Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ năm, 22/08/2019, 15:48 PM

Chuyển hóa từ sự thù hận thành lòng từ bi khó hay dễ?

Đức Phật dạy: tất cả chúng sanh đều có Phật tính, chỉ vì bị ảnh hưởng của hoàn cảnh nên đánh mất cái Phật tính của mình, mà khởi lên ý niệm xấu, làm những việc không tốt.

>> Góc nhìn Phật tử

Tha thứ cho người khác thật là một việc làm không dễ. Ngay khi người khác nói với bạn bằng những lời lẽ ngang ngược thì làm sao bạn có đủ tâm bình tỉnh để tha thứ cho họ?

Đức Phật dạy, muốn vượt khỏi sự bất mãn và sân hận, chuyển hóa nó thành lòng từ bi trước hết phải nhận diện được bản chất của sân hận và bất mãn do đâu mà có. Từ đó, mới có hướng giải quyết sáng suốt và hiệu quả. Đây chính là nhu cầu rất cần thiết cho mọi người, dù bất cứ tầng lớp nào trong xã hội cũng đều có bất mãn và sân hận ở nhiều cấp độ khác nhau. Vì vậy, nắm vững được bản chất tác hại của bất mãn và sân hận thì có thể giúp vượt lên các hệ luỵ và không biến mình thành nạn nhân của khổ đau.

Muốn vượt khỏi sự bất mãn và sân hận, chuyển hóa nó thành lòng từ bi trước hết phải nhận diện được bản chất của sân hận và bất mãn do đâu mà có. Nguồn ảnh: Internet

Muốn vượt khỏi sự bất mãn và sân hận, chuyển hóa nó thành lòng từ bi trước hết phải nhận diện được bản chất của sân hận và bất mãn do đâu mà có. Nguồn ảnh: Internet

Sự biểu lộ thái độ của người khác cũng chính là tấm gương phản chiếu chính những mặt tối bên trong chúng ta . Vì vậy, nếu thấy gương mặt của người khác đáng ghét thì thay vì cáu giận, oán trách bạn đặt ra câu hỏi chắc hẳn gương mặt mình cũng như vậy. Cho nên, nếu chúng ta gặp phải những người như vậy thì chúng ta nên thương cảm họ.

Tính sân giận oán hờn của con người là một nguyên nhân tai hại lớn gây ra khổ đau cho người và muôn vật. Từ việc nhỏ bé gây đổ vỡ mất hạnh phúc giữa những người thân như vợ chồng anh em, họ hàng bạn bè, cho đến việc lớn như chém giết khủng bố chiến tranh giữa các phe phái, các nước, màu da, tôn giáo… Tất cả đều do sân hận mà ra, nó nằm sẵn ở trong mỗi con người, có dịp là nó bùng nổ. Vì thế từ thời tiền cổ đến bây giờ, giết chóc chiến tranh luôn luôn xảy ra không ở nơi này thì ở nơi khác, không sao dứt được cảnh khổ; Phật giáo có phương cách dùng lòng Từ Bi để xóa đi, diệt đi lòng sân hận oán hờn, đó là phương thuốc diệt khổ cho vui, vì thế chúng ta cần “quán Từ Bi” là vậy.

Tính sân giận oán hờn của con người là một nguyên nhân tai hại lớn gây ra khổ đau cho người và muôn vật. Nguồn ảnh: Internet

Tính sân giận oán hờn của con người là một nguyên nhân tai hại lớn gây ra khổ đau cho người và muôn vật. Nguồn ảnh: Internet

Nếu chúng ta nghĩ về người khác mà có lòng tha thứ, thương xót, quan tâm đến họ thì chúng ta có thể chuyển lòng đối địch thành tâm từ bi.

