Thứ ba, 30/05/2023, 14:34 PM

Chuyện kỳ thú về Ma Ha Ca Diếp, tổ sư thứ nhất Thiền Tông (1)

Ngài Ma Ha Ca Diếp (Mahakasyapa), lớn hơn Đức Phật 1 tuổi, là một trong 10 đệ tử lớn của Đức Phật, con của ông Ẩm Trạch và bà Hương Chí, nước Ma Kiệt Đà.

Khi mẹ sinh Ngài ra, Ngài có làn da toàn bằng màu vàng sáng ánh. Khi 22 tuổi, cha mẹ bảo cưới vợ, Ngài không chịu. Cha mẹ ép quá nên Ngài đặt điều kiện với cha mẹ như sau:

- Nếu cha mẹ tìm được cô gái nào có làn da như con, thì con mới bằng lòng cưới vợ.

Cha mẹ ngài liền cho đúc một pho tượng bằng vàng, đẩy đi khắp nơi tìm người nữ nào có làn da giống như pho tượng. Khi pho tượng đẩy đến thị trấn Hàn Thuật Trung, có gia đình ông Phương Thủy Ái và vợ là bà Liễu Ánh Phương, có nàng con gái mới 20 tuổi, tên là Hàn Phương Nga, có làn da y như pho tượng, nên Ngài đành phải chấp nhận cưới nàng.

Khi 2 người cưới nhau, Ngài có trình bày cùng vợ: “Thật tình tôi không muốn cưới vợ nên đặt điều kiện khó này ra, không ngờ tôi gặp được nàng. Vậy, tôi xin nàng hãy cùng làm bạn tri kỷ với tôi thôi, không theo dâm dục thường tình”.

Nàng Hàn Phương Nga đồng ý. Hai người sống chung với nhau được 2 năm, Ngài xin cha mẹ cho Ngài và nàng Hàn Phương Nga xuất gia. Cha mẹ Ngài bằng lòng. Hai người vào núi tu hạnh Đầu Đà, tức tu khổ hạnh.

Chân dung tôn giả Ma Ha Ca Diếp

Chân dung tôn giả Ma Ha Ca Diếp

Ngài xuất gia được 1 năm, một tối nọ, ngài nằm mộng thấy có vị đầu tóc bạc bảo: “Đức Phật Thích Ca Văn đã ra đời, hiện ở tịnh xá Trúc Lâm, ông nên đến đó để xin Đức Phật dạy pháp môn tu Giải thoát”. Ngày sau, Ngài đến tịnh xá Trúc Lâm, chí thành đảnh lễ Đức Phật Thích Ca Văn. Đức Phật Thích Ca Văn bảo:

- Lành thay, này Tỳ kheo Ma Ha Ca Diếp, đến đây, Như Lai nhờ người cạo râu tóc cho ông.

Khi Ngài được những vị trong Tăng đoàn cạo râu tóc xong, Đức Phật cho Ngài thọ giới tỳ kheo và mặc y ca sa. Không bao lâu sau, Ngài tu chứng được quả vị A La Hán. Vì Ngài tu khổ hạnh, nên thân hình tiều tụy, ăn mặc rách rưới, nên trong Tăng đoàn ai ai cũng chê cười Ngài.

Khi Đức Phật giảng kinh Diệu Pháp Liên Hoa xong, Đức Phật đã 78 tuổi, còn ngài 79 tuổi. Cũng là thời cơ truyền “Bí mật Thiền Tông” cho Tổ vị thứ nhất, nên một buổi sáng mùa xuân, trên mặt bằng rộng lớn trên núi Linh Sơn, Đức Phật tập họp đông đảo đồ chúng, tay phải Đức Phật cầm cành hoa sen đưa lên. Ngài ngó từ phải qua trái, từ gần ra xa, mọi người ai ai cũng ngơ ngác, riêng Ngài Ma Ha Ca Diếp mỉm miệng cười. Đức Phật hỏi ngài Ma Ha Ca Diếp:

- Tất cả mọi người không cười, sao ông lại cười?

Ông Ma Ha Ca Diếp trình thưa với Đức Phật:

- Kính bạch Đức Thế Tôn, nhờ Đức Thế Tôn tay cầm cành sen đưa lên, nên con đã nhận ra Tánh Thấy chân thật rõ ràng của con, nên con mừng quá, nên con mỉm cười.

Đức Phật hỏi ngài Ma Ha Ca Diếp:

- Ông thấy như thế nào?

Ngài Ma Ha Ca Diếp không trả lời thấy như thế nào, mà Ngài trình thưa cùng Đức Phật bằng bài kệ 44 câu như sau:

Sen xuân nở tại Linh sơn

Thiền hoa thanh tịnh ơn trên Phật Đà

Ý Phật con đã nhận ra

Tánh Thấy, ý thấy, được qua luân hồi.

