Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU

Chuẩn bị gì cho giây phút cận tử để tái sinh thiện đẹp?

Mỗi hình thái sống đều có giới hạn. Có giây phút bắt đầu và giây phút kết thúc. Giây phút kết thúc đã có mặt khi giây phút bắt đầu có mặt.

Trong hiện hữu tương tục (Luân hồi) [1], phẩm chất của giây phút cuối sẽ là tương lai của giây phút đầu. Con người, một khi đã hiện hữu trong hình thức một con người, giây phút cuối là giây phút không thể không bước tới. Cách con người bước tới giây phút cuối và phẩm chất tinh thần của giây phút cuối sẽ quyết định hình thái hiện hữu của họ ở tương lai.

Trong Phật giáo, giây phút cuối cùng đó, giây phút cận tử, rất được chú ý chăm sóc. Phật tử hay dùng từ "hộ niệm" để nói đến sự quan tâm chăm sóc tinh thần cho một người đang ở những giây phút cuối cùng.

Đức Phật hộ niệm

Đức Phật hộ niệm

Một cư sĩ tại gia hay một tu sĩ xuất gia, nếu chưa thành tựu quả vị Nhập lưu, việc hộ niệm trong những giây phút cuối là một trợ lực vô cùng quan trọng để tái sinh thiện đẹp. Kinh điển còn ghi lại cư sĩ Cấp-cô-độc nhờ Thầy Xá-lợi-phất đến thăm và hướng dẫn quán niệm trong những giây phút cuối mà tái sinh thiện đẹp ở Thiên giới [2] và Tỳ-kheo Phagguna cũng nhờ Đức Phật đến thăm và giảng pháp cho nghe trong những giây phút cuối đời mà các căn sáng chói, giải thoát được năm hạ phần kiết sử: Thân kiến, nghi, giới cấm thủ, tham dục và sân. [3] Đặc biệt, Kinh điển cũng có ghi lại hai trường hợp hạn chế được nghiệp ác đưa đến địa ngục và tăng trưởng được nghiệp thiện đưa đến thiên giới nhờ tâm hoan hỷ đảnh lễ Đức Phật trước lúc chết [4] và tâm hoan hỷ hiến tặng một miếng cơm cháy cho Thầy Đại-ca-diếp trước khi qua đời. [5]

Như thế, đối với tương lai tái sinh của một con người, giây phút cuối thật sự rất quan trọng. Tính quan trọng của giây phút cuối còn gia tăng hơn nữa khi vô thường luôn có đó trong đời sống và không ngoại lệ cho bất cứ ai. Việc chuẩn bị cho phẩm chất của giây phút cuối cũng như học cách bước tới giây phút cuối là không thể xem nhẹ được.

Tránh sát sinh, không trộm cướp, bỏ say nghiện, bảo vệ đức hạnh cho nhau và dừng lừa dối là những chuẩn bị cần làm cho phẩm chất của giây phút cuối tốt đẹp. Hạn chế tham dục, phát triển lòng từ, thanh tịnh tâm ý là những bước chân vững chãi, an nhiên cần có để bước tới giây phút cuối trọn vẹn.

Giây phút cuối có phẩm chất và bước tới giây phút cuối vững chãi, an nhiên là một gia tài phúc đức và một kỹ năng tinh thần vô giá cho nhiều kiếp sống. Chất lượng cuộc sống và thiên phú tâm linh của con người hôm nay và ngày mai đều nằm ở gia tài phúc đức và kỹ năng tinh thần này. [6]

Giây phút cuối, giây phút cận tử, dù muốn hay không, một ngày nào đó con người cũng phải bước tới. Biết đầu tư cho giây phút cuối là một khôn ngoan trong kiếp sống. Kho báu thật sự của kiếp sống không phải là những gì được tích luỹ trên mặt đất hay trên thân xác. Đức Phật nói kho báu của hiến tặng, ly tham, thiền định và trí tuệ mới là kho báu thật sự khéo để dành. [7] Một người có hiểu biết, người ấy sẽ không đợi đến khát nước mới đào giếng. Chuẩn bị cho phẩm chất của giây phút cuối và học cách bước tới trọn vẹn trong giây phút cuối sẽ được người hiểu biết ấy làm từ rất sớm. Làm một cách trân trọng và đầy ý thức, không chỉ cho mình mà còn cho cả những thân yêu và thiện hữu có duyên.

Nhuận Đạt

------------------

[1] Xem câu chuyện kiếp trước của Swarnlata Mishra ở Ấn Độ do giáo sư - bác sỹ tâm lý người Mỹ là Ian Stevenson nghiên cứu và ghi lại.

[2] Kinh Giáo Giới Cấp-cô-độc, Trung Bộ Kinh, Hoà thượng Minh Châu dịch Việt.

[3] Kinh Phagguna, Tăng Chị Bộ Kinh, Hoà thượng Minh Châu dịch Việt.

[4] Lâu Đài Của Nàng Chiên-đà-la, Tiểu Bộ Kinh, Trần Phương Lan dịch Việt.

[5] Lâu Đài Của Người Cho Cơm Cháy, Tiểu Bộ Kinh, Trần Phương Lan dịch Việt.

[6] Xem thêm Muôn Kiếp Nhân Sinh của tác giả Nguyên Phong.

[7] Kinh Bảo Tàng, Tiểu Bộ Kinh, Hoà thượng Minh Châu dịch Việt.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Người tu Phật có được bốc thuốc chữa bệnh?

Phật giáo thường thức 17:40 28/09/2024

Trong kinh Tạp A-hàm, Tôn giả Xá-lợi-phất đã khái quát việc ‘kiếm ăn đúng pháp’ của hàng Thích tử là: Không cúi mặt xuống, không ngửa mặt lên, không xoay mặt bốn phương, không xoay mặt bốn góc.

Duyên nghiệp có chuyển được không và chuyển bằng cách nào?

Phật giáo thường thức 17:15 28/09/2024

Tôi có xem sách bói toán nói về tuổi tác nam nữ khi lập gia đình, rồi nghiệm bản thân cùng bốn người bạn bị phạm vào tháng “Cô thần”, “Cô quả” hiện tại đều gặp trục trặc trong đời sống hôn nhân. Vậy có phải do tuổi tác của họ không hợp? Có thể chuyển nghiệp được không và chuyển bằng cách nào?

Người Phật tử nên làm chúc thọ như thế nào?

Phật giáo thường thức 14:30 28/09/2024

Hỏi: Người Phật tử nên làm chúc thọ cho ông bà, cha mẹ như thế nào là đúng Pháp?

Học Phật để chuyển hóa chính bản thân, không phải để áp đặt lên người khác

Phật giáo thường thức 14:15 28/09/2024

Học Phật Pháp chính là để tâm ta nhẹ nhàng hơn, chứ không phải thêm gánh nặng. Hãy lắng nghe giáo lý với trái tim rộng mở, không áp đặt và không cầu toàn. Chỉ khi đó, Phật Pháp mới thực sự trở thành nguồn sáng dẫn lối ta đến sự an lạc chân thật.

Xem thêm