Trong Tạp A Hàm, quyển 4 Kinh 1253, 1255, 1256, đức Phật dạy: “Số người tu tập lòng từ bi ít như hòn đất trong tay so với số người không tu lòng từ bi nhiều như đất của đại địa này. Có người mang 300 chảo cơm bố thí ba lần sáng, trưa, chiều, công đức bố thí này không bằng một phần muôn ức của người rải lòng từ bi đến khắp cả chúng sinh dù chỉ trong khoảng thời gian ngắn như người vắt sữa bò. Nếu có qủy thần ác muốn đến dò xét tìm chỗ sơ hở của người tu tập tâm từ bi này thì không thể được, mà ngược lại ngay lúc ấy qủy thần kia tự bị thương tổn.

Nếu chúng ta nghĩ về người khác mà có lòng tha thứ, thương xót, quan tâm đến họ thì chúng ta có thể chuyển lòng đối địch thành tâm từ bi. Nguồn ảnh: Internet

Nếu chúng ta nghĩ về người khác mà có lòng tha thứ, thương xót, quan tâm đến họ thì chúng ta có thể chuyển lòng đối địch thành tâm từ bi. Nguồn ảnh: Internet

Vì vậy trước khi định nổi giận hay bực tức chúng ta hãy thử thực hành phương pháp lắng nghe với tâm từ bi và sử dụng ngôn từ hòa ái. Lắng nghe với tâm từ bi có thể giúp nối lại sự cảm thông và thấu hiểu. Hầu hết mọi người tìm cách trốn chạy khỏi chính mình ,bởi chúng ta hầu như không biết cách lắng nghe nỗi khổ của chính mình.

Khi ta dụng tâm từ bi ĐẶT TÂM MÌNH VÀO TÂM NHAU, không nhìn thấy tức giận ở người ta thương,mà thương họ đang khổ đau ,do đó giận dữ và nói khó nghe từ họ ta cũng thông cảm được. Nếu mình có thể nói với người thương mình bằng ngôn ngữ hòa ái và cảm thông nhưu vậy thì người đó có cơ hội mở lòng mình ra,khi đó ta lại dụng pháp lắng nghe với tâm từ bi, người thương của ta và cả ta nữa sẽ bớt khổ liền.

Đức Phật dạy: tất cả chúng sanh đều có Phật tính, chỉ vì bị ảnh hưởng của hoàn cảnh nên đánh mất cái Phật tính của mình, mà khởi lên ý niệm xấu, làm những việc không tốt.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

Nhập thất: Nhất tâm, lộ trình sơ thiền (5)

Góc nhìn Phật tử 17:30 28/03/2024

Tôi đề cập vấn đề này nhiều lần mà có vẻ như chưa đủ. Hai chữ nhất tâm nó có thể quyết định toàn bộ con đường tu tập, cả về phương pháp luận về các pháp hành mà Đức Phật đã chỉ ra.

Người trồng nụ cười

Góc nhìn Phật tử 10:51 28/03/2024

Thoáng chốc đã hai năm nó gặp Thầy! Người đã thay đổi cuộc đời nó. Từ một cô bé vô tư, ngây ngô, chỉ biết ở chùa cho vui, làm công quả để kiếp sau bớt khổ. Đó là nó nghe được từ các cô, các bà chứ đôi mươi thì nào biết gì.

Nhập thất: Tăng nhất A-hàm (4)

Góc nhìn Phật tử 18:30 27/03/2024

Đàm luận về nhân quả đó là bài học vô cùng hữu ích đối với tất cả mọi người đang hướng đến con đường học Phật. Bạn đọc lại "10 câu hỏi trăn trở và thao thức" để bắt đầu suy nghiệm nhân quả mà tác giả đã gửi gắm vào đấy.

Người có tâm

Góc nhìn Phật tử 13:12 27/03/2024

Chúng ta thường nghe nói, con người “quý ở chữ tâm”, “hơn nhau ở chữ tâm” hay “sống phải có tâm”. Cụ Nguyễn Du cũng nói trong Truyện Kiều rằng “Chữ tâm kia mới bằng ba chữ tài”. Vậy thế nào là một người có tâm?

Xem thêm