Bao năm khổ hạnh con thôi

Sống với tánh Thấy, luân hồi màng chi

Hoa sen con nhận tức thì

Niết bàn thanh tịnh tìm chi mệt người.

Phật ôi,Con đã ngộ rồi

Thấy trong thanh tịnh, là nơi quê nhà

Phật tánh, con đã nhận ra

Khi thấy, Ý thấy vượt xa muôn trùng.

Tánh thấy hết sức lạ lùng

Muôn đời ngàn kiếp, lạ lùng mới hay

Thiền Thanh Đức Phật chỉ bày

Hôm nay thật sự, nhận ngay Tánh mình.

Nhận được, con chỉ lặng thinh

Nở ra nụ cười vui lắm Phật ôi

Trước kia, Phật dạy con ''thôi''

Mà thôi không được, luân hồi con đi.

Hoa sen con thấy tức thì

Tự nhiên dứt hết, không chi nói lời

Nụ cười thay thế chữ ''Thôi''

Để trình Đức Phật, đôi môi thay lời.

Linh sơn, con đã rõ lời

Thiền Thanh con biết, luân hồi dứt ngay

Trước huynh đệ, con trình bày

Môn thiền Thanh tịnh, khó ai nhận liền

Mấy ngàn người bỏ tu riêng

Dụng công tìm kiếm khắp miền sơn lâm

Nhờ lặng lẻ âm thầm

Bất ngờ nhận được, không lầm chuyển luân.

Hôm nay, thật sự con mừng

Mừng vì sinh tử đã dừng với con

Linh sơn con quyết lòng son

Giữ môn thiền học thường còn thế gian.

Hể ai muốn hết gian nan

Chỉ cần Thanh tịnh, mới sang quê nhà

Lòng con xin nói hết ra

Cám ơn Đức Phật, con xa luân hồi.

Thiền Thanh kỳ diệu Phật ôi!

Chỉ cần thanh tịnh, luân hồi bỏ con

Con nay kính nguyện lòng son

Truyền môn thiền học, được còn mai sau.

ton-gia-ma-ha-ca-diep-1337-6108

Ngài Ma Ha Ca Diếp trình lên Đức Thế Tôn bài kệ 44 câu mà Ngài đã đạt được “Bí mật Thiền Tông” nhân ngài nhìn thấy cành hoa sen trên tay Đức Phật.

Đức Phật nói với các vị Tỳ kheo và đại chúng:

- Này các vị Tỳ kheo và đại chúng, hôm nay Như Lai kiểm thiền Thanh tịnh bằng cành hoa sen, 1.250 các ông, duy nhất chỉ có ông Ma Ha Ca Diếp nhận ra được chánh pháp nhãn tạng Niết bàn diệu tâm. Đây là pháp môn màu nhiệm mà Như Lai dạy nơi Thế giới này.

Như Lai dạy rõ Pháp môn Thanh Tịnh Thiền này được lưu truyền như sau:

Một, việc truyền Thiền Thanh Tịnh này, đúng 15 ngày sau, Như Lai sẽ làm lễ truyền thiền Thanh tịnh này cho ông Ma Ha Ca Diếp, để thay Như Lai dạy pháp môn thiền Thanh tịnh này, sau khi Như Lai diệt độ.

Hai, ông A Nan Đà và các đệ tử lớn của Như Lai cũng như đại chúng, thiết lập bàn hương và phẩm vật, để Như Lai làm lễ truyền thiền Thanh tịnh, trước sự chứng minh của Mười Phương Chư Phật, các ông hãy tựu hội về cho đầy đủ.

Vì sao các ông phải tựu hội?

- Vì đây là buổi lễ truyền thiền Thanh tịnh đầu tiên, cũng đồng nghĩa dòng chảy của “Mạch nguồn thiền Thanh tịnh” của Như Lai dạy đã khởi đầu tại đây. Mạch nguồn thiền Thanh tịnh này tiếp theo là 35 đời Tổ nữa, được phân chia như sau:

+ Ở nước Ấn Độ này, có 28 đời Tổ;

+ Nước lớn ở Phương Đông có 5 đời Tổ;

+ Còn nước nhỏ Phương Đông, cũng gọi là nước Rồng, có 3 đời Tổ.

Đến đây, Mạch nguồn thiền Thanh tịnh bị quên lãng, mãi đến đời Mạt Thượng pháp, ở tại đất Rồng mới có người nhận lại được. Người này cho pháp môn thiền Thanh tịnh phổ biến đi khắp Năm châu.

