Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ sáu, 18/10/2019, 11:04 AM

Chút suy nghĩ về các hoạt động trong không gian Thiền 

“Hoạt động trong không gian thiền”, ý tứ rằng các hoạt động mang tính xã hội mở hơn là tu tập sinh hoạt Phật giáo, dù xét cho cùng – bất cứ hoạt động gì ở thiền môn cũng là thuộc về Phật giáo.

>>Góc nhìn Phật tử 

Bài liên quan

Xu hướng ngày nay ở Việt Nam, khắp vùng miền đô thị hay nông thôn hẻo lánh, chia sẻ trách nhiệm xã hội và cũng là hoằng pháp cập nhật theo thời đại, các hoạt động mang tính xã hội cao diễn ra ở các cơ sở Phật giáo về mức độ lớn nhỏ tùy hoàn cảnh, khả năng: khóa tu hè cho thiếu nhi, các khóa học pháp ngắn hạn cho từng đối tượng...

May mắn trải nghiệm các hoạt động trên ở một số cơ sở tôn giáo, ngẫm ra vài ý nho nhỏ muốn chia sẻ cách nhẹ nhàng với tư cách một phật tử làm truyền thông.

Đành rằng đã gọi rằng “mở” và mang tính xã hội cao thích  hợp cho các đối tượng có khi chưa là Phật tử, sự vui nhộn hoạt náo có khi dễ hiểu, dù ở chốn thiền thanh tịnh, nếu nghiêm khắc khô cứng quá e khó tập hợp được trẻ nhỏ và những người chưa quen đời sống thiền môn.

Quan sát rồi phân vân: nhưng, sự ồn ả quá mức hay “đời” quá lại khiến sự phân biệt không gian thiền đặc thù với bên ngoài nhập nhòa, giá trị giáo dục và hoằng pháp giảm nhiều. Tôi từng im lặng xem hết chương trình sinh hoạt của Gia đình Phật tử ở Tịnh xá X thuộc huyện Hòa Bình, Bạc Liêu, có nét truyền thống quý báu khi khơi lại sinh hoạt từng rất sinh động một thời của Phật giáo Miền Nam Việt Nam nhưng lại mang tính sắp đặt và khi hỏi kỹ ra mới té ngửa vì thực sự là sắp đặt: các em nhỏ là con em người hướng dẫn! Tôi, vốn dị ứng và hiểu nhiều bệnh thành tích trong giáo dục, lại gặp cảm xúc y chang ở..chùa! “Đời” quá!

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

Ở ngôi chùa giữa cánh đồng xanh tuyệt vời thuộc thị xã Giá Rai, khóa tu hè đông đảo lại rơi vào cảnh dở khóc dở cười khi âm thanh tu huýt khủng hơn CSGT, kinh động thiền môn! Không tìm được chút gì khác so với sinh hoạt Đội trong nhà trường phổ thông.

Bài liên quan

Tôi không cho rằng bậc trú trì không đủ chuyên môn để giữ tính đặc thù thiêng liêng làm nên giá trị chốn già lam và sức hút của tính riêng ấy với giới trẻ nói riêng và mọi giới tìm đến, bậc xuất gia ngày nay đa phần được đào tạo bài bản cả về Phật học lẫn thế học. Vậy thì sự ầm ĩ thái quá và mất tính riêng chốn thiền dưới cái nhìn mang tính cá nhân của tôi do đâu? 

Đành rằng nói luôn dễ, nhưng vẫn thấy có lẽ nỗ lực cân bằng đời – đạo trong các  hoạt động mang tính xã hội ở các cơ sở tôn giáo bị lệch chăng?

Nói thêm ra, ở nhiều sự kiện Phật giáo lớn, tiếp tân và nhân viên thiện nguyện có khi thời trang rực rỡ và sành điệu không kém sự kiện lớn ngoài đời, có lẽ “người ta” quên rằng sức mạnh rất riêng của sự kiện Phật giáo khiến bà con tìm đến và lắng lại trong lòng chính sự đơn sơ và đẹp thánh thiện của tà áo lam?

Chốn thiền môn giữa xã hội và thuộc về xã hội, quan niệm thoát ly hẳn hay tạo cảnh non bồng là hài hước song bảo vệ đặc thù trang nghiêm thanh tịnh có lẽ là nguyên tắc chăng?

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

Bài thơ về cơm chùa

Góc nhìn Phật tử 17:16 26/04/2024

Tôi còn nhớ hôm đó, khi mặt trời đã lừ đừ lặn về hướng Tây xa xa có những rặng núi xanh rì, tôi ra khỏi tam quan của chùa để trở về nhà…

Đối trị phiền não khi niệm Phật

Góc nhìn Phật tử 11:05 26/04/2024

Thực ra không phải tới lúc niệm Phật chúng ta mới có phiền não, hoặc nhận biết ra chúng ta đang có, thậm chí quá nhiều phiền não, mà nói cho đúng: phiền não đã có trong chúng ta từ vô lượng kiếp tới nay.

Trường sinh bất tử qua cái nhìn của nhà Phật

Góc nhìn Phật tử 21:39 25/04/2024

Từ ngàn xưa, con người đã hằng nung nấu, ôm ấp ước mơ được trường sinh bất tử. Tuy nhiên, sự bất tử trường sinh dường như chỉ thấy có được trong những câu chuyện thần thoại hoang đường, hay truyền thuyết mơ hồ viễn vông.

Lành thay nếu được là học trò của Đức Phật

Góc nhìn Phật tử 14:37 25/04/2024

Giả như có một lần úp mặt vào lòng bàn tay suy ngẫm, ta sẽ thấy con người ngay từ lúc thoát thai đã chịu bất công: người rạng ngời tướng tốt ủ yên trong gấm vóc lụa là, kẻ đui què câm điếc lại còn sinh trong gia đình bần tiện.

Xem thêm