn nhận lạc quan, bao dung hoan hỷ, nhất là hãy tập thiền, phát huy sức mạnh tích cực nội tâm và luôn mở rộng tấm lòng thì những vết thương lòng sẽ tan biến trong hư vô, chúng ta sẽ sống an vui và có chất hơn.
Nhận diện rõ
Vết thương lòng
Giải tỏa nội kết
Buông xả hận thù
Tâm an ổn.
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Thân và tâm chính là cánh cửa để người học Phật bước vào chân lý
Kiến thức 17:05 22/11/2024Người học Phật phải lấy thân này làm nơi để thực hành giới, lấy tâm này làm nơi để thực tập định và tuệ. Khi thân và tâm được thanh lọc qua quá trình thực hành, thì người học Phật cũng từng bước đi đến sự giác ngộ và giải thoát.
Tu hành là gì? Như thế nào gọi là tu hành?
Kiến thức 10:00 22/11/2024Mọi người nhất định không nên hiểu lầm, hiểu sai đi ý nghĩa của hai chữ tu hành này. Như thế nào gọi là tu hành?
Bố thí sinh phiền não
Kiến thức 09:32 22/11/2024Thuở xưa, khi mà Ngài Xá-lợi-phất đang tu Bồ-tát đạo, công phu tu tập chưa được vững. Một hôm có người Bà-la-môn đến thử Ngài. Họ nói: - Người tu hạnh Bồ-tát cần phải bố thí. Tôi nay có chút việc đến xin Ngài giúp cho.
Tâm là gì?
Kiến thức 09:16 22/11/2024Trong chữ Hán, chữ (心) được mô tả bằng bốn câu thơ như sau: “Tam điểm như tinh tượng/ Hoành câu tợ nguyệt tà/ Phi mao tùng thử đắc/ Tố Phật dã do tha”.
Xem thêm