Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ ba, 12/03/2019, 16:59 PM

Thời gian ở chùa cũng là thời gian để chữa lành vết thương

Đã từng gây sốc bằng câu “Bất hạnh là một tài sản”, cuốn sách “Về nhà” của Phan Việt là cuốn thứ ba trong bộ tự truyện của một người muốn nhìn lại tâm hồn đầy “thương tích” để được bình an cất bước sau đau khổ. Đã có thời gian, Phan Việt ở chùa tu tập, tịnh dưỡng và nhìn nhận lại mình.

Phan Việt (sinh năm 1978) là tác giả tập truyện ngắn Phù Phiếm Truyện (giải Nhì cuộc Vận động sáng tác Văn học Tuổi 20); Nước Mỹ, nước Mỹ; và tiểu thuyết Tiếng Người. Chị cùng GS Ngô Bảo Châu đồng sáng lập tủ sách Cánh cửa mở rộng của NXB Trẻ. Sinh ra và lớn lên ở Việt Nam, sau khi tốt nghiệp Đại học Ngoại thương Hà Nội, Phan Việt sang Mỹ lấy bằng thạc sĩ và tiến sĩ chuyên ngành công tác xã hội tại Đại học Chicago. Hiện tại chị là phó giáo sư tại Đại học South Carolina, Hoa Kỳ.

Năm 2017 chị xuất bản cuốn sách Về nhà- nằm trong bộ sách Bất hạnh là một tài sản (gồm: Một mình ở châu Âu, Xuyên Mỹ, Nước Mỹ, Nước Mỹ, Về nhà).

Năm 2003, Phan Việt quyết định về sống ở một ngôi chùa nhằm tìm hiểu về đạo Phật sau khi trải qua một số kinh nghiệm tâm linh mà những kiến thức khoa học của chị lúc đó đã không thể giải thích, hoặc giải thích không thỏa đáng, hoặc tệ hơn, có thể tạm giải thích được nhưng không hề có tác dụng gì trong việc giúp chị ra khỏi đau khổ.

Chị cũng đã từng xuống tóc gieo duyên chùa Rombodhidharma (Thái Lan) gần 2 tháng, cạo tóc khoảng hơn 1 tháng; sau đó thì xả y, về lại Mỹ.

Toàn bộ quá trình ở chùa, tu tập và nhìn lại bản thân mình, Phan Việt đã ghi chép rất rõ ràng đầy đủ trong cuốn Về Nhà. Chị có dự định xuất bản tiếp một cuốn nữa về đạo Phật.

- Codet Hanoi: Khi đối mặt với câu hỏi: Chỉ vì những chuyện buồn tình cảm, mà viết được những mấy cuốn sách liền, chị đã có câu trả lời chính xác như nào?

- Nhà văn Phan Việt: Thật sự tôi cũng không nhớ lúc được hỏi trực tiếp, tôi đã trả lời chính xác thế nào. Nhưng tôi viết bộ sách này trên tinh thần của người vẽ lại bản đồ một đoạn đường khó mà mình đi qua để người đi sau có cái tham khảo. Tôi thấy chuyện hôn nhân, ly hôn, gia đình, rất quan trọng với xã hội Việt Nam hiện đại nhưng không có ai viết về nó. Khi đã quyết định viết thì tôi thấy cần phải viết thật cụ thể, tỉ mỉ, trung thực; có những người đọc sẽ thấy cả bộ sách có ích và họ sẽ đọc kiểu tra cứu, đối chiếu tỉ mỉ để tự tìm đường cho họ; có người thì chỉ đọc lướt lướt vui vui cho biết, cũng không sao. Bộ sách này, ngay từ đầu tôi đã biết nó phải là như thế.

Bài liên quan

- Vì sao chị vẫn quyết định “liên quan” tới những điều mà tưởng như chị có đủ can đảm để dứt bỏ?

