Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ ba, 17/10/2023, 08:00 AM

Chuyện bây giờ mới kể về tỷ phú từ thiện Chuck Feeney

"Chuck Feeney tâm sự: Việt Nam đối với ông như ngọn đèn, và ông như con mối. Mối cứ bay lăn xả vào đèn. Ông hoạt động hết sức âm thầm, chỉ nhắm tới tính hiệu quả".

Anh chị và các bạn chắc đã biết về nhà tỉ phú Mỹ hoạt động nhân ái (philanthropist) nổi tiếng này, “keo kiệt” với bản thân, nhưng hào phóng với thiên hạ. Tin trên mạng Việt về ông không thiếu. Ông đã mang tặng Việt Nam tổng số tiền $220 triệu cho các đề án giáo dục, y tế, thư viện, trong khoảng thời gian 1998 – 2006, từ Cần Thơ ra đến miền Trung và Thái Nguyên.

Nhưng có lẽ ít ai biết rằng ông là người mà quỹ nhân ái Atlantic Philanthropies của ông đã tài trợ phân nửa chi phí xây dựng cho Đại học RMIT Nam Sài gòn, $33.6 triệu, để đại học này hình thành từ mảnh đất hoang. Mục đích của ông là xây dựng một đại học state-of-art để “làm kiểu mẫu” cho Đại học Việt Nam. Thực tế đại học đó đã giúp đổi đời bao thanh niên, cho rất nhiều học bổng, góp phần phát triển nguồn nhân lực không những của Thành phố mà của cả Việt Nam (RMIT giờ có thêm chi nhánh ở Hà Nội). “Cho ai con cá, nuôi người đó một ngày. Dạy ai câu cá, nuôi người đó cả đời” - Đó là mục tiêu của hoạt động nhân ái.

Tỷ phú Chuck Feeney

Tỷ phú Chuck Feeney

Vào trong đại học, người ta có cảm giác đó là đại học ở nước ngoài, hiện đại, mỹ thuật và chuyên nghiệp, tỏa ra cái không khí đại học, thu hút, và truyền cảm hứng.

Chuck Feeney tâm sự: "Việt Nam đối với ông như ngọn đèn, và ông như con mối. Mối cứ bay lăn xả vào đèn. Ông hoạt động hết sức âm thầm, chỉ nhắm tới tính hiệu quả".

Ông là một con người hết sức đặc biệt. Cái nhà riêng, xe riêng cũng không có, ăn thì ở những quán bình dân, tỉ như “ăn bụi” ở Việt Nam, tuy chưa đến nỗi, đi máy bay thì hạng economy, đồng hồ thì giá chỉ $15, vân vân.

Trong lá thư gửi cho Bill Gates và Warren Buffett, ông đã viết: “Tôi không tưởng tượng nổi có một sự sử dụng tài sản cá nhân nào mà đáng làm và thích hợp hơn là việc hiến tặng trong khi chúng ta còn sống – để mình dấn thân cho những nỗ lực cải thiện điều kiện sống của nhân loại.” (trong Thư gửi Quý nhà giàu Việt Nam).

Bài liên quan

Ngưỡng mộ làm sao tấm gương nhân ái của một con người có trái tim và tình cảm universal như thế. Phải chi có ai, một tập thể, hay một tổ chức nào, mời ông đến tọa đàm với cộng đồng Việt Nam, với sinh viên, và giới doanh nhân, nhà giáo dục, nhà làm luật, để truyền cảm hứng. Đáng làm thay! Sẽ là một sự kiện quan trọng và đáng nhớ cho cộng đồng Việt Nam, hỗ trợ hình thành phong trào nhân ái.

Tôi xin kể tiếp câu chuyện của nhà hoạt động nhân ái Chuck Feeney. Tôi đã có lần giới thiệu quyển sách nhỏ “Chủng tộc Technion” nói về Đại học Công nghệ Technion rất powerful của Israel tại Haifa. Đây là đại học công nghệ đầu tiên của Do Thái được xây dựng trước khi Do Thái có quốc gia. Einstein là một người đỡ đầu đầu tiên, kêu gọi những người Do thái thế giới hãy gây quỹ để xây dựng. Đại học này đã gieo mầm cho “Sự thần kỳ kinh tế” Do Thái, đầu tiên và trên hết công việc họ là hỗ trợ công nghệ hiện đại cho quốc phòng, rồi từ đó lan tỏa sang lãnh vực dân dụng, và trở thành nền tảng của “Quốc gia khởi nghiệp” của Israel.

