Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ năm, 23/05/2024, 12:00 PM

Chúng sinh như ngọn lửa, chợt sáng chợt tắt

Tôi cảm nhận được sự xót thương từ những người thân yêu trong gia đình. Đâu có nỗi khổ nào có thể so sánh được nỗi khổ đau phải chia ly vĩnh viễn người thương của mình. Trong bát khổ, Đức Phật gọi tên nỗi khổ này là ái biệt ly khổ.

Phía sau Thiền Viện Pháp Quang Trúc Lâm là cánh rừng thông xanh bạt ngàn. Mỗi khi đi đâu xa về, điều tôi thích nhất là ngắm rừng thông xanh và khoảng không gian bao la của thiền viện. Rồi hít thở thật sâu không khí trong lành ở đây.

Chỉ vài thực tập nhỏ như vậy thôi mà làm tôi hạnh phúc vô cùng. Với tôi hạnh phúc thực giản đơn và luôn hiện hữu. Chỉ trở về an trú nơi sự nhận biết trong sáng, thuần tịnh là ta sẽ nhận ra được rất nhiều những điều kiện hạnh phúc mà ta đang có. Và ta còn đang sống đó là điều hạnh phúc vô cùng tuyệt vời.

Chỉ cần ta còn sống là mọi việc điều có thể. Chỉ cần ta còn sống thì tất cả điều có thể bắt đầu lại, làm mới lại.

Nhìn vào rừng thông xanh đầy sức sống ta dường như không thấy những cây thông đang bị ngã đổ. Nhưng khi đi sâu vào trong rừng ta sẽ thấy Không Những những cây thông già bật gốc sau một cơn bão, mà những cây thông trẻ cũng bị bật gốc.

Những hình ảnh này làm tôi liên tưởng đến một tin buồn tôi được nhận chiều này. Tôi có một người học trò vừa bị tại nạn xe mất. Cô ấy vẫn còn rất trẻ. Tương lai còn nhiều đợi chờ phía trước. Nhưng sự ra đi đột ngột đã mang theo tất cả những dự tính, những ước mơ, những hoài bão...

Nhận được tin buồn này tôi đã ngồi thật yên, mời hình ảnh của cô ấy hiện lên trong tâm trí và gởi năng lượng yêu thương, cảm thông, bình an đến hương linh người học trò vừa mới mất.

Tôi cảm nhận được sự xót thương từ những người thân yêu trong gia đình. Đâu có nỗi khổ nào có thể so sánh được nỗi khổ đau phải chia ly vĩnh viễn người thương của mình. Trong bát khổ, Đức Phật gọi tên nỗi khổ này là ái biệt ly khổ. 

Không diệt, không sinh, đừng sợ hãi

54255991_2126782437413039_2539255360556892160_n

Tôi đã thành thật chia buồn cùng gia đình người học trò thân yêu của tôi vừa mất, và tôi cũng thành thật chia buồn đến tất cả những người đang có người thân vừa mất. Tôi cảm nhận được nỗi khổ đau của tất cả các bạn. Nước mắt các bạn khóc vì sự ra đi của người thân mình không những đã chảy ra, tuôn tràn trên hai gò má trong kiếp này.

Tôi đã từng thấy các bạn khóc và xót thương cho sự mát mát này trong rất nhiều kiếp trong chuỗi tái sinh luân hồi vô tận này.

Và tôi chợt nhớ đến vị thánh ni thời Đức Phật còn tại thế, trong khi thắp đèn trong giảng đường quan sát các ngọn đèn. Ngài đã thấy một số ngọn đèn loé sáng, một số ngọn đèn khác chập chờn rồi tắt. Khi thấy những hình ảnh như thế vị thánh ni này đã lấy đó làm đề mục để mình thiền quán.

Lúc đó Đức thế tôn đang ngồi trong hương phòng của mình, ngài biết được điều này liền phóng quang ảnh trước mặt vị thánh ni đó mà dạy rằng:

"Chúng sinh như ngọn lửa, chợt sáng chợt tắt. Người nào đến Niết-bàn mới chấm dứt. Do đó, dù chỉ sống trong khoảnh khắc mà chứng Niết-bàn, còn hơn sống trăm năm không thấy biết Niết-bàn.

Và Đức Phật đọc Pháp cú:

“Ai sống một trăm năm,

Không thấy câu bất tử,

Tốt hơn sống một ngày,

Thấy được câu bất tử”."

Vị thánh ni này có tên là Kisa Gotami. Và điều rất đặc biệt là sau khi nghe bài kệ pháp cú trên của Đức thế tôn Kisa Gotami liền chứng đắc được quả vị A La Hán.

Khi ta có được thân người, được gặp Phật Pháp mà không tu tập để có thể thấy được câu bất tử trong kiếp sống này thì đó là một thiệt thòi lớn vô cùng. Vì sao vậy? Vì nếu như ta không nhận ra bản thể vô sinh bất diệt nơi chính mình và nơi muôn loài thì chừng đó ta vẫn còn trói buột trong bánh xe luân hồi và vào ra lên xuống trong sáu nẻo đầy nước mắt và khổ đau.

Và khổ đau lớn nhất mà ai cũng phải gặp, phải trải qua chính là khổ đau ái biệt ly khổ. Nhưng một khi ta nhận ra bản thể bất tử, vô sanh bất diệt nơi chính mình, thể nhập được với niết bàn thì ngay giây phút ấy ta mới thật sự đoạn dứt khổ đau này.