- Với tôi, nó không phải là một quyết định. Điều gì tôi biết là đúng, là cần phải làm, thì kể cả khó khăn, vật vã ở bên trên, tôi cũng sẽ làm. Vì không làm thì còn kinh khủng hơn. Tôi biết điều này từ lâu rồi; từ lúc nhỏ tôi đã biết những dằn vặt nội tâm khi mình cố ý không làm điều mà mình biết mình nên làm. Cho nên việc gì đến thì thường tôi biết ngay cần phải làm gì. Những thứ mè nheo, đỏng đảnh này nọ của tâm tính thường cũng quấy rối mình một chút nhưng rút cuộc cũng không cản được việc phải làm.

- Trong sách có đoạn chị ngồi cafe một mình sau khi ra tòa làm chứng cho chồng 'cũ', thấy một Phan Việt buồn và cô đơn quá?

- Cảm xúc của mình, đến lúc nó phải trổ ra, thì mình tránh đi đâu được? Nhìn thẳng là cách để chúng đi qua nhanh nhất. Thật ra, tôi trải nghiệm mỗi khoảnh khắc đều rất rõ nét và khoảnh khắc nào có tính rọi sáng cho đời sống thì mình nhớ; nhưng xong là xong, nó không kéo dài thành một tình trạng.

Tính tôi thì bên ngoài có vẻ lờ đờ, nhưng bên trong tôi đã quyết định làm là làm, đã làm thì làm hết sức, làm tốt nhất có thể, tôi sẽ không bỏ cuộc chỉ vì khó, nhưng đã đi là đi, dù phải chặt tay mà dứt ra đi tôi cũng làm; xong là xong.

Từ giã và nhảy thẳng xuống vực để nhìn thẳng vào bản chất một mình, không thể liên lụy nổi đến ai, của mỗi người; chúng ta chỉ có ảo tưởng về sự liên lụy mà thôi.

Từ giã và nhảy thẳng xuống vực để nhìn thẳng vào bản chất một mình, không thể liên lụy nổi đến ai, của mỗi người; chúng ta chỉ có ảo tưởng về sự liên lụy mà thôi.

Ở cái khoảnh khắc mà chị nói đó, thực ra, cảm giác chính xác của tôi là tan nát, không phải với ai mà với chính tôi. Chỗ đó là chỗ tôi từ giã những bấu víu cuối cùng rằng mình phải có một cuộc sống thế này, có hạnh phúc thế kia, mình thế nọ, mình thế kia, vân vân…

Từ giã và nhảy thẳng xuống vực để nhìn thẳng vào bản chất một mình, không thể liên lụy nổi đến ai, của mỗi người; chúng ta chỉ có ảo tưởng về sự liên lụy mà thôi. Đấy, lúc đấy là lúc thấy vậy.

- Cái việc yêu, sau khi ly hôn, đối với một người đàn bà, nó có gì khó và dễ? Tôi cũng cảm nhận được điều khó khăn ở chị khi phải giữ thăng bằng, hoặc cố sống như bình thường?

- Cái khó nhất là niềm tin. Ly hôn xong, thường người ta không tin được khả năng nhìn người và quyết định của mình vì họ thấy lần trước mình tin chắc như thế vào người đó, vậy mà mình đã sai như thế. Rồi họ tin họ rất tệ, rất xấu xa; họ không tin rằng có thể có hạnh phúc lâu dài trong hôn nhân.

Nếu bạn đã sống trong hôn nhân thì bạn sẽ hiểu rõ cái khó của việc sống cùng người khác. Còn cái dễ là bây giờ mình biết rõ mình cần gì ở một người bạn đời, mình biết rõ các thói quen của mình, mình biết cái gì là cái mình sẽ đấu tranh để giữ và cái gì là cái mình sẽ không thỏa hiệp. (Ví dụ nếu không có sự tôn trọng, không thể giao tiếp thẳng thắn thì nhất định mình không đi tiếp), mình cũng dễ chấp nhận khả năng sẽ phải tự hạnh phúc một mình hơn và sẽ chủ động tìm và cân bằng hạnh phúc từ nhiều thứ chứ không dồn nó vào một người.

