Chúng sinh vì vô minh mà khổ đau, vì chấp ngã mà trầm luân

Có bao giờ ta tự hỏi, vì sao đời người nhiều khổ đau đến thế? Vì sao những luân hồi trầm luân không dứt, mà bóng tối vẫn phủ trùm lên tâm thức?


Chúng sinh vì vô minh mà khổ đau, vì chấp ngã mà trầm luân 1
Ảnh minh hoạ.

Chúng sinh khổ bởi vô minh. Vô minh là lớp sương dày đặc che khuất ánh sáng trí tuệ. Trong cõi vô minh, ta tưởng rằng những gì mắt thấy, tai nghe, tay chạm là chân thật. Ta bám víu vào những điều hữu hạn, tưởng là thường hằng. Nhưng đời là vô thường, thân là giả tạm và vạn vật như dòng nước chảy, không phút giây nào dừng lại.

Thế nhưng, vì không thấy được lẽ ấy ta ôm chặt những ảo tưởng như một đứa trẻ ôm lấy giấc mộng ban trưa. Ta nghĩ rằng mình có thể sở hữu, có thể giữ gìn, có thể kiểm soát. Ta vẽ ra cái “tôi” và tự đồng hóa mình với thân xác, danh vọng, tài sản, địa vị. Rồi khi dòng đời cuốn đi, những gì ta nắm giữ dần rời xa, lòng ta đau đớn, dằn vặt, giãy giụa trong biển khổ.

Chúng sinh trầm luân vì chấp ngã. Cái “ngã” ấy không thật có, nhưng ta lại dệt quanh nó bao lớp vỏ bọc: “tôi đúng” ,“tôi giỏi”, “tôi là trung tâm của thế giới.” Khi ai đó tổn thương ta, ta giận hờn. Khi ai đó không công nhận ta, ta đau khổ. Khi ai đó chống đối ta, ta bùng lên ngọn lửa sân si. Cái “tôi” ấy cứ thế mà lớn dần, như một quả bóng căng phồng chỉ chực nổ tung.

Nhưng thử nhìn lại xem, có phải chính cái “tôi” ấy đã làm ta đau khổ? Nếu không còn chấp trước, không còn phân biệt, nếu biết buông xả thì liệu ta còn đau như thế không?

Trong biển đời, có người giàu sang nhưng lòng chẳng an, có kẻ bần hàn nhưng tâm thanh thản. Đó không phải do hoàn cảnh, mà do cách nhìn. Người hiểu đạo, dù giữa bể khổ vẫn thấy an nhiên, bởi họ đã thấy được chân lý: vạn vật vốn như huyễn, đến rồi đi, chẳng có gì là “ta,” cũng chẳng có gì là “của ta.”

Muốn thoát khổ, phải quay vào trong mà soi rọi chính mình. Khi ta thôi trách móc, thôi bám chấp, thôi nuôi dưỡng những tham cầu vô tận, ta sẽ thấy lòng nhẹ như mây bay, an nhiên như dòng suối chảy. Khi ta buông bỏ cái “tôi” cũng là lúc ta bước ra khỏi lồng giam của khổ đau.

Chúng sinh vì vô minh mà khổ đau, vì chấp ngã mà trầm luân. Nhưng ngay trong khổ đau ấy cũng đã có hạt giống của giải thoát. Khi ánh sáng trí tuệ soi rọi, bóng tối vô minh tan biến. Khi buông được cái “ngã,” ta liền chạm vào tự do. Và khi ấy, ta mới thực sự thấy rõ con đường đi đến an lạc chân thật.


CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Khất thực trong Phật giáo

Phật giáo thường thức 09:44 21/04/2025

Pindapāta là Pháp thực hành khất thực, được chư Tăng trong truyền thống Phật giáo Theravāda (Nguyên thủy) thực hành, những vị đã từ bỏ đời sống tại gia để bước vào đời sống không gia đình.

Cúng dường mùa Phật Đản

Phật giáo thường thức 08:38 21/04/2025

Mưa đã dứt. Vừa mới sáng. Bên trên khung cửa sổ, trời xanh dìu dịu. Cả những búp non mơn mởn còn đọng giọt mưa đêm. Cả mặt hồ màu xanh lá run gờn gợn như làn da đài các quen ủ kín trong lụa là, giờ đột nhiên hứng phải làn gió lạnh đầu mùa.

Hãy cẩn thận với suy nghĩ

Phật giáo thường thức 20:00 20/04/2025

Suy nghĩ tích cực nhất có lẽ là nghĩ về sự bình an, hạnh phúc có mặt trong thân tâm mình. Bình an và hạnh phúc, điều mà ta rong ruổi tìm kiếm trong cuộc đời, đã sẵn có trong chính tự tâm ta rồi.

Xem thêm

Phật Giáo
Phật Giáo

Từ điển Phật giáo

Phật Giáo
Phật Giáo
Phật Giáo