Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ ba, 26/04/2016, 09:29 AM

Chùm ảnh Ngôi Già lam Cổ tự Dhammayangyi, Bagan, Myanmar

Cổ tự Dhammayangyi, một ngôi Đại Già lam bí ẩn nhất tại thành phố cổ Bagan, Myanmar. Được đức vua Narathu (1167-1170) kiến tạo vào năm 1170, người lên ngôi sau khi ám sát vua cha và anh trai. Ngôi chùa chưa bao giờ được hoàn thành bởi vì nhà vua bị ám sát trong thời gian chùa đang được xây dựng.

 
Tương truyền, Ngôi Già lam Cổ tự Dhammayangyi được vua Narathu (1167-1170) cho xây dựng để sám hối tội lỗi đã giết Phụ hoàng, bào huynh (Anh ruột) và vợ để chiếm ngôi vua. Bản thân vua Narathu cũng bị ám sát trước khi ngôi Chùa được xây dựng xong. Trong quá trình xây dựng, có một số thợ xây người Ấn Độ bị nhà vua xử tử vì làm việc không khéo léo, để mạch vữa giữa các viên gạch quá rộng. Do lịch sử huyền bí của ngôi đền này mà cư dân địa phương thường gọi đây là “ngôi đền ma”; bên trong có nhiều đàn dơi, quạ làm tổ và chất thải của chúng khiến cho trong đền có mùi khó chịu.
 
Ngôi Già lam Cổ tự Dhammayangyi bằng gạch nung giữa quần thể Bagan cổ nổi tiếng với hình dáng là một chiếc kim tự tháp to lớn, đồ sộ, lấn át mọi công trình khác. Và mô hình kim tự tháp này cũng hoàn toàn khác với những đền tháp truyền thống của Phật giáo Myanmar, thường là hình stupa với tháp nhọn vút lên trời. Cho đến ngày nay, người Myanmar vẫn chưa có lời giải thích vì sao vua Narathu lại chọn kiểu kiến trúc này.
 
Ngôi Già lam Cổ tự Dhammayangyi có dáng kim tự tháp sáu tầng bậc thang. Nhưng Cổ tự Dhammayangyi vẫn có lối kiến trúc tứ diện phổ biến ở các Tự viện Phật giáo Myanmar với bốn cửa quay về bốn hướng. Về nội thất, đền có hệ thống hành lang kép chạy song song trụ đền thờ ở trung tâm. Nhiều hệ thống cửa sổ nhỏ bằng gạch đón ánh sáng trời từ bốn phía rọi vào hành lang bao quanh ngôi Già lam Cổ tự này.
 
Việc xếp gạch tạo nên hệ thống mái vòm phía trên hành lang quanh đền chứng minh trình độ của người xưa rất cao. Mỗi cửa chính ngôi đền là những pho đại tượng Phật với nhiều kiểu dáng khác nhau được dát vàng hoặc sơn màu. Trên bờ tường của hành lang quanh đền còn có nhiều hốc, bệ được đặt các bức tượng Phật nhỏ hơn.
 
Nền khu Cổ tự Dhammayangyi rộng đến 78 m, trong khi độ rộng của lõi trung tâm Cổ tự  Dhammayangyi lên đến 25 m được nối liền nhau bằng hệ thống hành lang rộng với những mái vòm và hệ thống cửa giả.
 
Theo một số tư liệu ở Bagan, tuy chưa bao giờ hoàn tất nhưng ngôi Già lam Cổ tự Dhammayangyi đã tốn ước chừng hơn 6 triệu viên gạch nung, chưa kể đến hệ thống đá làm nền cho công trình đồ sộ này.
 
Có lẽ, vua Narathu không thể ngờ rằng công trình vĩ đại hứa hẹn nhiều bất ngờ này lại không bao giờ hoàn tất. Ba năm sau khi lên ngôi, ông đã bị sát hại. Công trình cũng bị ngừng thi công rồi bỏ hoang từ đó. Nhưng đây vẫn là một đại diện độc đáo trong quần thể Bagan cổ cũng như lịch sử phát triển hệ thống đền tháp tại khu vực này.
 
Nơi Cổ tự Dhammayangyi du khách cảm thấy rất bình an, không còn khoảng cách với mọi sự vật xung quanh, và không bao giờ phai mờ trong tâm trí bởi sự cuốn hút hấp dẫn của Ngôi Cổ tự linh thiêng huyền bí này.
 
Hiện nay trong Cổ tự Dhammayangyi còn nhiều phòng bị bịt kín, du khách chỉ có thể tham quan hành lang, cổng vòm của khu vực ngoài.

Vân Tuyền (Nguồn: .myanmars)

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

TIN LIÊN QUAN

Người dân một số quốc gia Đông Nam Á đi chùa, cầu an dịp Tết cổ truyền

Ảnh 19:42 15/04/2024

Không khí lễ hội đón tết cổ truyền 2024 đang diễn ra sôi nổi tại nhiều quốc gia khu vực Đông Nam Á.

Ngắm những ngôi chùa có kiến trúc độc đáo của người Khmer tại Sóc Trăng

Ảnh 13:16 05/04/2024

Sóc Trăng là tỉnh có đông đồng bào dân tộc Khmer sinh sống nhất cả nước, vì thế cũng là nơi lưu giữ những bản sắc văn hóa độc đáo của người Khmer, đặc biệt là kiến trúc tại các ngôi chùa.

Khai mạc triển lãm tưởng niệm 10 năm ngày Đại lão Hòa thượng Thích Trí Tịnh viên tịch

Ảnh 18:30 01/04/2024

Chiều 31-3, triển lãm về cuộc đời và đạo nghiệp của Đại lão Hòa thượng Thích Trí Tịnh (1917-2014), Đệ nhất Phó Pháp chủ kiêm Giám luật Hội đồng Chứng minh, Chủ tịch Hội đồng Trị sự GHPGVN đã được khai mạc tại chùa Vạn Đức (TP.Thủ Đức).

Xuất gia báo hiếu, nghi lễ quan trọng nhất đời người ở Myanmar

Ảnh 11:00 17/03/2024

Hầu hết người dân ở Myanmar đều một lần trải qua nghi lễ Shin Pyu để lên chùa tu tập, báo hiếu cha mẹ.

Xem thêm