Tất cả vẫn loay hoay trong thân và tâm này. Tất cả vẫn loay hoay trong thế giới tạo lập bởi ngôn từ, ý niệm. Người thì chối bỏ bên ngoài để tù đọng, đắm chìm bên trong. Người thì chối bỏ bên trong để điên đảo theo bên ngoài. Vào lúc này, tôi lờ mờ cảm giác rằng về chùa tìm hiểu đạo Phật có thể đưa tôi ra khỏi sự loay hoay. - Phan Việt

Tất cả vẫn loay hoay trong thân và tâm này. Tất cả vẫn loay hoay trong thế giới tạo lập bởi ngôn từ, ý niệm. Người thì chối bỏ bên ngoài để tù đọng, đắm chìm bên trong. Người thì chối bỏ bên trong để điên đảo theo bên ngoài. Vào lúc này, tôi lờ mờ cảm giác rằng về chùa tìm hiểu đạo Phật có thể đưa tôi ra khỏi sự loay hoay. - Phan Việt

- Trong “Về nhà” có đoạn miêu tả chị “đấu tranh” với một con ma. Con ma phải chăng là một biểu tượng thử thách chị?

- Với tôi lúc đó, nó là một thử thách. Nó đồng thời là một cơ hội để tôi đối diện nhiều thứ, nó mở ra rất nhiều cho tôi. Câu chuyện con ma này, kết luận thế nào là của từng bạn đọc.

- Chị có nghĩ rằng, quãng thời gian ở chùa cũng đã chữa lành “vết thương” cho chị không?

- Có, điều đó là có!

Phan Việt ở chùa Rombodhidharma Thái Lan

Phan Việt ở chùa Rombodhidharma Thái Lan

Bài liên quan

- Nhiều bạn đọc vẫn rất thắc mắc việc chị cắt tóc gieo duyên, và nghĩ rằng chị đã là một sư cô?

- À không, cắt tóc gieo duyên tức là mình cắt tóc một thời gian ngắn, có thể một ngày, hai ngày, một vài tháng, và sống đời tu hành trong khoảng thời gian đó. Một số chùa ở Việt Nam cũng có làm điều này. Ở Thái Lan thì chuyện này rất phổ biến trong đời sống người dân. Tôi vốn sang chùa Rombodhidharma của Luang Por Phosrisuryia Khemarato với mục đích nghiên cứu về ứng dụng đạo Phật vào trị liệu các rối nhiễu tâm thần. Lần đầu tôi đến chùa là cuối tháng 6-2016 và chỉ ở lại một tuần. Lúc đó, tôi chỉ tình cờ sang chùa theo một người bạn và đinh ninh rằng chùa này dạy ngồi thiền. Nhưng sang đến nơi thì thấy ở đây không dạy ngồi thiền, cũng không tụng kinh, không trì chú, không niệm Phật, không có thời khóa bắt buộc nào. Thời khóa – nếu có thể gọi như thế – chỉ là một buổi pháp duy nhất mỗi ngày vào lúc 6 giờ sáng. Ai muốn dự sẽ tới chánh điện – chỉ là một cái lán lớn lợp tranh – nghe Luang Por giảng, có thể 15 phút, có thể 45 phút. Sau đó ăn sáng. Thời gian còn lại trong ngày, mọi việc tự vận hành. Không có ai phân công, không có ai quản lý, không ai giám sát, không có bất kỳ một hình thức tổ chức nào, vậy mà mọi việc tự động tổ chức. Người tình nguyện làm việc dưới bếp, người làm việc trong vườn, người quét đường, sửa cốc liêu, vân vân… Khỏe thì làm, mệt thì nghỉ. Mấy trăm chư tăng ở trong các cốc xây đơn giản, có khi chỉ là cái lán che bốn phía, mỗi ngày mang bình bát lấy cơm một lần buổi sáng, còn lại cứ thế “tu”. Giải thích cụ thể pháp tu của tăng ni ở chùa không phải là mục đích bài viết của tôi nên tôi xin phép bỏ qua. Tôi kể tiếp chuyện xuất gia gieo duyên. Lúc đó, tôi ở chùa Rombodhidharma gần 2 tháng, cạo tóc khoảng hơn 1 tháng; sau đó thì xả y, về lại Mỹ. Thật ra thì bây giờ tôi sống không khác nhiều lắm so với hồi ở chùa. 