Feeney và Technion có mối liên hệ gì? Có lắm, một cách tình cờ và kỳ lạ. Một mặt, chủ tịch David Skorton của Đại học Cornell đang ấp ủ một giấc mơ thiết lập thêm một campus tại một thành phố quan trọng để đầu tư thêm vào lãnh vực công nghệ cao quan trọng hàng đầu. New York, cách 4 giờ xe, là một địa điểm trong tầm ngắm. Cornell cũng đã có dấu chân họ tại đây với một trung tâm y khoa quan trọng. Thành phố New York cũng có 50.000 graduates của họ đang sống.

Mặt khác, và đây là cơ hội, đầu năm 2011, Thị trưởng Michael Bloomberg của thành phố New York kêu gọi các nhà đầu tư đại học tham gia đấu thầu đề án “Thung lũng Silicon phía Đông” tại New York, New Jersey. Bloomberg có ý định táo bạo muốn biến “Quả táo to” (Big Apple, ám chỉ TP New York) thành “một tổ ong của đổi mới sáng tạo và khám phá”, một trung tâm của entrepreneuship và công nghệ, cạnh tranh với Thung lũng Silicon của California. Trung tâm này sẽ được xây dựng trên đảo Roosevelt nằm trên sông East River. Lãnh đạo TP tin rằng một trung tâm công nghệ như thế sẽ biến đổi New York như kênh đào Erie nối sông Hudson và Great Lakes đã từng làm. Hạn chót nộp đề bài là ngày 28 tháng 10, 2011. Chi phí xây dựng là $2 tỉ.

Tham gia đấu thầu là những “đại gia” mạnh, như Harvard, Cornell, Columbia và Stanford. Dĩ nhiên, là một “lò ấp trứng” công nghệ thành công cho Thung lũng Silicon, Stanford là bidder sáng giá nhất, trong khi Cornell, với những chương trình công nghệ và khoa học tính toán chỉ đứng vào danh sách top ten của Mỹ. Nhưng rồi, một quyết định táo bạo, Cornell thành lập “liên doanh” với Technion của Israel, để củng cố thế đứng của mình. Technion được xem như một MIT của Israel và đã sản xuất ra ba nhà khoa học giải Nobel từ 2004.

Tất cả những diễn biến trên đều được chủ tịch Skorton của Cornell thông báo đều đặn cho Feeney, và ông tỏ ra rất quan tâm, tuy chỉ ở mức độ quan tâm mà chưa có cam kết gì.

Rồi ngày 1 tháng 12, Feeny chính thức “vào cuộc”. Ông cam kết ủng hộ $350 triệu như quá tặng từ Quỹ Atlantic Philanthropies của ông cho liên doanh Cornell-Technion làm chi phí xây dựng ban đầu, một số tiền rất rất lớn cho một dự án giáo dục. Điều này gây hết sức bất ngờ cho Skorton. Ông sững sờ chưa tin, hỏi lại bà Helga, vợ (sau) của Feeney, vốn là người Đức, rằng có đúng như thế hay không. Bà trả lời với accent Đức: “Vâng, đúng như anh ấy đã nói.” Đây là quà tặng nhân ái lớn nhất của Feeney. Chính ông cũng tràn đầy cảm xúc khi trao cam kết cho đại diện của Cornell. Mà đấy chỉ mới là tiền “up front”, “đặt cọc” thôi. Cam kết này củng cố thêm vị thế của liên doanh.

Stanford chào một chương trình chi tiết đầy hứa hẹn với tất cả thành công của quá khứ, với sự giàu có về kinh nghiệm như một “bảo chứng”, nhưng lại rơi vào một tình huống bất lợi ngay từ đầu. Bởi lẽ TP New York mong muốn có một Thung lũng Silicon hạng nhất thế giới, không phải hạng hai sau California. “Nếu bạn muốn trở thành số một, thì Silicon Valley phải trở thành số hai.”

