Thứ năm, 28/09/2023, 07:05 AM

Tích lũy nghiệp và cận tử nghiệp

Tích lũy nghiệp là nghiệp tích lũy trong cuộc sống hằng ngày. Chúng ta thường làm điều lành, đó là tích lũy nghiệp lành.

Ma Ha Nam hỏi Phật:

– Bạch Thế Tôn, con giữ tròn năm giới và tinh tấn tu hành các pháp Phật dạy, như vậy nếu con ra đường lỡ như bị tai nạn chết liền tại chỗ, thì đời sau con sẽ sanh về đâu? Khi đó đức Phật đưa tay lên, nghiêng sang một bên và nói:

– Như cây nghiêng như vầy, khi cưa nó sẽ ngã về đâu?

Ma Ha Nam trả lời:

– Nếu cây nghiêng chiều nào, khi cưa nó sẽ ngã theo chiều ấy.

– Cũng vậy, ông đang tu pháp nào, đang gây tạo nghiệp gì thì khi chết sẽ đi theo đường đó.

Chúng ta tu hành, biết hướng về Tam Bảo, cải đổi những thói quen, những tật xấu để trở thành người hay, người tốt.

Chúng ta tu hành, biết hướng về Tam Bảo, cải đổi những thói quen, những tật xấu để trở thành người hay, người tốt.

Chính chỗ này, Phật tử cũng hoang mang lắm. Mình bệnh, có quý thầy quý cô đến nhắc nhở đạo lý, còn hy vọng được theo Phật. Nếu ra đường lỡ xe đụng chết bất đắc kỳ tử, chừng đó hoảng hốt không biết đi đâu? Trong đạo Phật nói nghiệp có nhiều thứ, nhưng có hai thứ rất trọng yếu: Một là tích lũy nghiệp, hai là cận tử nghiệp.

Tích lũy nghiệp là nghiệp tích lũy trong cuộc sống hằng ngày. Chúng ta thường làm điều lành, đó là tích lũy nghiệp lành. Khi nhắm mắt nếu không được Tăng Ni trợ niệm hay nhắc nhở đạo lý, nhưng nhờ tích lũy nghiệp đó dẫn chúng ta đi con đường lành. Cũng như cây nghiêng chiều nào thì nhất định sẽ ngã chiều đó. Cận tử nghiệp tức là nghiệp lúc gần chết. Trước kia có thể chúng ta phạm nhiều tội lỗi, nhưng khi gần chết năm bảy tháng gì đó, lại phát tâm hướng về Tam Bảo, biết ăn năn hối hận những lỗi lầm trước. Từ đó ra sức làm những việc thiện. Đó là cận tử nghiệp thiện. Lúc lâm chung lại được Tăng Ni hộ niệm, người đó lý đáng phải đọa, nhưng nhờ cận tử nghiệp tốt, nên được sanh cõi lành. Song thọ mạng ở cõi lành ngắn ngủi, vì họ phải đọa vào các đường ác để trả lại nợ trước. Do đó chúng ta thấy có người sanh ra trong gia đình giàu sang, nhưng chừng năm bảy tuổi thì chết. Bởi vì họ có phát tâm lành, nên hưởng được quả lành, nhưng quả lành rất ngắn nên họ hưởng cũng ngắn thôi. Hiểu như vậy chúng ta mới không ngạc nhiên tại sao người có phước, sanh ra trong gia đình khá giả mà lại chết yểu. Như vậy tích lũy nghiệp là nghiệp chúng ta tạo hàng ngày, còn cận tử nghiệp là nghiệp gần chết chúng ta mới tạo. Hai nghiệp đó đều có cảm quả. Nhưng quả theo hai hướng khác nhau. Mới thấy lý nghiệp báo trong đạo Phật rất công bằng, rất hợp lý. Chúng ta tạo điều lành thì được quả lành, tạo điều ác thì phải bị quả ác. Do tạo nghiệp mà phải chịu quả, chứ không có Phật trời nào can dự vào được.

Chúng ta tu hành, biết hướng về Tam Bảo, cải đổi những thói quen, những tật xấu để trở thành người hay, người tốt. Nhờ vậy sau khi nhắm mắt, mình được đi đường lành. Ngược lại nếu không biết cải đổi, mà cứ xin Phật cho cái này cho cái kia, thì kết quả không được gì cả. Cho nên tu nhiều thì hạnh phúc nhiều, tu ít thì hạnh phúc ít. Mình là người chủ tạo duyên lành quả tốt cho mình, chứ không phải ai khác.

Trên đường tu, chúng ta hiểu thấu được lẽ này thì không còn trông chờ đức Phật cứu. Cho dù Phật có cứu mà không chịu tu thì cũng không bao giờ được hưởng quả tốt. Đó là một lẽ thật. Cho nên nguồn hạnh phúc là ở nơi chính mình, do công của mình chăm sóc, nuôi dưỡng, chứ không phải từ đâu đến. Thế nên chúng ta phải cố gắng tạo cho mình một tương lai tốt đẹp.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Chú Lăng Nghiêm: Thần chú uy lực nhất trong Phật giáo

Kiến thức 22:01 22/12/2024

Chú Lăng Nghiêm là vua trong các Chú, vì dài nhất và khó nhất trong Phật Giáo. Hầu hết những người xuất gia đi tu, đều phải thuộc lòng Chú Lăng Nghiêm từ lúc mới xuất gia, hoặc cũng có những người thuộc lòng trước khi xuất gia.

Cách tụng thần chú Dược Sư tại nhà Phật tử nên biết

Kiến thức 15:00 22/12/2024

Thần chú là bí mật của Chư Phật. Bạn có nhân duyên với chú nào thì tụng chú ấy. Đừng nay tụng Lăng Nghiêm, mai tụng Đại Bi, mốt tụng Dược Sư…

Chép hồng danh Phật sẽ có công đức lớn

Kiến thức 10:57 12/12/2024

Chép hồng danh Phật hay chép Nam mô A Di Đà Phật là một trong những phương pháp tiêu nghiệp và giúp tăng phước.

Ngày vía Phật A Di Đà là ngày nào?

Kiến thức 09:11 11/12/2024

Ngày vía Phật A Di Đà là ngày tưởng nhớ Đức Phật A Di Đà, tác lễ tri ân công đức mà Ngài đã dày công tạo lập Thế giới cực lạc. Hằng năm ngày vía Phật A Di Đà được tổ chức vào ngày 17/11 âm lịch.

Xem thêm