- Cảm giác sau khi xuống tóc của chị thế nào?

Ngay giây phút đó, những gồng gánh và cả quả núi lớn từ trên vai tôi được vứt ùm xuống. Nhưng cái xảy ra đằng sau việc xuất gia gieo duyên mới là cái đáng nói. Chính sau khi có thể chấp nhận và bỏ xuống những ý niệm về bản thân và việc phải làm, thì tôi lại có một sự rõ ràng và tự do tôi chưa từng biết đến, để có thể làm được rất nhiều điều mà trước đây tôi đắn đo. Sống để làm gì, sống thế nào trở nên rõ ràng hơn hết.

Thật ra thì bây giờ tôi sống không khác nhiều lắm so với hồi ở chùa. Chính sau khi có thể chấp nhận và bỏ xuống những ý niệm về bản thân và việc phải làm, thì tôi lại có một sự rõ ràng và tự do tôi chưa từng biết đến, để có thể làm được rất nhiều điều mà trước đây tôi đắn đo. Sống để làm gì, sống thế nào trở nên rõ ràng hơn hết.

Thật ra thì bây giờ tôi sống không khác nhiều lắm so với hồi ở chùa. Chính sau khi có thể chấp nhận và bỏ xuống những ý niệm về bản thân và việc phải làm, thì tôi lại có một sự rõ ràng và tự do tôi chưa từng biết đến, để có thể làm được rất nhiều điều mà trước đây tôi đắn đo. Sống để làm gì, sống thế nào trở nên rõ ràng hơn hết.

Bài liên quan

- Chị có thể chia sẻ một lời khuyên cho ai đó đang đi tìm hạnh phúc?

- Nếu nói ngắn gọn kiểu công thức chung thì tôi sẽ nói là Dừng tìm - bạn sẽ có hạnh phúc! Ý tôi nói đến dừng bên trong – dừng các tham muốn, tính toán, tưởng tượng, ảo tưởng, dính mắc. Nhưng câu này chỉ có tác dụng thực sự cho người đã ít nhiều chạy mỏi; với người chưa sẵn sàng, nó sẽ là sáo rỗng.

Riêng với người đã từng đổ vỡ hôn nhân, tôi nghĩ một điều quan trọng là phải có thời gian dừng lại để nhìn cho rõ về bản thân và hôn nhân để dọn dẹp các phiền não và ảo tưởng đã. Dọn dẹp được, mình sẽ có thể tự làm cho mình hạnh phúc trước; mình sống đàng hoàng và tự đầy đủ với chính mình, với đời sống bên ngoài. Mình tạo không gian hạnh phúc cho người khác đến, và nếu họ không đến cũng không sao. Còn nếu vội vàng tìm kiếm một sự khỏa lấp, tôi nghĩ khả năng tiếp tục không hạnh phúc là rất cao.

- Kế hoạch sắp tới của chị?

Trong 3-4 năm tới, tôi sẽ không viết văn hư cấu nữa. Hiện tôi đang viết một cuốn sách về giáo dục Mỹ, một cuốn khác về đạo Phật dựa trên những tư liệu mà tôi chưa thể đưa vào cuốn Về Nhà. Từ lâu, tôi định mở một tổ chức phi chính phủ để làm việc ở các mảng giáo dục, tâm lý, từ thiện; giờ tôi đang chuẩn bị cho việc này. Nhưng kế hoạch là thế, và tôi cứ làm, nhưng không cố định vào chúng. Tôi đã viết 8 cuốn sách và làm các dự án, tôi tự thấy khi điều kiện chưa đủ, thì cố nữa, cố mãi, làm hết sức, mọi sự vẫn không toàn vẹn và mình thì phiền não.

- Chân thành cảm ơn Phan Việt.

