Chương trình "Chùa Xanh": Trồng hơn 1.000 cây xanh tại Chùa Thắng Phúc
Ngày 3/4/2021, tại xã Tiên Thắng, huyện Tiên Lãng, thành phố Hải Phòng, Tạp chí Tài nguyên và Môi trường tổ chức phát động trồng cây chương trình “Chùa xanh”.
Quang lâm tham dự buổi lễ có: Thượng toạ Thích Quảng Minh – Uỷ viên Ban văn hoá TƯ GHPGVN, Uỷ viên Ban thường trực, Trưởng Ban văn hoá GHPGVN thành phố Hải Phòng, trưởng BTS GHPGVN huyện Tiên Lãng, trụ trì chùa Thắng Phúc; cùng chư tôn đức Tăng Ni Ban trị sự GHPGVN huyện Tiên Lãng, Chư tôn đức Tăng Ni trụ trì một số chùa trên địa bàn huyện.
Về phía lãnh đạo chính quyền có ông: Nguyễn Phúc Nguyên – Vụ trưởng Vụ Phật giáo, Ban Tôn giáo Chính Phủ; TS. Đào Xuân Hưng – Tổng Biên tập Tạp chí Tài Nguyên và Môi trường; TS. Đào Trọng Chương, nguyên Trợ lý Uỷ viên Bộ Chính trị, Bí thư TƯ Đảng, Phó Thủ tướng Chính phủ; ông: Ngô Minh – Phó Chánh văn phòng Ban Tôn giáo Chính Phủ; Đại tá: Đào Quang Trường – Phó giám đốc Công an thành phố Hải Phòng, cùng các ông bà đại diện cho các cấp Uỷ đảng thuộc HĐND, UBND, UB MTTQVN huyện Tiên Lãng, xã Tiên Thắng, thôn Mỹ Lộc, đông đảo quý vị quan khách, đại diện các doanh nghiệp, các nhà tài trợ, các mạnh thường quân và đông đảo quý vị Phật tử, thanh thiếu niên và nhân dân địa phương.
Trước khi chính thức diễn ra Lễ trồng cây, chư tôn đức Tăng Ni, lãnh đạo chính quyền, đại diện các doanh nghiệp, các nhà tài trợ, các Phật tử đã làm lễ dâng hương và lễ phóng sinh hơn 1 tấn cá tại sông Văn Úc cầu nguyện Thế giới hoà bình, chúng sinh an lạc, dịch bệnh tiêu trừ.
Tại khuôn viên chùa Thắng Phúc, Ban tổ chức chương trình đã trồng hơn 1.000 cây xanh bao gồm các loại cây như: mít, xoài, bưởi. long não, bồ đề… nhằm góp phần tạo cảnh quan môi trường, không gian văn hoá xanh, sạch, đẹp cho các khu di tích, đền, chùa… Bảo vệ môi trường, mang lại bầu không khí trong lành, thanh tịnh cho nhân dân, phật tử, du khách tham quan. Đồng thời góp phần tuyên truyền các giá trị văn hoá truyền thống của Dân tộc, đặc biệt là sự chung tay của cộng đồng trong việc bảo tồn và phát huy các giá trị văn hoá vật thể bằng những hành động thiết thực, hiệu quả, mang lại không gian xanh trong chốn thiền môn. Ngoài ra, đây còn là một chương trình mang ý nghĩa nhân văn sâu sắc và lan toả về tình yêu thiên nhiên, yêu môi trường. Đồng thời, giáo dục thế hệ trẻ hôm nay luôn có ý thức về nhiệm vụ trồng cây xanh, bảo vệ môi trường, vì màu xanh của cuộc sống.
Thượng toạ Thích Quảng Minh cho biết: “Đây là chương trình rất ý nghĩa hưởng ứng lời kêu gọi của Thủ tướng Chính phủ và của Hoà thượng Chủ tịch HĐTS TƯ GHPGVN nhằm góp phần quan trọng lan toả ý nghĩa của việc trồng cây đến đông đảo Chư tôn đức Tăng Ni, quý Phật tử gần xa, nhân dân địa phương trong việc cải thiện môi trường sinh thái, phòng, chống thiên tai, điều hoà khí hậu, nâng cao đời sống tinh thần của nhân dân, mang lại cuộc sống trong lành và khoẻ mạnh cho tất cả mọi người. Ngoài ra, tìm hiểu về cuộc đời Đức Phật, chúng ta không thể không để ý đến tầm quan trọng của cỏ cây trong cuộc sống của Ngài. Cây thường được nhắc đến trong kinh điển và nhiều loại cây khác cũng gắn liền với cuộc đời Đức Phật từ khi Ngài đản sinh tới khi Ngài nhập niết bàn…”.
Có thể nói, cây xanh là một phần không thể thiếu trong cuộc sống, đặc biệt là trong thời đại kinh tế phát triển với những đô thị đang dần mọc lên thì không gian xanh đang ngày càng bị thu hẹp. Công đức của việc trồng rừng rất lớn vì trồng rừng là giữ lại sự sống cho thế giới. Điều này cũng có ý nghĩa như bố thí thuốc men, tiền bạc, cơm gạo hay phóng sinh thả chim, thả cá.. mang lại sự sống cho muôn loài.