Giờ cuối Stanford tuyên bố rút lui, khi thấy mình thất thế. Và liên doanh Cornell-Technion được chọn. Đại học mới có lịch sẽ khai trương và đi vào hoạt động năm 2017 này. Và đó là mối liên hệ kỳ lạ giữa Feeney và Technion, và New York, nơi không xa nơi sinh của ông.

***

Bài liên quan

Chuck (Charles Francis) Feeney sinh năm 1931 tại khu phố áo cổ xanh Elmora, thành phố Elizabeth, bang New Jersey, từ một gia đình gốc Ireland. Nhà nghèo, ông sớm phải làm thêm kiếm tiền. Khi thì bán dù trên bãi biển, “Umbrella boy”, khi thì bán sandwich tại ĐH Cornell, “Sandwich boy”, nơi sau này ông học và tốt nghiệp ngành quản lý khách sạn. Ông lúc nào cũng nghĩ ra cơ hội kinh doanh. Và cuối cùng ông giàu lên với ngành Duty Free Shop (DFS). Ông tiên đoán sức mua sẽ tăng cao của giới quân sự, và những nhà có tiền của Nhật Bản, và dĩ nhiên của Đức, và cả thế giới phương Tây, khi những thần kỳ kinh tế thời hậu chiến xuất hiện.

Ông Chuck Feeney và vợ Helga tại môt bệnh viện ở Đà Nẵng

Ông Chuck Feeney và vợ Helga tại môt bệnh viện ở Đà Nẵng

Ông đã từng tài trợ nhiều đề án nhân ái cho Việt Nam. Tôi hằng ao ước, có người Việt đến thăm ông ở San Francisco để nói lời cảm ơn lúc ông còn sống. Không biết có vòng hoa viếng nào đến từ Việt Nam trong những ngày này hay không. Nhưng chắc ông cũng không màng. Ông cũng không muốn lưu lại tên tuổi trên các đề án nhân ái mà ông đã tham gia, ngay cả trên đất Việt Nam. Ông ra đi rất thanh thản, đã làm hết sức mình góp phần cho thế giới này nhân bản hơn, tiến bộ hơn. Ông đã sống trong tinh thần của Phúc âm Thịnh vượng mà Andrew Carnegie đã để lại một trăm năm trước:

"Vậy hãy giữ điều đó làm bổn phận của một con người phồn vinh: trước nhất, hãy tạo ra một tấm gương của một cuộc đời khiêm tốn, không khoe khoang, tránh xa sự phô trương và phung phí; thỏa mãn vừa phải những nhu cầu chính đáng của những người thân gia đình; và sau khi đã làm điều đó, hãy xem tất cả những lợi tức thặng dư đã đến với anh ta đơn giản chỉ là những quỹ ủy quyền mà anh ta đã được chọn để quản trị… để tạo ra những kết quả có lợi nhất cho cộng đồng".

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Người Thầy dị nhân: Thành tựu kép từ năng lượng yêu thương và kỷ cương

Gieo mầm thiện 21:52 18/11/2024

Phật giáo có câu: "Cứu một mạng người hơn xây bảy tòa tháp", "Cứu một mạng người, phúc đẳng hà sa". Câu chuyện về Tiến sĩ Phan Quốc Việt – người thầy được mệnh danh là "dị nhân" – chính là minh chứng sống động cho triết lý này.

Bếp ăn miễn phí dành cho học sinh nghèo

Gieo mầm thiện 14:11 14/11/2024

Suốt 6 năm qua, bất kỳ học sinh nào đến bếp ăn 0 đồng tại ấp Sơn Phú 2A, xã Tân Thành, TP.Ngã Bảy (Hậu Giang), đều được tiếp đón tận tình.

Người đàn ông 60 tuổi chạy bộ 10km mỗi ngày, ăn chay trường, hiến máu 348 lần

Gieo mầm thiện 10:18 08/11/2024

Người đàn ông 60 tuổi đã duy trì thói quen chạy bộ 10km vào mỗi sáng hơn 20 năm. Ông được nhiều người ngưỡng mộ vì sự chăm chỉ và nỗ lực hiến máu cứu người.

Diễn viên Việt Trinh mong muốn được hiến xác cho y học

Gieo mầm thiện 11:00 05/11/2024

Trước đó, Việt Trinh hoàn thành thủ tục đăng ký hiến tạng vào tháng 4/2019 tại Bệnh viện Chợ Rẫy.

Xem thêm