Cảm ơn chị.

Phan Việt trong lễ ra mắt sách

Phan Việt trong lễ ra mắt sách

Chương 20: Đời rút cuộc là để làm gì?

(Trích từ cuốn Về Nhà, 2017, do Nhã Nam xuất bản)

“Bây giờ phải hỏi một số câu hỏi nghiêm túc đây. Vì sao cần học Phật? Đạo Phật rút cục là cái gì? Giải thoát là gì? Giải thoát khỏi cái gì? Giải thoát xong thì đi đâu? Vì sao cần giải thoát?

Tôi phải hỏi những câu hỏi này để chắc chắn việc mình sẽ trở lại chùa – bởi vì tôi sẽ phải giải thích với bố mẹ và với chính mình tại sao tôi về Việt Nam nhưng không ở nhà mà lại vào chùa sống. Tôi không muốn quyết định về chùa là một quyết định do sợ hãi đưa đẩy – nhất là do sợ một thứ vô hình như “sợ ma”. Tôi cũng không muốn quyết định đó do sự tò mò chuyện ông Hoàng bà Chúa, ngài nọ ngài kia nhập vào người này người nọ. Tôi lại càng không muốn sự tìm hiểu này là do học nhiều, “rửng mỡ”, “phức tạp”, loạn đầu, hoặc thất tình, ly hôn, bị bỏ bùa mê thuốc lú – như người ta có thể nói. Tức là nếu tôi không “gặp ma” thì tôi có muốn tìm hiểu đạo Phật không? Nếu cuộc đời tôi trôi chảy, suôn sẻ thì tôi có muốn tìm hiểu đạo Phật không? Còn nữa: nếu tôi không phải là “đàn bà” và ở Việt Nam thì tôi có muốn tìm hiểu đạo Phật không, bởi vì đa phần người đến chùa đều là phụ nữ.

Chưa hết. Giờ tôi đã biết đến đạo Phật thì rút cục là tìm cái gì? Tìm một lực lượng để bảo vệ tôi? Tìm một hệ thống luân lý, đạo đức mới mà rút cục cũng chỉ là một thứ hệ thống tham chiếu? Tìm một nghi lễ? Tìm đại câu trả lời cho một câu hỏi quá khó mà tôi không có khả năng trả lời? Hay tìm cái gì? Tôi biết chắc một số người bạn của tôi – đa phần là trí thức, doanh nhân, chính trị gia thành đạt – sẽ không bao giờ thấy có nhu cầu tìm hiểu đạo Phật hay bất cứ “đạo” nào theo cách trải nghiệm chúng, dù rằng họ có thể đọc rất nhiều sách về tôn giáo. Họ chắc sẽ tặc lưỡi ngậm ngùi hoặc cười mỉm khi biết tôi vào chùa sống. Thế thì những người bạn vô cùng tài giỏi, thông minh, thành công đó của tôi và tôi có gì khác nhau, khiến chúng tôi có quyết định khác nhau với sự tìm hiểu này?

Tôi có lúc nào hoài nghi những gì đã thấy ở chùa không? Có chứ. Ngay từ đầu, lúc nào tôi cũng nghi. Từng giây từng phút đều nghi. Tôi nghi tất cả những chuyện Phật, Bồ Tát, ông Hoàng, Mẫu, ma quỷ, nhập xuất. Tôi nghi cả thầy trụ trì, các sư ông và sư chú – không phải nghi họ lừa tôi mà nghi rằng chính họ có thể cũng đang đi theo những ảo tưởng mà không biết. Sự thật là thời gian đầu đến chùa, đã có lúc tôi nghĩ sẽ bỏ đi không bao giờ quay lại. Nhưng rút cục, tôi vẫn quay lại. Cái làm tôi tiếp tục tìm hiểu đạo Phật chính là ở chỗ tôi thấy bất chấp những chuyện tôi chưa thể lý giải về Phật, Bồ Tát, ông Hoàng, mẫu, ma, nhập xuất, thì việc đọc và tìm hiểu kinh điển khiến tôi thấy mình ngày càng an. Phiền não của tôi bớt đi một cách rõ ràng. Đau khổ bớt đi rõ ràng, không phải bằng sự ru ngủ bản thân và tặc lưỡi mà bằng chính sức công phá sáng sủa của kinh sách tôi đọc đến thời điểm này. Ngay kể cả khi tôi chưa hiểu hoàn toàn, thì tôi cũng nhận thấy có sự khác biệt lớn giữa đạo Phật – với tư cách là một hệ thống những biển chỉ đường để con người thấy sự thật về thế giới và chính mình – với đạo Phật như một hệ thống tôn giáo, tín điều, cùng một rừng nghi lễ mà rất nhiều chùa ở Việt Nam đang tuân thủ. Đạo Phật với nghĩa chân pháp, chứ không phải một tôn giáo.