TS. Đào Xuân Hưng, Tổng Biên tập Tạp chí Tài nguyên và Môi trường, chủ nhiệm chương trình “Chùa xanh” cho biết: “Đây là một chương trình cộng đồng thu hút sự quan tâm chung tay của xã hội tham gia trồng cây xanh tại các chùa, đền, địa điểm di tích văn hóa. Nhằm góp phần tạo cảnh quan môi trường, không gian văn hóa xanh, sạch, đẹp cho các khu di tích, đền, chùa…Bảo vệ môi trường, mang lại bầu không khí trong lành, thanh tịnh cho nhân dân, phật tử, du khách tham quan…Đồng thời góp phần tuyên truyền các giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc, đặc biệt là sự chung tay của cộng đồng trong việc bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa vật thể bằng những hành động thiết thực hiệu quả mang lại không gian xanh chốn tôn nghiêm. Thêm một cây xanh được trồng sẽ góp phần giáo dục thế hệ trẻ hôm nay luôn thường trực ý thức trồng cây xanh, bảo vệ môi trường vì màu xanh của cuộc sống”.
Tầm quan trọng của sự trồng cây và sinh dưỡng
Thông điệp của chương trình “Chùa xanh”- Vì môi trường xanh, nhằm phát huy tinh thần chung tay của cộng đồng, của các cá nhân, tổ chức, trong huy động sức mạnh tổng hợp nhân rộng hoạt động trồng cây nhiều hơn nữa để ứng phó với tình trạng khẩn cấp về biến đổi khí hậu và ô nhiễm môi trường. Qua đó, góp phần quan trọng lan tỏa ý nghĩa của việc trồng cây đến đông đảo các tăng ni, phật tử, nhân dân trong việc cải thiện môi trường sinh thái, phòng, chống thiên tai, điều hòa khí hậu, nâng cao đời sống tinh thân của nhân dân, mang lại một cuộc sống trong lành và khỏe mạnh cho mọi người.
Mục tiêu của chương trình không chỉ là ở số lượng cây được trồng, mà chính là công tác chăm sóc cho cây xanh phát triển, sinh xôi nảy nở và đơm hoa kết trái, nên rất cần có sự đồng hành phối hợp triển khai chương trình của các cá nhân, tổ chức, đơn vị đồng hành là Công ty King Land media, Hiệp hội Nữ Doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam và của các phật tử, doanh nhân, doanh nghiệp.
"Đảnh lễ thành tâm vãn cảnh chùa
Xa rời cõi tục chuyện hơn thua
Đem lòng bác ái gieo nhân quả
Mở đức từ bi gặt thiện mùa...."
Đó là những lời thơ rất hay trong bài "Vãng cảnh chùa" của tác giả Trần Bảo Kim Thư. Vào chùa, được quỳ dưới Phật đài, nghe lời tụng kinh du dương quyện trong khói trầm hương khiến lòng người lắng dịu bao phiền não lo toan. Đặc biệt, sau giờ phút linh thiêng giải bày cõi lòng, cầu xin những điều tốt lành cho tất cả mọi người lại được thả mình trong một không gian xanh mướt của cây xanh lại thoang thoảng mùi của hương hoa nữa thì đó lại là một niềm hạnh phúc riêng chỉ có nơi cửa Phật.
Ngày nay, theo sự phát triển của xã hội, các khu công nghiệp, nhà cao tầng mọc lên, không gian chùa trở nên chật hẹp hơn, không gian xanh vốn làm cho cảnh sắc chùa thêm trong lành và thanh tịnh nay lại càng hẹp dần.
Hưởng ứng sáng kiến trồng 1 tỷ cây xanh của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc phát động tại Chỉ thị số 45/CT-TTg ngày 31/12/2020 về tổ chức phong trào Tết trồng cây” và tăng cường công tác bảo vệ phát triển rừng. Tạp chí Tài nguyên & môi trường phối hợp cùng Công ty CP Truyền thông King Land tổ chức thực hiện dự án "Chùa Xanh". Đây là dự án phi lợi nhuận trồng mới hơn 1000 cây xanh tại các chùa. Dự án còn có sự đồng hành của các doanh nhân phát tâm trồng cây ăn quả và cây xanh bóng mát trong chùa.
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
‘Báo động đỏ’ ở hồ lớn nhất thế giới
Môi trường 16:58 20/11/2024Mực nước tại biển Caspi sụt giảm nghiêm trọng khiến nơi được xem là hồ nước lớn nhất thế giới đứng trước nguy cơ trở thành vùng đất khô cằn.
Tin mới nhất về bão số 9: Cường độ cấp 11, cách quần đảo Hoàng Sa 350km
Môi trường 10:09 19/11/2024Bão số 9 Man-yi mạnh cấp 9, giật cấp 11, cách quần đảo Hoàng Sa 350km và đang suy yếu. Dự báo, khoảng ngày mai (20/11), bão thành vùng áp thấp trên vùng biển ngoài khơi Trung Trung Bộ.
Bão Man-yi trở thành siêu bão, hướng vào vùng biển miền Trung
Môi trường 17:04 16/11/2024Siêu bão Man-yi càng áp sát đất liền Philippines càng mạnh lên, dự báo ngày 18/11 siêu bão sẽ đi qua đảo Luzon của nước này rồi đi vào Biển Đông, trở thành bão số 10 năm 2024.
Ô nhiễm môi trường từ góc nhìn y học
Môi trường 09:13 15/11/2024Ô nhiễm môi trường là khẩu hiệu từ bao đời của nhân loại, nhưng nó quá rộng, quá to lớn để hiểu và nói về. Vậy ô nhiễm môi trường cụ thể là cái gì, bao gồm những kiểu nào, và tác động lên sức khoẻ sinh học của con người ra sao?
Xem thêm