Ba, ông Ma Ha Ca Diếp, khi ông sắp tịch diệt, ông hãy truyền pháp môn Thanh tịnh thiền này lại cho ông A Nan Đà, để làm Tổ sư Thiền đời thứ hai. Như Lai dạy các ông như sau: Khi ông A Nan Đà nhận Tổ vị thứ hai, phải đổi danh là Thiền Tông.

Vì sao phải đổi danh như vậy?

Vì pháp môn Thanh tịnh thiền này, bắt đầu khởi dòng thiền của nó, tức nó được truyền theo “Tông pháp thiền” rõ ràng. Lần đầu tiên, Như Lai truyền thiền Thanh tịnh, người dự bao nhiêu cũng được, nhưng khi ông Ma Ha Ca Diếp truyền Thiền tông lại cho ông A Nan Đà, chỉ có ông A Nan Đà, ông Xá Lợi Phất, và các đệ tử lớn của Như Lai dự thôi.

Vì sao chỉ có ông Xá Lợi Phất và các đệ tử lớn cũng như những cư sỹ hiểu được thiền Thanh tịnh mới dự?

Vì ông Xá Lợi Phất đã được “Rơi vào Bể tánh Thanh Tịnh Phật tánh”, đồng nghĩa ông này đã vượt hơn cả “Bí mật Thiền Tông”. Nhưng vì ông Xá Lợi Phất chưa nhanh bằng ông Ma Ha Ca Diếp, hơn nữa, ông Xá Lợi Phất đến ngày ông A Nan Đà nhận Tổ vị thứ hai, ông Xá Lợi Phất đã trên 90 tuổi rồi. Còn các đệ tử lớn và những vị cư sỹ, các vị này đã hiểu được căn bản của Pháp môn Thiền Thanh Tịnh. Nếu nói theo Thanh tịnh thiền, các người này chỉ Giác ngộ “Yếu chỉ Thiền Tông” thôi.

Vậy, ngày trăng tròn tháng 2 này, Như Lai sẽ chánh thức hành lễ truyền Thanh tịnh thiền cho ông Ma Ha Ca Diếp. Vậy, các ông mỗi người một việc, lo buổi lễ này cho thật chu đáo, ai lo việc gì cố gắng cho tốt.

Đức Phật vừa nói xong, tất cả giải tán và lo công việc của mình.

Sáng ngày trăng tròn tháng 2, ban sáng, ánh sáng mặt trời nắng gắt chói chang, nhưng khi mặt trời vừa nhô lên đến lưng chừng núi, cũng là lúc Đức Phật và đệ tử của Ngài cũng như tất cả Ưu bà Tắc và Ưu bà di tập họp đông đủ. Bất ngờ, trên không trung mây ngũ sắc bao quanh núi Linh Sơn, làm bầu trời sáng rực và mát dịu.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Cuộc đời Tôn giả Mahã Kassapa qua kinh tạng Nikãya

Nhân vật Phật giáo 09:00 11/10/2024

Từ khi chào đời cho đến lúc nhập diệt, Ngài luôn sống trong thanh tịnh, hoàn thành chí nguyện xuất gia cũng như lối sống phạm hạnh đầu đà của mình.

Tôn giả Ananda và 8 đặc ân khi làm thị giả của đức Phật

Nhân vật Phật giáo 07:35 31/05/2024

Sau khi nghe Đại đức Ānanda giải thích ý nghĩa của mỗi đặc ân, Đức Phật chấp thuận đủ tám đặc ân của Đại đức Ānanda. Bắt đầu từ thời gian ấy, Đại đức Ānanda chính thức là thị giả thường trực ngày đêm lo chăm sóc, phục vụ Đức Thế Tôn, cho đến lúc Đức Thế Tôn tịch diệt Niết Bàn.

Thời niên thiếu của Tôn giả Mục-kiền-liên

Nhân vật Phật giáo 19:20 26/03/2024

Tôn giả Mục-kiền-liên, bậc Thánh đứng hàng thứ hai trong mười vị Đại đệ tử của đức Phật. Ngài được đức Thế Tôn khen ngợi là vị có thần thông đệ nhất và hiếu tâm lớn nhất trong hàng đệ tử xuất gia của Phật.

Thiền sư Khương Tăng Hội – Người khai sáng Thiền tông Việt Nam

Nhân vật Phật giáo 09:03 20/03/2024

Người khai sáng Thiền tông Việt Nam là Thiền sư Khương Tăng Hội – sơ Tổ của dòng phái Thiền Việt Nam, người đã có công góp phần xây dựng cơ sở nền móng hoạt động để Trung tâm Phật giáo thứ II ở vùng Đông Bắc Bộ phát triển từ thế kỷ thứ II đến thế kỷ thứ XI.

Xem thêm