Cái tôi tìm là cái đầu, chứ không phải cái thứ hai.

Nhưng quay lại với những câu hỏi trên. Để trả lời, tôi thử hỏi tại sao Thái tử Tất Đạt Đa bỏ kinh thành ra đi cầu đạo, rồi đắc đạo thành Phật Thích Ca Mâu Ni. Tại sao một người có tất cả lại từ bỏ tất cả để ra đi tìm đạo giải thoát? Bản thân tăng đoàn đầu tiên của Phật cũng đa phần là những người thuộc tầng lớp cao nhất trong xã hội Ấn Độ bấy giờ là tầng lớp bà-la-môn và quý tộc. Những người trong hoàng thân của thái tử Tất Đạt Đa như ngài A-Nan, A-Na-Luật, La Hầu La đều xuất gia theo Phật.

Ở Việt Nam sau này, nhiều vua Lý là những Phật tử thuần thành. Vua Trần Thái Tông, Trần Nhân Tông, Trần Anh Tông đều là những thiền sư lỗi lạc. Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn ở chùa lúc nhỏ. Một trong những văn hào Việt Nam tôi yêu mến nhất - Nguyễn Trãi - là người thấm nhuần đạo Phật. Tất cả những người tôi kính trọng trên thế giới đều có Đạo – theo nghĩa sự sống của họ có hương vị của sự giải thoát, dù Đạo mà họ thuận theo có thể có tên gọi khác nhau: Đạo Phật, đạo Lão, đạo Thiên Chúa, hay cái gì khác.

Khi ở chùa lần trước, tôi từng nói với thầy trụ trì rằng đã có tất cả như thái tử Tất Đạt Đa thì bỏ đi là quá dễ. Nếu tôi đã có x, y, z… tôi cũng có thể bỏ đi được bởi vì lúc đó chúng không còn quý với tôi nữa. Như khi tôi chưa có bằng tiến sĩ, tôi thấy việc có bằng tiến sĩ là một cái đích đáng mơ ước; nhưng khi có rồi tôi thấy nó bình thường, tôi không quan trọng việc người ta có biết tôi là tiến sĩ, thậm chí thấy rằng không có bằng tiến sĩ cũng chẳng sao. Năm 2010, tôi phỏng vấn anh Ngô Bảo Châu rằng sau khi được hai huy chương vàng Olympic toán quốc tế lúc mới 17, 18 tuổi, anh có cảm thấy áp lực phải giàu có, thành công vượt bậc khi lớn lên hay không, anh Châu cũng nói rằng anh không thấy có áp lực này bởi vì một khi được giải, anh thấy nó cũng bình thường, không thấy nó có gì đặc biệt, không thấy mình có gì đặc biệt nên không thấy mình phải làm gì đặc biệt với cuộc đời mình cả.