Khi thánh ni Kisa Gotami chưa nhận ra được bản thể bất tử, vô sinh bất diệt nơi chính mình. Khi thánh ni Kisa Gotami chưa tu tập với Phật cô đã từng khổ đau rất nhiều. Nỗi khổ đau của cô là nỗi khổ đau mất đi đứa con mà mình thương yêu vô cùng.

Cô đã không chấp nhận cái chết của đứa con trai bé bỏng của mình. Cô đã đi hết nhà này đến nhà khác, làng này đến làng khác chỉ để tìm ra thuốc có thể hồi sinh được con mình. Nhưng những nổ lực của cô là một sự tuyệt vọng và khổ đau vô cùng lớn bởi lẽ làm gì có loại thuốc hồi sinh đó.

Ai nhìn vào tình cảnh đáng thương của cô cũng điều thương cảm và rơi lệ. Và nhân duyên đã đến với cô để cô được gặp Đức Phật.

Cô đảnh lễ Đức Phật và thưa hỏi về nguyện vọng hồi sinh đứa con trai bé bỏng tội nghiệp của mình.

Bạch Thế Tôn, có thật như người ta đã nói, Ngài biết thuốc chữa cho con của con không?

Đức Phật từ bi đáp:

– Phải, ta biết.

– Con phải kiếm những gì?

– Một nhúm hạt cải trắng.

– Con sẽ đi tìm, nhưng biết nhà ai có?

– Nhà nào không có con trai, con gái hay bất cứ ai chết.

– Xin vâng, bạch Thế Tôn!

Kisa Gotami bế con vào làng, đến từng nhà hỏi xin hạt cải. Họ đều có hạt cải để đưa cho cô; nhưng đến khi Kisa Gotami hỏi thăm, thì mới biết rằng nhà nào cũng có người chết, người chết nhiều hơn người sống, thế là cô đành trả lại hạt cải. Cứ như vậy, cô bế con thất thểu đi đến chiều cũng không nhà nào có hạt cải đúng theo ý Đức Phật.

Đi khắp nơi nhưng Kisa Gotami không tìm được nhà nào có hạt cải đúng theo ý Đức Phật. Bất chợt, Kisa Gotami hiểu ra rằng Không phải chỉ mình cô mất con, mà trên đời này ai cũng từng mất đi người thân yêu của mình.

Như có một dòng nước trong lành vừa gột rửa sạch vết thương lòng của cô; tâm cô chợt thông suốt, sáng sủa và mạnh mẽ hẳn lên. Cô lặng lẽ mang xác đứa bé vào rừng, chôn xuống đất.

Chính trong khổ đau tận cùng này mà Kisa Gotami đã thấy ra bài học giác ngộ cho chính mình. Pháp đã dạy cho Kisa Gotami Bài học giác ngộ, và pháp cũng đang dạy cho mỗi chúng ta những bài học giác ngộ về sự thật của cuộc đời này trong mỗi giây mỗi phút. Và ta chỉ có thể học ra bài học giác ngộ ấy bằng cách đối diện chứ không phải là trốn chạy.

Giống như Kisa Gotami Đã trốn chạy sự thật đau buồn về cái chết của con trai mình cho đến khi cô được Đức Phật chỉ dạy, cho đến khi cô chấp nhận và đối diện hoàn toàn với sự thật ấy, ngay giây phút ấy Kisa Gotami Được giải thoát khỏi nỗi khổ mang tên ái biệt ly khổ. 

Người Ấn Có một câu nói rất hay mà tôi rất thích. Câu nói đó là "Ai rồi cũng phải chết nhưng có một sự thật rằng chẳng có ai chết cả".

Tôi cũng muốn chia sẻ lại các bạn sự thật này, sự thật rằng không có ai chết cả. Người thương của bạn vẫn còn sống đấy. Nhưng người ấy đang biểu hiện ở một dạng thức khác mà chỉ có nhìn bằng con mắt vô tướng mới thấy được.

Và một phần của người thương của bạn vẫn còn đang sống, hiện hữu trong bạn. Vì vậy Bạn muốn người ấy mỉm cười, hạnh phúc thì chính bạn cũng phải mỉm cười, bình an và hạnh phúc. Bạn hãy sống thật trọn vẹn để người thân của bạn cũng được thừa hưởng những nguồn năng lượng an lành mà bạn đang chế tác.

"Đã gặp nhau một lần

Ta sẽ gặp nhau mãi

Gặp trên nụ tầm xuân

Gặp trong phút hiện tại"

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

Ít thôi nhưng đều đặn

Góc nhìn Phật tử 21:00 14/06/2024

Điều này sẽ giúp ta giữ nhịp độ, hình thành thói quen trong đời sống, công việc, tình cảm, cải thiện thân-tâm… Chẳng hạn:

Một kiếp người

Góc nhìn Phật tử 15:54 14/06/2024

Ông già Sáu phải đi rồi. Nơi ông đến là nhà dưỡng lão của tỉnh. Buổi sáng trời âm u càng não lòng cảnh chia ly. Lối xóm buồn, già Sáu đau lòng tưởng chết được.

Bệnh là một trong bốn nỗi khổ lớn của đời người

Góc nhìn Phật tử 15:06 14/06/2024

Đức Phật từng dạy: “Không bệnh là lợi nhất, biết đủ là giàu nhất, bạn lành là thân nhất, Niết-bàn là an vui nhất” (Kinh Pháp cú).

Suy ngẫm về Chánh ngữ

Góc nhìn Phật tử 19:15 13/06/2024

Trong Bát Chánh đạo, Đức Phật xếp chánh ngữ vào vị trí thứ ba, sau chánh kiến, chánh tư duy. Chánh ngữ là gì? Đức Phật dạy: “Và này các Tỷ-kheo, thế nào là chánh ngữ?

Xem thêm