Thế thì Thái tử Tất Đạt Đa có thể cũng đã thấy sự giàu có của mình là bình thường. Việc được ăn ngon, mặc đẹp, có cung nữ hầu hạ, muốn gì được nấy trở thành một thứ bình thường, thậm chí tầm thường. Cho nên Thái tử muốn một thứ lớn hơn mà người ta có thể lãng mạn hóa mà gọi là cầu đạo giải thoát chăng? Song nó vẫn chỉ là một cái muốn khác, như người nghèo thì muốn có xe Dream, người hơi giàu muốn có Toyota, người rất giàu thì muốn Merdeces, người cực giàu thì muốn có máy bay riêng, mà người đã giàu không đếm được thì quay lại đi bộ hoặc xe đạp. Dù thế nào cũng vẫn là muốn. Thế thì giải thoát đi đâu? Cũng chỉ là thỏa mãn ở tầng kinh nghiệm khác nhau, cái cao cái thấp. Không lúc nào thoát khỏi thân và tâm này. Có cái hữu thể này tồn tại thì phải chăng tất cả chỉ là các định dạng khác nhau của kinh nghiệm hữu thể?

Lúc đó, thầy trụ trì đã nói với tôi rằng Bồ Tát Hộ Minh, tiền thân của Phật Thích Ca Mâu Ni từ cung trời Đâu Suất sinh xuống làm thái tử Tất Đạt Đa là do phước báo và nguyện lực; chứ không phải tình cờ làm Thái tử rồi chán ngán mà bỏ đi. Tức là dù Đức Phật Thích Ca có sinh ra trong một gia đình nghèo khó, bần cùng thì rồi ngài cũng vẫn có thôi thúc tìm sự giải thoát và sẽ từ bỏ gia đình để ra đi. Có điều, với tất cả những công đức đã tích tụ từ các kiếp trước, Ngài phải sinh làm Thái tử.

Về chuyện phước báo của các kiếp trước thì tôi đã gặp đủ các hạng người trên đời để thấy một chuyện thế này. Có người sinh ra đã thấy làm việc lớn là chuyện đương nhiên – bất chấp xuất thân của họ cao sang hay nghèo hèn. Họ có thể chịu khó, chịu khổ lúc bé hay lúc trẻ mà không bận lòng vì họ luôn biết cái “lớn” của mình, họ thấy thế giới không đáng sợ, người giàu, người có bằng cấp, địa vị không có gì ghê gớm. Còn có người thì chỉ có thể thấy cái trước mắt, tính toán chuyện vụn vặt, vui với thành công nhỏ; kính ngưỡng sự giàu có, danh vọng, thành công, chức tước như những gì xa vời. Họ không thể nào tưởng tượng việc mình là chủ các cuộc chơi lớn mang tầm quốc gia, quốc tế; là người lãnh đạo, mở đường, tạo lập các truyền thống mới. Nghĩa là cái định dạng lúc khởi đầu, tầm cỡ của một người – mà thầy gọi là “nghiệp lực” ở các chúng sinh phàm và “nguyện lực” ở các bậc tái sinh – có thể là cái có thật.

Nhưng hãy quay lại chuyện giải thoát và học Phật của tôi. Tôi còn chưa thật rõ tôi có thể tìm gì ở chùa, tôi cũng còn chưa khẳng định được cốt tủy của đạo Phật là gì nhưng cái thôi thúc tôi đến chùa tìm hiểu không phải do sợ, do khổ, do thất bại. Nghĩ cho kỹ, cái thôi thúc này đã có từ nhỏ, dù tồn tại dưới dạng khác.

Tôi đã đọc sách, đã luôn thích học, đã không ngừng tìm hiểu, đã một mình rời gia đình ở Bắc Giang ra Hà Nội học cấp ba, rồi lại một mình rời Hà Nội sang Mỹ học, và giờ quay lại Việt Nam cũng vì cái thôi thúc này. Gọi là cầu đạo giải thoát thì quá to tát; tôi thực tình thấy đời sống này dù khó khăn nhưng ngụp lặn trong những hỉ nộ ái ố của nó cũng đáng lắm.

Có điều tôi không muốn ngụp lặn như một người mù quờ quạng. Tôi không muốn đi theo một cuộc chơi tôi không biết luật. Tôi muốn biết sự thật về thế giới và cuộc sống. Có sự thật thì có tự do. Có tự do thì dễ có hạnh phúc hơn. Tôi từng cho rằng khoa học sẽ mang lại sự thật và tự do đó; và tôi từng nhầm rằng học lên cao – mà bằng tiến sĩ là cao nhất về mặt học vị - thì tôi có thể tìm thấy sự thật và tự do đó.

Nhưng hình như không phải. Dù tôi có một hay 10 bằng tiến sĩ thì với tình trạng hiện tại, tôi vẫn không có tự do với những trạng thái tình cảm đơn giản nhất của mình như yêu, ghét, giận, sợ. Đa phần những người có bằng tiến sĩ mà tôi từng gặp, dù ở Việt Nam hay Mỹ, cũng thế. Đại gia mà tôi biết cũng thế. Bộ trưởng, thứ trưởng, đại sứ, thống đốc bang tôi biết cũng thế. Mỹ nhân, kiều nữ, danh ca, danh họa, đại trí thức cũng thế. Tất cả vẫn loay hoay trong thân và tâm này. Tất cả vẫn loay hoay trong thế giới tạo lập bởi ngôn từ, ý niệm. Người thì chối bỏ bên ngoài để tù đọng, đắm chìm bên trong. Người thì chối bỏ bên trong để điên đảo theo bên ngoài.

Vào lúc này, tôi lờ mờ cảm giác rằng về chùa tìm hiểu đạo Phật có thể đưa tôi ra khỏi sự loay hoay. Đằng sau rừng nghi lễ và tín điều đang được thực hành ở các chùa chiền Việt Nam có thể có vàng ròng. Có sự thật. Có tự do và cách để đi đến tự do.

Có Phật thực sự - như một người giải thoát, ngay tại đây, chứ không phải một đấng ban phát.

Tôi có thể sai nhưng tôi chấp nhận khả năng sai còn hơn ngồi im không đi tìm. Đời thì rút cuộc để làm gì nếu không để kinh nghiệm, trực nhận nó?

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Thượng tọa Tâm Định: “Phật giáo xứ Thanh để lại dấu ấn đẹp trong lòng dân tộc”

Phỏng vấn 15:43 26/10/2024

Trong hai ngày 30 và 31/10 và 1/11 tới, Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Thanh Hóa tổ chức Đại lễ Kỷ niệm 40 năm thành lập (1/11/1984 – 1/11/2024). Nhân sự kiện đặc biệt này Cổng thông tin Phật giáo thuộc GHPGVN (phatgiao.org.vn) đã có trao đổi cùng Thượng tọa Thích Tâm Định, Trưởng Ban Trị sự GHPGVN tỉnh.

Ca sĩ Uyên Trang: "Nghe giảng về luật nhân quả nên tôi ngộ ra nhiều điều"

Phỏng vấn 12:01 23/10/2024

Trong những năm vắng bóng, ca sĩ Uyên Trang - nổi tiếng với bài hit "Tình yêu và giọt nước mắt" - trải qua giai đoạn khó khăn vì bệnh tật, từng phải chữa tâm thần. Chị tiết lộ, nhờ nghe pháp, hiểu nhân quả, sống tích cực nên đã vượt qua biến cố nhẹ nhàng.

“Thờ cúng bố mẹ là phương tiện để biểu lộ lòng tri ân”

Phỏng vấn 12:25 22/10/2024

Đại đức Thích Ngộ Trí Dũng, nghiên cứu sinh Tiến sĩ Phật học tại Học viện Phật giáo VN tại TPHCM, một giảng sư được yêu mến hiện nay đã nói như vậy.

Thầy Pháp Hữu: “Người tu vẫn còn khổ, nhưng…”

Phỏng vấn 15:11 12/10/2024

“Có thể gọi thầy bằng nicknam “Một người tu có hạnh phúc” - Thầy Pháp Hữu, trụ trì chùa Pháp Vân - Xóm Thượng, Làng Mai (Pháp) mở đầu buổi phỏng vấn, rồi thầy mỉm cười từ ái, chia sẻ về con đường trở thành tu sĩ hạnh phúc.

Xem thêm